Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh: Có những thất bại khiến tôi đau đớn

16:47 31/10/2016
Chưa bao giờ cái tên Hoàng Xuân Vinh trở nên “hot” như vậy với giới truyền thông. Tên anh tràn ngập trên các mặt báo sau khi giành 1 HCV, 1 HCB tại Olympic 2016, trở thành “người hùng” của thể thao Việt Nam. Ít ai biết, con đường đi đến vinh quang của xạ thủ mang màu áo lính ấy lại chẳng phải trải đầy hoa hồng…

Sinh năm 1974 tại Sơn Tây (Hà Nội), Hoàng Xuân Vinh có một tuổi thơ không mấy êm đềm. Khi anh mới 4 tuổi, mẹ anh mất. Không bao lâu sau, bố anh lấy vợ. Anh sống cùng bố và người mẹ kế trong căn nhà nhỏ trên phố Thuỵ Khuê. Khi đó, đất nước vẫn đang trong thời kì bao cấp, kinh tế còn rất khó khăn. Cuộc sống gia đình vốn đã thiếu thốn lại càng trở nên nghiệt ngã hơn khi mẹ kế của anh bị liệt nửa người, phải mất rất nhiều tiền cho thuốc thang.

Chạy chữa được một thời gian thì mẹ kế của anh cũng qua đời. Không khí trầm buồn lại phủ bóng lên ngôi nhà nhỏ khi chỉ còn những người đàn ông nương tựa vào nhau mà sống.

Năm 1994, anh tốt nghiệp Trường Sỹ quan Công binh, về làm việc tại Lữ đoàn 239 công binh (Thường Tín, Hà Tây cũ). Tại đây, anh tham gia nhiều giải bắn súng phong trào, mang về thành tích cao cho đơn vị. Năm 1998, anh giành giải nhất bắn súng toàn quân. Chỉ một năm sau đó, anh gia nhập đội tuyển bắn súng quốc gia, giành HCĐ đồng đội Cúp bắn súng quốc gia.

Năm 2000, anh đoạt HCV quốc gia, phá kỉ lục quốc gia nội dung súng ngắn 10m hơi nam. Kể từ năm 2001 tới nay, anh có 6 lần liên tiếp tham dự SEA Games và giành tổng cộng 8 HCV. Ngoài ra, xạ thủ Quân đội còn giành 2 HCB Đại hội thể thao châu Á, 1 HCV Cúp bắn súng thế giới, HCV bắn súng hơi châu Á 2012…

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh.

Đỉnh cao trong sự nghiệp của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh là tấm HCV nội dung 10m súng ngắn  hơi nam, HCB nội dung 50m súng ngắn tại Olympic 2016. Anh trở thành người đầu tiên mang về HCV trong lịch sử tham dự Olympic của thể thao Việt Nam. Và với 2 tấm huy chương giành được trong một kì Olympic, anh đi vào lịch sử thể thao nước nhà như một huyền thoại.

Nhớ lại khoảnh khắc bước lên bục cao nhất nhận HCV Olympic – điều mà chưa vận động viên Việt Nam nào làm được, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh chia sẻ: "Khi lá cờ Tổ quốc được kéo lên, lời bài hát Quốc ca vang lên, tôi rất xúc động. Nhiều người hỏi tôi sao không khóc ở thời điểm đó? Tôi rất sợ khóc trước mặt người khác. Nhiều khi xem một bộ phim hay chứng kiến gia cảnh khó khăn của ai đó, tôi cũng rơm rớm nước mắt, nhưng trước đám đông tôi luôn kìm nén. Đó là tính cách của tôi. Nước mắt sẽ khiến tôi cảm thấy mình yếu mềm".

Con đường đi đến đỉnh cao vinh quang của Hoàng Xuân Vinh trải qua không ít cay đắng và tiếc nuối. Anh đã từng thất bại tại nhiều đấu trường lớn như Olympic London 2012, ASIAD 2010 tại Quảng Châu (Trung Quốc), ASIAD 2014 tại Incheon (Hàn Quốc)…

4 năm trước, tại Olympic 2012, xạ thủ Quân đội đã để hụt tấm HCĐ trong tiếc nuối. Trong bài thi chung kết, Hoàng Xuân Vinh đã có 8 loạt bắn đầu rất tốt. Đến loạt bắn thứ 9, chỉ cần được 8 điểm, anh đã chắc chắn có HCĐ. Tuy nhiên, do áp lực tâm lí, anh chỉ đạt 7,3 điểm, kém xạ thủ giành HCĐ đúng 0,1 điểm. Trước đó, tại ASIAD 2010, anh cũng để hụt HCV vì để súng cướp cò ở viên đạn cuối cùng.

Thất bại ở ASIAD 2010 khiến tôi vô cùng đau  đớn. Từ một người có thể giành HCV, tôi trắng tay về nước. Trong cuộc đời thi đấu của mình, tôi đã thất bại nhiều, có những thất bại xảy ra trong gang tấc. Đôi lúc tôi thực sự nản lòng và mệt mỏi. Trước mỗi trận đấu, tôi gần như không ngủ, là vì tôi nghĩ nhiều quá. Tôi nghĩ mình phải làm sao để đi lên trên bục, đứng cao hơn người khác. Sau đó, tôi nghiên cứu đối thủ để tạo cho mình phương pháp tập luyện tốt nhất" – anh tâm sự.

Gần 20 năm thi đấu chuyên nghiệp, cọ xát nhiều ở các giải đấu quốc tế lớn, anh nhận ra rằng, điểm yếu nhất của các VĐV Việt Nam là tâm lí thi đấu. Khi ra các đấu trường lớn, họ thường bị choáng ngợp dẫn đến không có được phong độ thi đấu tốt nhất. Bắn súng lại là môn đặc thù, đòi hỏi bản lĩnh và sự tập trung cao độ. Mỗi ngày anh phải dành từ 10-12 giờ để tập luyện trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Có những khi anh phải đứng yên hàng giờ để rèn sự tập trung.

Trước ngày sang Brazil dự Olympic, anh được HLV Nguyễn Thị Nhung quản lí hết sức chặt chẽ, không được xem ti vi, không kết nối mạng, không dùng điện thoại, chỉ được phép gọi điện về cho vợ khi thực sự cần thiết.

Khi được hỏi về việc ngắm bắn tới 22 giây trong phát đạn cuối cùng của phần thi chung kết Olympic, anh bày tỏ: "Quả thực lúc đó tôi vô cùng áp lực. Khi biết mình đang ở trong Top giành huy chương, tôi cảm thấy rất căng thẳng. Xưa nay, rất nhiều vận động viên của Việt Nam đánh rơi HCV trong gang tấc chỉ vì yếu tố tâm lí. Ở loạt bắn này, mỗi vận động viên chỉ có 50 giây để hoàn thành một phát bắn. Chỉ cần tôi hạ súng xuống, tôi đã không kịp thời gian để hoàn thành phần thi của mình.

Đây là phát đạn cuối cùng có thể quyết định thành công hay thất bại, vì thế tôi cần phải quyết đoán để làm thật tốt. Sự tự ái trong tôi rất lớn, tôi không cho phép mình thất bại thêm lần nữa. Thực sự, tôi cũng không ngờ mình lại bắn được điểm số cao như vậy. Nó như là giây phút xuất thần".

Khánh Vy

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文