Không huy chương nhưng vẫn là một phần của lịch sử

08:12 16/09/2016
Thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội thể Thao người khuyết tật thế giới 2016 (Paralympic 2016) đã thăng hoa với nhiều huy chương của Lê Văn Công, Võ Thanh Tùng, Đặng Thị Linh Phượng, Cao Ngọc Hùng. Dù vậy, trong 11 tuyển thủ góp mặt, với một số cá nhân không giành được huy chương tại Paralympic 2016 thì họ cũng có sự ghi nhận nỗ lực của mình và đáng trân trọng...

Chưa ai qua được Tuyết Loan

Nói về lực sĩ thể thao người khuyết tật Châu Hoàng Tuyết Loan, ai cũng phải nể phục. Sự kính nể ấy là bởi thêm lần dự Paralympic 2016 tại Rio de Janeiro (Brazil) năm nay, chị đã có 4 lần tham dự các kỳ Paralympic. Đây là thành tích chưa một vận động viên thể thao người khuyết tật Việt Nam nào có được.

Chuẩn bị cho Paralympic 2016, Tuyết Loan không có danh sách ban đầu. Phút chót, khi Hiệp hội Thể thao người khuyết tật thế giới loại tuyển thủ của Nga, lực sĩ Châu Hoàng Tuyết Loan của chúng ta mới biết mình được thay thế nhận vé chính thứ đi Brazil đầy bất ngờ.

Thời điểm Tuyết Loan nhận thông tin có vé chính thức đi Paralympic 2016 là tháng 8. Nghĩa là, chị chỉ có chưa đầy nửa tháng chuẩn bị tranh tài. Trong thi đấu tại Paralympic 2016, rất nỗ lực, lực sĩ thể thao người khuyết tật Châu Hoàng Tuyết Loan chỉ đạt 88kg và xếp hạng 7 chung cuộc hạng cân 55kg thi đấu của mình.

“Với tôi, sự nỗ lực của bản thân là điều mình trân trọng nhất. Tôi đã rất vui có được tấm vé thi đấu tại Brazil kỳ này dù mình không dám nghĩ thành hiện thực. Dù sao, mình đã hết sức có thể”, chị Loan giãi bày trong phút chớp nhoáng chia sẻ đang có mặt ở Rio de Janeiro.

Ở tuổi 41 (Châu Hoàng Tuyết Loan sinh năm 1975), nữ lực sĩ thể thao người khuyết tật Khánh Hòa này là tuyển thủ nhiều tuổi nhất trong số 11 gương mặt thi đấu tại Rio de Janeiro năm nay. Gần 20 năm theo đuổi, tập luyện thể thao, cuộc đời Châu Hoàng Tuyết Loan không ít thăng trầm. Thế nhưng, bản thân nữ lực sĩ này thấy rằng thể thao đã mang lại một sự đổi khác cho chính mình.

Bạn bè và đồng nghiệp trong đội tuyển cử tạ thể thao người khuyết tật Việt Nam không quên giai đoạn năm 2012 là lúc Châu Hoàng Tuyết Loan thể hiện một nghị lực vô cùng mạnh mẽ.

Chị nỗ lực lấy thể thao để có sức khỏe chiến thắng căn bệnh ung thư vòm họng quái ác. Lúc đó, khi Tuyết Loan thi đấu tại Paralympic 2012 (tổ chức ở London-Anh), hãng truyền thông Anh BBC đã làm một phóng sự riêng về nữ tuyển thủ.

Trong những hình ảnh cụ thể, người ta thấy quá trình tập luyện và sự tích lũy của Tuyết Loan vượt khó khăn tới thành công như thế nào để thắng bạo bệnh và chưa một lần có ý bỏ thể thao. Có thể, lần dự Paralympic 2016 là lần cuối cùng lực sĩ Châu Hoàng Tuyết Loan tham dự tranh tài nhưng nỗ lực của tuyển thủ này để đạt vé 4 lần liên tiếp thi đấu (tương đương thời gian 16 năm) là kỷ lục đáng nể.

Lực sĩ Châu Hoàng Tuyết Loan.

Ngọc Hiệp cần cổ vũ

Chàng trai Nguyễn Ngọc Hiệp là người đầu tiên ra tranh tài cho đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại kỳ Paralympic 2016 này. Trong môn nhảy xa nam sở trường (hạng thương tật T11), Ngọc Hiệp không đạt kết quả ấn tượng ở Rio de Janeiro. Tuy nhiên, không vì thế, chúng ta bỏ qua nỗ lực của chàng tuyển thủ trẻ tuổi này.

Ngọc Hiệp không may mắn được như những đồng đội thi đấu tại Paralympic 2016 của Thể thao Việt Nam. Bởi vì, hạng thương tật T11 chính là vận động viên bị khiếm thị thị lực không thấy được gì. Chúng tôi vẫn nhớ trong lần thi đấu Asean Para Games năm 2013 tại Myanmar, Ngọc Hiệp tham dự và thể hiện hết nỗ lực giành huy chương vàng một đại hội thể thao khu vực lần đầu sự nghiệp.

Với tuyển thủ không đủ thị lực thi đấu (nếu không muốn nói là không thấy gì) như Ngọc Hiệp, mọi cảm nhận trong bước đà và giậm nhảy hoàn toàn ở cảm giác của bàn chân.

Trong tập luyện và thi đấu môn nhảy xa, với vận động viên bị khiếm thị, động tác chạm đất là khó nhất. Bởi lẽ, trong khoảng tối hoàn toàn của thị lực thì chẳng ai biết hố cát hay một mặt phẳng đang chờ mình, và chỉ cần bị hẫng hay giậm nhảy quá sớm thì chấn thương rất dễ xảy đến.

Vì thế, sự khổ luyện của Ngọc Hiệp hay nhiều đồng đội tập môn này phải chứng kiến thực tế mới cảm nhận được. Họ làm quen từng bước dần dần trong mỗi công đoạn và cuối cùng là đạt thành tích.

Ngọc Hiệp không thành công tại Paralympic 2016. Tuy nhiên, khi chia sẻ với truyền hình sau thi đấu tại Rio de Janeiro, anh rất hạnh phúc rằng: “Tôi vui vì mình là người đầu tiên khai màn cho đoàn Việt Nam và cũng được thi đấu một kỳ Paralympic là vô cùng thú vị rồi”.

Vậy đó, những tuyển thủ giành được huy chương là đáng trân trọng và đáng quý. Dù thế, những người không làm nên huy chương vẫn rất được ghi nhận đầy tự hào.

Mong cơ chế thưởng xứng đáng

Trong cơ chế thưởng thành tích huy chương Paralympic đối với các vận động viên thể thao người khuyết tật, mức thưởng chỉ được bằng 50% so với những vận động viên bình thường đạt huy chương tại Olympic.

Đơn cử, một tấm huy chương vàng tại Olympic thì vận động viên sẽ được thưởng 160 triệu đồng theo quy định của Nhà nước. Theo tỉ lệ quy định, một huy chương vàng giành được tại Paralympic, vận động viên thể thao người khuyết tật chỉ được nhận thưởng 80 triệu đồng. Các mức thưởng dành cho huy chương bạc và huy chương đồng cũng tính theo tỷ lệ 50% như vậy.

Chia sẻ mới đây, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT – ông Vương Bích Thắng xác nhận cơ quan thể thao sẽ có tham mưu tới Bộ VH-TT&DL để đề xuất nâng mức thưởng dành cho vận động viên thể thao người khuyết tật tương đương như vận động viên bình thường (ít nhất là trong thi đấu Paralympic).

Cuối năm 2016 này, đề xuất sẽ được trình tới Bộ VH-TT&DL và qua sự thẩm định, cơ quan Bộ sẽ trình tới lãnh đạo Chính phủ cùng các cơ quan liên quan. Sau Paralympic 2016, Bộ lao động của Singapore cũng đã lên tiếng sẽ đề xuất với Chính phủ quốc gia này thay đổi mức thưởng cho vận động viên thể thao người khuyết tật được tương đương như vận động viên bình thường.                       

DP

Diệu Phương

Không chỉ sử dụng chữ ký “khô” (dấu chữ ký) của GS Trần Phương – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng nhà trường để điều hành các hoạt động, HUBT hiện cũng chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình từ trường đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cũng chưa thành lập được Hội đồng trường (HĐT) theo quy định. Điều đó dẫn tới việc HUBT nhiều năm nay rơi vào tình trạng khủng hoảng công tác quản trị, nội bộ mất đoàn kết; các vụ tố cáo, khiếu nại kéo dài.

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

Tờ Telegraph (Anh) dẫn thông báo của AstraZeneca ngày 8/5 cho biết, hãng sẽ thu hồi toàn bộ vaccine COVID-19 trên toàn thế giới. Telegraph cũng cho hay, đơn xin rút giấy phép kinh doanh vaccine COVID-19 tại khu vực Liên minh châu Âu (EU) đã được AstraZeneca nộp hôm 5/3.

Những năm vừa qua, chứng khoán luôn là một kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút nhiều người tham gia thử vận may. Bên cạnh những người có kiến thức, chịu khó tìm hiểu thì cũng không ít người nhẹ dạ cả tin, thiếu kiến thức đầu tư tài chính nhưng mong muốn đổi đời, giàu nhanh nên đã mất không ít tiền của để đi học và bị các “thầy” dạy chứng khoán online lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên từ vài trăm đến vài tỉ đồng.

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn mới giữa Israel và Hamas vừa được nhen nhóm vào cuối tuần trước đã có nguy cơ tắt ngấm sau khi Hamas tấn công một cửa khẩu ở Gaza và Israel đóng cửa văn phòng của Đài truyền hình Al Jazeera tại nước này.

Để làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm ngay từ cấp cơ sở. Điển hình, việc xử lý sai phạm tại dự án Khu dân cư (KDC) Nọc Nạng, phường 1, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文