Dự án thành phần cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt:

Sắp về đích, vẫn loay hoay giải phóng mặt bằng

05:56 20/02/2023

Theo kế hoạch, dự án thành phần cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ hoàn thành vào tháng 5/2024. Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau hơn 33 tháng thi công, giá trị sản lượng của các nhà thầu chỉ mới đạt hơn 2.046 tỷ đồng, tương đương khoảng 25% giá trị hợp đồng. Ngoài nguy cơ chậm tiến độ hiện hữu, công tác giải phóng mặt bằng hiện nay vẫn chưa xong, nhiều nơi đang vướng mắc cục bộ.

Dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc Dự án xây dựng một số đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Đây là dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), có chiều dài 49,3km, điểm đầu tại Km430+000 thuộc địa phận xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu (Nghệ An) và điểm cuối tại Km479+300 thuộc địa phận xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

caotoc-1.jpg -0
Hiện trạng công trường cầu Hưng Đức trên tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt nối hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh (tháng 2/2023).

Tổng vốn đầu tư là 11.157,82 tỷ đồng, gồm 4 gói thầu xây lắp, doanh nghiệp dự án là Công ty CP Phúc Thành Hưng, các nhà đầu tư gồm Liên danh Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 - Công ty TNHH đầu tư Núi Hồng - Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Vina2.

Dự án được khởi công vào tháng 5/2021, theo kế hoạch thì đến tháng 5/2024 sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, tính đến tháng 2/2023, giá trị sản lượng của các nhà thầu thi công dự án thành phần này chỉ mới đạt hơn 2.046 tỷ đồng, tương đương 1/4 giá trị hợp đồng, trong khi thời gian để dự án về đích chỉ còn khoảng 16 tháng.

Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thì trong số 3 dự án PPP của cao tốc Bắc - Nam đang triển khai hiện nay, bao gồm đoạn Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt thì chỉ có đoạn Nha Trang - Cam Lâm là có sản lượng thi công đáp ứng được yêu cầu, với hơn 64% giá trị hợp đồng.

Đáng lo ngại nhất là cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt, với lũy kế sản lượng thi công tính đến đầu tháng 2/2023 của dự án này mới chỉ đạt 25% giá trị hợp đồng, chậm 3,98% so với tiến độ điều chỉnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dự án thi công chậm tiến độ như ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời tiết không thuận lợi, giá thành tăng cao, vật liệu khan hiếm, năng lực tài chính của một số nhà thầu không đảm bảo… Trong đó, đáng quan ngại là đến nay, dự án vẫn đang còn vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng (GPMB).

Cụ thể, theo báo cáo của doanh nghiệp dự án thì đến tháng 2/2023, Ban quản lý Dự án 6 và Hội đồng GPMB địa phương đã giải phóng xong 49,30/49,30km, đạt 100% phần tuyến và đã bàn giao cho doanh nghiệp dự án theo biên bản bàn giao được các bên ký. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình triển khai thi công, hiện còn vướng mắc cục bộ nhiều vị trí.

Trong đó, tại huyện Diễn Châu (Nghệ An), hiện vẫn còn vướng 2 ngôi mộ khu nghĩa trang xóm Tây Thọ, xã Diễn Thọ do chưa di chuyển; GPMB thiếu phạm vi mặt bằng cải mương thoát nước đoạn Km436+717 - Km436+800 tại xóm 4, xã Diễn Phú và vướng khoảng 50 cây thông trong phạm vi 200m2 phần diện tích rãnh đỉnh hầm phía Bắc hầm Thần Vũ chưa được chặt bỏ để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu.

Trong khi đó, tại huyện Nghi Lộc (Nghệ An), tại xã Nghi Phương còn vướng hàng rào, cây xà cừ của các hộ dân do chưa đền bù. Trên địa bàn huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), tại xã Hưng Yên Nam có 20 hộ dân có ruộng nhưng chưa được đền bù dẫn đến không thể GPMB để thi công đường gom và cống; GPMB tuyến chính thiếu chiều rộng khoảng 3m tính từ mái chân ta luy ra tại đoạn Km458+700 - Km459+500, tương ứng với 847,46m2, tại thôn Phúc điền, xã Hưng Tây; vướng mặt bằng thi công tuyến qua ruộng của 10 hộ dân tại xóm 7, xã Hưng Đạo; vướng trạm bơm kênh Xuân Đào và mặt bằng trụ T3 cầu Hưng Thắng 1 tại xóm 3, xã Hưng Nghĩa và vướng 480m2 đất bãi cát, đường điện ngầm, nhà xưởng của một bãi tập kết vật liệu xây dựng tại xóm 6, xã Hưng Đạo. Ngoài ra, cũng trên địa bàn huyện này đang có 3 hộ gia đình chưa bàn giao GPMB, cùng với đó là một số vị trí phát sinh, do thay đổi phương án thiết kế dẫn đến vướng mắc mặt bằng.

Cùng với đó, hạ tầng kỹ thuật đến nay vẫn còn vướng mắc tại nhiều vị trí. Trong đó, từ tháng 3/2022 đến nay, UBND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) đã liên tiếp có hàng chục văn bản về việc chấn chỉnh, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án di đời đường dây 110Kv, 220Kv phục vụ GPMB thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn.

Theo đó, đơn vị thi công hạ tầng di dời lưới điện trên địa bàn huyện này là Liên danh Công ty CP phát triển năng lượng Thủ Đô, Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 1 - Đại Mỗ, cùng có trụ sở tại Hà Nội và Công ty TNHH Phương Hạnh (Thanh Hóa).

Tổng gói thầu thi công dự án đường điện này là hơn 25,6 tỷ đồng. Quá trình thi công, các doanh nghiệp triển khai quá chậm, buộc UBND huyện Hưng Nguyên phải liên tục đốc thúc, nhưng tiến độ của dự án vẫn không đạt yêu cầu so với kế hoạch. Đến ngày 16/2/2023, gói thầu này vẫn còn 7 vị trí đường điện chưa di dời, trong đó có 3 vị trí đường điện cao thế và 4 vị trí đường điện trung thế.

Theo văn bản mới nhất mà BQLDA huyện Hưng Nguyên gửi đốc thúc các nhà thầu, chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị thi công tập kết máy móc, vật liệu và nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo hoàn thành theo tiến độ đã kí kết. “Nếu nhà thầu không thực hiện thì BQLDA huyện sẽ tiến hành thu hồi tạm ứng và tổ chức nghiệm thu khối lượng đã hoàn thành đến thời điểm hiện tại, thanh toán cho nhà thầu và chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng”, trích văn bản của chủ đầu tư gửi các đơn vị thi công.

Theo lãnh đạo huyện Hưng Nguyên, nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm trễ tiến độ là do nhà thầu chưa quyết liệt huy động vật tư thiết bị, nhân lực tập trung thi công theo tiến độ. Theo doanh nghiệp dự án, một số vị trí vướng đường điện cao thế chưa di dời mà tại đó có xử lý nền đất yếu, nếu không di dời sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác xử lý đất yếu, gia tải, chờ lún dẫn tới chậm tiến độ.

Thiên Thảo

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến và ông Simon Spoerri, Phó Tư lệnh Cảnh sát Liên bang Thụy Sĩ đánh giá, kết quả hợp tác giữa lực lượng Cảnh sát hai nước thời gian qua đã giúp đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân của mỗi quốc gia, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của hai nước.

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 22/1, tại Hà Nội, Đoàn Tổng Giáo phận Hà Nội do Tổng Giám mục Vũ Văn Thiên làm Trưởng đoàn; Đoàn Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, Uỷ viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự làm Trưởng đoàn và Đoàn Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) do Mục sư Nguyễn Hữu Mạc, Phó Hội trưởng thứ nhất làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng hoa, chúc mừng năm mới lực lượng CAND.

Ngày 22/1, một lãnh đạo Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phối hợp cùng một số đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh và Cục An ninh mạng phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an triệt phá nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân.

Chiều 22/1, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Trần Đình Nghĩa (Trưởng phòng CSGT Công an TP Hà Nội), Đội Cảnh sát đường thủy số 1 đã phối hợp với Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên đường thủy nội địa (Cục CSGT) và Công an huyện Mê Linh (Hà Nội) tạm giữ 6 đối tượng, 2 phương tiện thuỷ khai thác cát trái phép quy mô lớn trên sông Hồng.

Cách đây hơn 3 tháng, khi cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng, nhiều tỉnh, thành phố thiệt hại nặng nề cả người lẫn tài sản. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái”, Báo CAND đã phát động chương trình ủng hộ bà con vùng bão lũ. Trong số các nhà hảo tâm có vợ chồng ông bà Phạm Văn Thủy - La Tú Phiên, Tổng Giám đốc Công ty Sunrise (Mỹ) đã dành số tiền1 tỷ đồng gửi gắm Quỹ Xã hội - Từ thiện (XHTT) Báo CAND để ủng hộ bà con.

Chiều 22/1, ông Trần Bùi Quốc Bình, Chủ tịch UBND xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) xác nhận cơ quan Công an đã tạm giữ 3 người để điều tra nghi án shipper Trần Thành (SN 1994, trú thôn Nhơn Thọ 1, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang) bị đánh chấn thương sọ não dẫn đến tử vong.

Một quan chức hàng không của Hàn Quốc được phát hiện đã tử vong tại nhà riêng, người này tại vị khi vụ tai nạn máy bay Jeju Air diễn ra nhưng không bị điều tra, ngoài ra, cơ quan chức năng nước này cũng tiến hành một số thay đổi về cấu trúc sân bay để tránh các vụ tai nạn tương tự có thể xảy ra. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.