Tranh luận trái chiều về cách dạy chữ "P" trong SGK Tiếng Việt lớp 1

08:58 26/02/2022

Sự việc một nhà giáo tại Hà Nội gửi thư ngỏ cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phản ánh sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" của NXB Giáo dục không dạy chữ "P" độc lập đã làm nóng dư luận.

Ngay trong đội ngũ giáo viên, những người trực tiếp dạy học cũng đang có những ý kiến trái chiều xung quanh việc dạy chữ "P" trong SGK Tiếng Việt lớp 1.

Trong bức thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, nhà giáo Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Hà Nội) phản ánh SGK Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy chữ "P" độc lập. Theo ông Vịnh, SGK cho học sinh phổ thông, nhất là ở cấp tiểu học, phải có tính phổ quát tới 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, chứ không phải chỉ dạy riêng cho học sinh người Kinh.

Ảnh minh họa: Cách dạy chữ "P" trong SGK lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" đang tạo ra tranh luận khác nhau ngay trong chính đội ngũ giáo viên.

Thực tế cho thấy, rất nhiều từ chỉ địa danh, tên người của đồng bào dân tộc thiểu số có chữ P đứng trước nguyên âm. Nếu sách không dạy chữ "P" thì trẻ em các vùng này sẽ đọc như thế nào về tên người, địa danh ở nơi mình sinh sống.

"29 chữ cái, trong đó có chữ P được Nhà nước quy định trong Hiến pháp nên không được bớt. Còn Bộ GD&ĐT chỉ quy định mẫu chữ thôi. Nếu bỏ đi dù chỉ một chữ cũng là thiếu hụt ghê gớm", ông Vịnh nêu quan điểm. Ông Vịnh cũng đề nghị các cơ quan hữu trách cần vào cuộc yêu cầu NXB Giáo dục Việt Nam phải bổ sung ngay chữ "P", đưa nó trở lại mục lục của cuốn sách, ngang bằng với các chữ cái khác trong bộ chữ cái tiếng Việt đã được pháp luật quy định.

Về vấn đề này, chia sẻ với PV Báo CAND, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng Chủ biên SGK lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" khẳng định, bảng chữ cái trong SGK tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" có đầy đủ 29 chữ cái theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT (trang 12, tập 1). Đây là quy định "cứng", không có bất kỳ bộ SGK nào dám thay đổi và không có lý do gì để thay đổi.

Ở nhiều bài học trong bộ sách này, học sinh được học và luyện viết chữ "P" qua ngữ liệu là những từ như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen… (trang 78, 118, 120, 124… tập một). Ở tập hai, trong các văn bản đọc thì số các từ có chữ "P" không thể tính hết. Do vậy, ý kiến cho rằng, SGK Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" là hoàn toàn không có cơ sở.

Cũng theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, về cách dạy âm "P", tất cả các bộ sách Tiếng Việt 1 đều phải đạt được mục tiêu: Học xong lớp 1, học sinh có khả năng đọc được các từ như đèn pin, Sa Pa, Nậm Pì… Tuy nhiên, các bộ sách có thể có những cách khác nhau và hiện có 2 cách dạy phổ biến. Cách thứ nhất dạy âm đầu "P" (âm pờ) trong bài dạy âm "PH" (âm phờ). Trước khi học âm "PH", các em được luyện đọc âm "P", chứ không học âm "P" riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu "P". Cách thứ hai dạy âm "P" riêng và đưa những "từ ứng dụng" như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để học sinh tập đọc và phát triển vốn từ.

"SGK tiếng Việt 1 của Bộ GD&ĐT theo chương trình tiếng Việt năm 2000 đã áp dụng cách thứ nhất và rất quen thuộc với đông đảo giáo viên dạy tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong 20 năm qua. SGK Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" cũng kế thừa cách dạy này. Sau khi làm quen, tập đọc âm "P" ngay trước khi học âm "PH", học sinh được luyện đọc âm đầu "P" trong một số bài học sau đó.

Chẳng hạn, khi học vần "IN", các em luyện đọc và viết từ đèn pin (trang 78, tập 1), luyện đọc từ Sa Pa trong đoạn văn viết về Tây Bắc (trang 105 tập 1) và trong bài đọc Ruộng bậc thang ở Sa Pa (trang 154, tập 2)", ông Hùng cho hay.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" có dạy đầy đủ 29 chữ cái của tiếng Việt theo đúng quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ GD&ĐT. Trong đó, chữ "P" được dạy nhiều lần qua các ngữ liệu như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen (trang 78, 118, 120, 124 tập 1).

Vấn đề chỉ là SGK Tiếng Việt 1 của bộ sách này dạy âm "P" với tư cách âm đầu chứ không dạy tách riêng như các chữ cái khác. Mặc dù việc lựa chọn cách dạy này không phải xa lạ khi mà SGK Tiếng Việt 1 của Bộ GD&ĐT theo chương trình Tiếng Việt năm 2000 được sử dụng trong 20 năm qua cũng dạy theo cách này. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân gây tranh cãi.

Ngay trong đội ngũ giáo viên, những người trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt hiện cũng đang có những ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này. Luồng ý kiến thứ nhất đồng tình với cách dạy chữ "P" của SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" khi cho rằng, điều này dù không theo thông lệ của bảng chữ cái nhưng nó phù hợp với logic thực tế, giúp học sinh dễ học, dễ tiếp nhận.

Luồng ý kiến thứ hai lại cho rằng, việc không dạy chữ "P" thành một bài độc lập giống như các chữ cái khác là một thiếu sót, bởi trong bảng chữ cái có sự hiện diện của chữ "P". Luồng ý kiến thứ ba đưa ra quan điểm, mặc dù SGK lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống", chữ "P" không được nêu tách biệt trong mục lục hoặc trong tiêu đề, nhưng nhóm biên soạn cũng đã đan cài vào trong các bài học. Tuy vậy, để không gây tranh cãi, nhóm biên soạn SGK bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" có thể giới thiệu chữ "P" độc lập, bình thường và ngang bằng với các chữ cái khác giống như 28 chữ cái còn lại.

Huyền Thanh

Dùng dây thừng làm ròng rọc đưa lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân vùng bị cô lập hoàn toàn; sáng tinh sương nghe điện thoại cầu cứu đã kịp thời có mặt đưa người bệnh đi cấp cứu trong mưa lũ; hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ Công an bám các điểm ngập sâu để cứu dân, hỗ trợ khi cần thiết… Công an Quảng Bình đang thắp sáng hình ảnh đẹp: hết mình phục vụ nhân dân.

Nhặt được túi xách bên trong có hộ chiếu, máy tính bảng cùng ví tiền và giấy tờ tùy thân của 2 người nước ngoài đánh rơi trên đường, ông Hoàng Ngọc Hội và bà Phạm Thị Châu (người dân xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đã chủ động đến Công an xã trình báo, nhờ tìm người đánh rơi để trao trả lại tài sản.

Ngày 29/10, Đoàn công tác Bộ Công an do Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Bảo Yên, Công an huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) về công tác khắc phục hậu quả sau mưa lũ; công tác xây dựng nhà cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão, lũ, giúp người dân sớm ổn định chỗ ở, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình.

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh) bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” với tổng số tiền hơn 14 tỷ đồng từ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn và bị cáo Trần Văn Tuynh. Đến nay, bị cáo Nguyễn Nhân Chiến đã nộp lại toàn bộ các khoản tiền hưởng lợi bất hợp pháp.

Theo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (An ninh mạng) Công an TP Đà Nẵng, đã xuất hiện hình thức lừa đảo trực tuyến mới giả mạo Cục hàng không Việt Nam để lừa đảo thông báo chuyến bay bị hủy.  Yêu cầu người dân truy cập vào trang website giả mạo, để đặt lại vé nhằm thu thập dữ liệu cá nhân và lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

Trong hai ngày qua, do ảnh hưởng của bão Trà Mi, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 250 - 740mm. Với tinh thần vì nhân dân phục vụ, Công an Quảng Bình đã ngày đêm đồng hành cùngngười dân, kịp thời di dời dân ra khỏi nơi nguy hiểm.

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - Mã chứng khoán: HDB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với lợi nhuận trước thuế đạt tới 12.655 tỷ đồng, tăng 46,6% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE 26,7%, tỷ lệ nợ xấu (theo quy định của NHNN) thấp chỉ 1,46%. Ngân hàng đang triển khai chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%.

Sáng 29/10, cường độ mưa ở hầu hết các địa phương tại Quảng Trị bắt đầu giảm dần. Nước trên các con sông, đường giao thông và khu dân bị ngập lụt bắt đầu rút, để lộ ra những vạt bùn non khổng lồ. Công an các đơn vị tỉnh, huyện và xã cùng các lực lượng tại chỗ suốt nhiều giờ đồng hồ giúp dân cào quét, làm sạch bùn non, ổn định cuộc sống trở lại.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文