Tinh giản nội dung dạy học trực tuyến, giảm áp lực cho học sinh

09:11 09/09/2021

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, dạy học trực tuyến là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, do phương thức dạy học online khác với dạy học trực tuyến nên để đảm bảo yêu cầu chất lượng, nhiều ý kiến đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cần rà soát, điều chỉnh nội dung, chương trình phù hợp, giảm áp lực cho học sinh.

Sau 3 ngày triển khai dạy và học trực tuyến, nhiều phụ huynh cho biết, số lượng các tiết học vẫn còn nhiều, một số lớp vẫn phải học 7 buổi/tuần, khá căng thẳng và áp lực cho học sinh. Chị Nguyễn Thanh Hà, phụ huynh có con học lớp 4 tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết: “Ở chương trình lớp 4, học sinh phải học thêm 2 môn Lịch sử, Địa lý nên thay vì học 5 buổi, các trường đều phải điều chỉnh thời khoá biểu tăng lên thành 7 buổi. Như vậy, có 2 ngày trong tuần các con phải học 2 buổi/ngày. Việc phải ngồi trước máy tính nhiều giờ đồng hồ khiến tôi rất lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thị lực của các con”.

htt1.jpeg -0
Nhiều phụ huynh lo lắng, việc ngồi trước máy tính nhiều giờ liên tục sẽ ảnh hưởng đến thị lực của học sinh.  (Ảnh minh hoạ)

Chị Trần Phương Loan, phụ huynh có con đang học tiểu học và THCS tại huyện Thanh Trì chia sẻ: “Mấy hôm nay, các con tôi đều phải học online liền mạch từ sáng sớm đến 11 giờ. Các con không được nghỉ giữa giờ trước khi chuyển sang tiết học mới như khi học trực tiếp nên cháu nào cũng kêu mệt, căng thẳng và mỏi mắt”.

Nhiều giáo viên cũng thừa nhận, trên thực tế, hiệu quả, chất lượng của dạy học trực tuyến không thể so với dạy trực tiếp, vì sự tương tác giữa giáo viên và học sinh có những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, về phương pháp giảng dạy, dạy trực tuyến khác với dạy trực tiếp, học sinh không thể ngồi trước máy tính học liên tục  4-5 tiết được vì sẽ ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe. Để đảm bảo chất lượng dạy học trực tuyến và không gây áp lực cho học sinh, thời khoá biểu chỉ nên thiết kế mỗi tiết học là 30 phút và mỗi buổi học 3 tiết là vừa sức với học sinh; cũng không nên học 2 buổi/ngày. Muốn vậy thầy cô chỉ dạy những kiến thức trọng tâm nhất với những yêu cầu cơ bản mà học sinh cần đạt được.

“Về lý thuyết là như thế nhưng trên thực tế, bản thân giáo viên cũng rất áp lực vì không thể tự ý cắt hay bỏ bớt nội dung, chương trình. Với những khó khăn nói trên, chúng tôi mong Bộ GD&ĐT cần có sự điều chỉnh giảm tải nội dung kiến thức, chương trình để phù hợp với việc dạy học trực tuyến, với tình hình dịch bệnh hiện nay ”- cô Nguyễn Quỳnh Nga, giáo viên tại một trường công lập trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) nêu ý kiến.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho biết: Thực hiện kế hoạch năm học mới trong bối cảnh đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cấp học rà soát điều chỉnh nội dung dạy học, đảm bảo chương trình nhưng tinh giản nội dung. Trước đây, Bộ GD&ĐT cũng đã có Công văn 3280 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Năm học này, Bộ GĐ&ĐT cũng sẽ tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng thiết thực, giảm và tiến tới bỏ hẳn những nội dung rườm rà, thiếu hiệu quả, đảm bảo phù hợp với bối cảnh dịch bệnh. Song song với việc này, dạy học trực tuyến làm sao để đảm bảo chất lượng, không quá tải cũng là một yêu cầu.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Thành, Bộ GD&ĐT đã có văn bản dạy học trực tuyến trên internet và truyền hình và tới đây sẽ tiếp tục tập huấn giáo viên về kỹ năng dạy học trực tuyến trên tinh thần khắc phục những hạn chế hiện nay. “Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã giao chúng tôi biên soạn tài liệu này, hiện các đơn vị chức năng đang hoàn thiện để sớm gửi các thầy, cô nhằm tổ chức các giờ học trực tuyến nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, thay vì ngồi trước màn hình thì học sinh có thể tự chủ trong giờ học. Trong trường hợp không có internet, có thể phát các tài liệu trên truyền hình hoặc copy vào USB, VCD để nhờ cộng đồng hỗ trợ, giúp các em tiếp cận các học liệu này”- ông Thành nói.

Huyền Thanh

Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan An ninh và Tư lệnh Cảnh sát Liên bang Brazil thống nhất tăng cường hợp tác trong phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, khủng bố quốc tế và tội phạm mạng, đồng thời đẩy mạnh chia sẻ thông tin, đào tạo cán bộ và phối hợp hành động vì an ninh khu vực và toàn cầu.

Bộ Tài chính mới đây đã có Văn bản số 10038/BTC-QLĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị nhiều nội dung nhằm bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, đúng quy định lựa chọn nhà thầu tại gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước (cũ) nay là tỉnh Đồng Nai.

Sau vụ cháy khiến 8 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại cư xá Độc Lập (hẻm 80, đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TP Hồ Chí Minh), chính quyền địa phương đã yêu cầu các hộ dân chiếm dụng hành lang cư xá, lắp đặt các “lồng sắt” ở các cửa sổ phải tháo dỡ, đề phòng cháy nổ…

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Chánh án TAND Hà Nội đề xuất TP hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo các trụ sở tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện hiện có để sử dụng làm trụ sở TAND khu vực; xem xét bố trí tạm thời các trụ sở dôi dư, trụ sở chưa sử dụng trên địa bàn làm nơi làm việc và xét xử.

Xác thực truy xuất nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Các chuyên gia tin tưởng, bằng việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, và cạnh tranh.

Ngày 8/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra (lần 3, sau nhiều lần điều tra bổ sung) vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi phường Gia Định (phường 3, quận Bình Thạnh cũ). Trong kết luận lần này, số tiền cựu Trưởng ban quản trị chung cư Miếu Nổi và đồng phạm tham ô tài sản được xác định là 1,2 tỷ đồng (trước đó là 2,5 tỷ đồng).

Sáng 8/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Văn Vương (SN 1973, trú tại thôn Kim Long Trung, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên (cũ), Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tử hình về tội “Giết người”. Vương là đối tượng đã ra tay thảm sát cả gia đình mình  đầu năm 2025 gây rúng động dư luận.

TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.

Từ mẫu ADN của các thân nhân, bước đầu cơ quan chức năng đã xác định được danh tính 16 liệt sĩ chưa biết tên, trong đó có 2 liệt sĩ quê ở xã Nga An và xã Đông Thành, tỉnh Thanh Hoá. Đây là kết quả bước đầu, minh chứng hiệu quả  của Đề án thu nhận mẫu ADN các thân nhân liệt sĩ chưa tìm được hài cốt do Bộ Công an triển khai thực hiện trên toàn quốc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.