Xét tuyển đại học sớm tác động tiêu cực đến giáo dục phổ thông

14:37 09/08/2024

Ngày 9/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị giáo dục đại học năm 2024. Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, hiện có quá nhiều phương thức tuyển sinh gây "rối" hệ thống, cần xem xét loại bỏ bớt các phương thức xét tuyển sớm gây nhiều "hệ lụy" và không đảm bảo công bằng.

Báo cáo tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết: Công tác tuyển sinh đại học năm 2024 tiếp tục có những ưu điểm tạo thuận lợi hơn cho thí sinh như việc ứng dụng công nghệ thông tin cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển theo ngành/chương trình đào tạo, không theo tổ hợp và phương thức xét tuyển đã đơn giản hóa nhiều quá trình đăng ký của thí sinh. 

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và các đại biểu chủ trì hội nghị.

Việc đăng ký xét tuyển, nộp lệ phí xét tuyển thực hiện hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia; việc xử lý nguyện vọng chung trên hệ thống xét tuyển đã giảm được tình trạng thí sinh ảo, giúp các trường rút ngắn thời gian xét tuyển, cũng tạo điều kiện cho thí sinh có cơ hội trúng tuyển theo nguyện vọng thí sinh yêu thích, mong muốn nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển. Các đơn vị liên quan đã nỗ lực nâng cao chất lượng tuyển sinh, từ việc tư vấn, hướng dẫn thí sinh đến việc xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, xử lý rủi ro cho thí sinh.

Quy mô đào tạo đại học chính quy năm nay có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2023. Trong đó phải nói đến sự tăng đáng kể của lĩnh vực toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm và thủy sản, thú y (khối ngành này tăng 62.060 sinh viên với tỉ lệ 10,59% so với năm 2023). Điều này cho thấy các cơ sở đào tạo đã quan tâm đến xu hướng phát triển bền vững, phát triển các ngành kỹ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học cũng thừa nhận, việc các cơ sở đào tạo thực hiện tuyển sinh theo nhiều phương thức cũng gây khó khăn cho thí sinh trong quá trình lựa chọn. Phương thức xét tuyển sớm và sự công bằng, khách quan giữa các phương thức xét tuyển, giữa các cơ sở đào tạo vẫn chưa hoàn toàn được khắc phục. Tuyển sinh năm 2024 vẫn còn trường có quá nhiều phương thức, phương án xét tuyển phức tạp, nhiều nơi chưa đảm bảo công bằng, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, gây khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được thí sinh ảo.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị.

Chia sẻ tại Hội nghị, PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho biết: Hiện có quá nhiều phương thức tuyển sinh, gây “rối” cho các trường trong xét tuyển. Ông Phúc cũng đề nghị nên bỏ phương thức tuyển sinh sớm, lúc đó các thí sinh chưa hoàn thành chương trình đào tạo THPT học kỳ cuối, nhiều tư vấn tuyển sinh yêu cầu thí sinh phải để nguyện vọng xét tuyển sớm lên trên, như vậy thiếu sự công bằng, hạn chế cơ hội của thí sinh. "Năm 2022, Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh đã gửi một phương án tuyển sinh tổng hợp, trong đó lấy tất cả các tiêu chí, kể cả kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cả tiêu chí kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, cả tiêu chí học bạ. Với sự tổng hợp các tiêu chí như vậy, sẽ tạo sự công bằng cho tất cả thí sinh"-ông Phúc cho hay.

 GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên đề xuất nên giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ. Theo ông Giang, hiện có quá nhiều phương thức tuyển sinh, chỉ 3-5 phương thức là được, nhiều phương thức tuyển sinh quá không công bằng với thí sinh. Mặt khác, Bộ GD& ĐT nên quan tâm tới chính sách cho học sinh dân tộc thiểu số, đối tượng khó khăn, đặc biệt là chủ trương phát triển nguồn nhân lực của các vùng. Nếu không quan tâm tới đối tượng này, sẽ không đảm bảo nguyên tắc công bằng, không giữ được mục tiêu đảm bảo chất lượng. 

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cũng cho rằng, xét tuyển sớm có mặt tích cực nhưng cũng có mặt tiêu cực là làm học sinh phân tán. “Nhiều học sinh khi biết mình đủ điều kiện đỗ sớm thì học kỳ 2 không học. Đây là đề nghị đáng quan tâm vì quan trọng nhất là phải bảo đảm công bằng với mọi thí sinh”-ông Sơn nói.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Ngành giáo dục đang đứng trước thách thức đổi mới công tác tuyển sinh để hô ứng với toàn bộ đổi mới từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều đổi mới. Các trường đại học cần có trách nhiệm hơn với giáo dục phổ thông.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, việc xét tuyển sớm có tác động tiêu cực với giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối cùng của cấp học này, nên thời gian tới cần xem xét. Các học sinh xét trúng tuyển sớm sẽ không học nữa; các trường chỉ yên tâm cho số sẽ vào trường mình, số còn lại để tuyển sinh sẽ rất ít, điểm lên rất cao, tạo ra sự bất công bằng trong cơ hội được vào các trường đại học tốt. Việc này về phía Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc để đưa vào định hướng tuyển sinh của năm sau.

Người đứng đầu ngành giáo dục và đào tạo cũng lưu ý, không nên sử dụng quá nhiều phương án xét tuyển, càng đơn giản càng tốt, thuận cho học sinh, cho xã hội. Các đại học tự chủ có tự chủ cao trong vấn đề tuyển sinh nhưng không có nghĩa thích làm gì thì làm. Tự chủ là tự chủ trong khuôn khổ các quy định; tự chủ nhưng phải để cao trách nhiệm xã hội.

Thu Phương-Huyền Thanh

Mỗi quốc gia cần xây dựng một cộng đồng có trách nhiệm và xây dựng mạng lưới hợp tác an ninh cộng đồng. Thúc đẩy nghiên cứu, tìm hiểu những thành tựu, mô hình, kinh nghiệm trên thế giới, rút ra cách làm hay, kinh nghiệm tốt, từ đó, nâng cao tư duy, năng lực quản trị xã hội trong bảo đảm an ninh cộng đồng.

Sáng 12/9, thông tin từ Công an xã Cuối Hạ (huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình) cho biết, 2h sáng cùng ngày, trên địa bàn xóm Má Mư xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng làm 2 vợ chồng trong một gia đình tử vong, lực lượng chức năng đã cứu được 1 cháu bé 6 tuổi.

Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Lào Cai, 12 xã đang bị cô lập hoàn toàn do các tuyến đường kết nối bị ngập nước, hoặc bị sạt lở, đường giao thông không thể kết nối được. 

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Thiếu tá Nguyễn Hoàng Lê Văn, cán bộ Công an xã Minh Côi và Thượng uý Nguyễn Hoài Nam, cán bộ Đội CSĐT tội phạm về hình sự, kinh tế, ma tuý, Công an huyện Hạ Hoà đã bị thương. Hiện, đồng chí Văn đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ; đồng chí Nam đang được bác sỹ, điều dưỡng của Bệnh viện Công an tỉnh khám và điều trị tại Công an huyện.

Chiều 11/9, Công an huyện Tứ Kỳ và CBCS các đơn vị của Công an tỉnh Hải Dương được tăng cường, phối hợp cùng các lực lượng chức năng và ban ngành đoàn thể của các địa phương trong vùng trọng yếu đã tổ chức vận động, hỗ trợ di dời được 3.000 người dân đến nơi tránh bão an toàn.

Do ảnh hưởng của bão số 3, từ chiều 10/9 mưa lớn kéo dài trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh khiến nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn trên một số đoạn đê. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, Công an thị xã Đông Triều đã huy động tối đa lực lượng cơ động tích cực phối hợp các lực lượng chức năng và nhân dân xuyên đêm dầm mưa, đắp đê, ngăn lũ.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (12/9), khu vực Việt Bắc và đồng bằng Bắc Bộ đã có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; riêng Hòa Bình và khu vực Bắc Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa nhiều nơi trên 100mm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文