Ưu tiên các điều kiện triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 6

11:52 13/08/2021

Trong 2 ngày 12 và 13/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục Trung học bằng hình thức trực tuyến với 63 tỉnh thành toàn quốc.

Một trong những vấn đề nóng tại Hội nghị là việc triển khai chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới đối với lớp 6 trong năm học 2021-2022 được thực hiện như thế nào để đảm bảo chất lượng, nhất là trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho biết: Trong bối cảnh phải ứng phó với dịch COVID-19, ngành Giáo dục nói chung và giáo dục Trung học nói riêng đã chủ động, kịp thời điều chỉnh kế hoạch năm học, vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học, tinh giảm chương trình giáo dục phổ thông học kỳ II, điều chỉnh quy định đánh giá cuối năm học.

Ưu tiên các điều kiện triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 6 -0
 Năm học 2021-2022 là năm đầu tiên áp dụng chương trình, SGK mới đối với học sinh lớp 6.

Các cơ sở giáo dục đã tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình, phù hợp với điều kiện triển khai của nhà trường, nhờ đó, chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững. Giáo dục mũi nhọn cũng đạt được kết quả tích cực khi Việt Nam có 37 lượt học sinh tham gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực thì cả 37 em đều đoạt giải với 12 Huy chương Vàng, 13 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen. Tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF), 1 dự án của học sinh Việt Nam đã đạt giải Ba và 2 dự án đoạt 3 giải đặc biệt do các hiệp hội và tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp trao tặng.

Đặc biệt, chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới bắt đầu áp dụng từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6 cấp THCS, các địa phương, cơ sở giáo dục đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, chủ động khắc phục khó khăn để triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên. Tính đến cuối năm học 2020-2021, đã có hơn 579.000 lượt giáo viên trung học được bồi dưỡng các modul 1,2,3 về Hướng dẫn thực hiện chương trình mới; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Từ các SGK lớp 6 biên soạn theo chương trình GDPT mới được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, 63 tỉnh thành phố đã tổ chức lựa chọn sách theo quy định của Thông tư số 25.

Tại Hội nghị, đại diện các Sở GD&ĐT địa phương đều khẳng định tinh thần chủ động, sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn nhằm chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để thực hiện chương trình, SGK mới đối với lớp 6.

Ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh cho biết: Tỉnh đã rà soát, tập huấn, chuẩn bị kịch bản sẵn sàng nếu dịch bệnh xảy ra vẫn có thể triển khai được chương trình. Tuy vậy, ông Tuế cũng thừa nhận, khó khăn đặt ra là thời gian bồi dưỡng trực tiếp giáo viên dạy chương trình mới còn hạn chế, chủ yếu bồi dưỡng trực tuyến; đội ngũ giáo viên cốt cán có biến động về khách quan, chủ quan; giáo viên được đào tạo đơn môn nhưng tới đây dạy liên môn nên khó khăn.

Đại diện Sở GD&ĐT Tiền Giang cũng khẳng định, dù là địa phương hiện đang nằm trong vùng tâm dịch COVID-19 với số ca nhiễm mới vẫn ở mức cao mỗi ngày song tỉnh đã chủ động đưa ra các phương án cho năm học mới. Lo lắng của địa phương hiện nay là do ảnh hưởng của dịch nên một số công việc như sửa chữa trường lớp, cải tạo cơ sở vật chất, tập huấn giáo viên sẽ bị ảnh hưởng.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, đội ngũ quyết định chất lượng giáo dục chính là các nhà giáo nên yêu cầu các Sở GD&ĐT quan tâm chăm lo cho giáo viên, chú ý bảo đảm đủ số lượng giáo viên cho các môn học, bậc học, trong đó ưu tiên cho việc triển khai chương trình, SGK mới đối với lớp 6; đồng thời, triển khai giải pháp hỗ trợ cho học sinh trong thời gian các em phải học tập trực tuyến; củng cố thư viện trường học để hỗ trợ học liệu, SGK cho học sinh; tổ chức các khóa tập huấn để nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến cho đội ngũ giáo viên.

Huyền Thanh

Chúng tôi đến với Lạng Sơn những ngày đầu tháng 4, dọc đường hoa gạo vẫn chưa hết rực đỏ. Chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ trên đường cao tốc từ Hà Nội tới thành phố Lạng Sơn, đi tiếp chừng 30 cây số nữa, chúng tôi đến với địa bàn xã biên giới Tân Thanh, huyện Văn Lãng - nơi mà trong ký ức của chúng tôi chục năm về trước, Tân Thanh luôn tấp nập, nhộn nhịp bởi những khu chợ biên giới sầm uất, mà bất cứ ai khi ghé thăm Lạng Sơn, dù đường đi có vất vả đến mấy cũng vẫn muốn được đến chợ cửa khẩu Tân Thanh để tranh thủ mua sắm.

Với chiều dài hơn 60km, tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng, dự án đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay còn vướng mắc ở nhiều đoạn, tuyến do vướng khâu mặt bằng, buộc nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”. Mặc dù chính quyền đã quyết liệt vào cuộc, song nhiều hộ gia đình vẫn cố thủ, không chấp thuận các phương án đền bù dẫn đến dự án chậm tiến độ.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (20/4), khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ đã có nắng nóng, có nơi nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ như: Phù Yên (Sơn La) 39.4 đô, Hòa Bình 39.5 độ, Cao Bằng 39.1 độ, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 38.2 độ, Ayunpa (Gia Lai) 38.3 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.

Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ công bố lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp Lễ Phục sinh, giới phân tích quốc tế đã lập tức bị cuốn vào vòng xoáy câu hỏi về động cơ thực sự của Điện Kremlin. Đằng sau một tuyên bố mang tính biểu tượng tôn giáo, phải chăng là những tính toán chiến lược phức tạp? Đây có phải là nỗ lực chân thành nhằm mở lối cho hòa đàm, hay chỉ là bước đi tạm thời để hóa giải áp lực ngoại giao từ phương Tây và đặt Kiev vào thế khó?

Với những kết quả, thành tích đã đạt được, Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Đồng Nai đã vinh dự được Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba; Huân chương Quân công hạng Ba và nhiều khen thưởng thành tích xuất sắc trong công tác, chiến đấu…

Trong bối cảnh làn sóng bảo hộ thương mại ngày càng rõ nét, nhiều quốc gia đã chọn cách tiếp cận thận trọng trước chính sách thuế quan cứng rắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thay vì đáp trả tương xứng, các nền kinh tế lớn như Liên minh châu Âu (EU), Canada hay Anh đang tính toán kỹ lưỡng nhằm tránh rơi vào một cuộc chiến thương mại toàn diện - điều có thể gây tổn thất sâu rộng không chỉ cho Mỹ mà cả phần còn lại của thế giới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.