Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh: Có những thất bại khiến tôi đau đớn

16:47 31/10/2016
Chưa bao giờ cái tên Hoàng Xuân Vinh trở nên “hot” như vậy với giới truyền thông. Tên anh tràn ngập trên các mặt báo sau khi giành 1 HCV, 1 HCB tại Olympic 2016, trở thành “người hùng” của thể thao Việt Nam. Ít ai biết, con đường đi đến vinh quang của xạ thủ mang màu áo lính ấy lại chẳng phải trải đầy hoa hồng…

Sinh năm 1974 tại Sơn Tây (Hà Nội), Hoàng Xuân Vinh có một tuổi thơ không mấy êm đềm. Khi anh mới 4 tuổi, mẹ anh mất. Không bao lâu sau, bố anh lấy vợ. Anh sống cùng bố và người mẹ kế trong căn nhà nhỏ trên phố Thuỵ Khuê. Khi đó, đất nước vẫn đang trong thời kì bao cấp, kinh tế còn rất khó khăn. Cuộc sống gia đình vốn đã thiếu thốn lại càng trở nên nghiệt ngã hơn khi mẹ kế của anh bị liệt nửa người, phải mất rất nhiều tiền cho thuốc thang.

Chạy chữa được một thời gian thì mẹ kế của anh cũng qua đời. Không khí trầm buồn lại phủ bóng lên ngôi nhà nhỏ khi chỉ còn những người đàn ông nương tựa vào nhau mà sống.

Năm 1994, anh tốt nghiệp Trường Sỹ quan Công binh, về làm việc tại Lữ đoàn 239 công binh (Thường Tín, Hà Tây cũ). Tại đây, anh tham gia nhiều giải bắn súng phong trào, mang về thành tích cao cho đơn vị. Năm 1998, anh giành giải nhất bắn súng toàn quân. Chỉ một năm sau đó, anh gia nhập đội tuyển bắn súng quốc gia, giành HCĐ đồng đội Cúp bắn súng quốc gia.

Năm 2000, anh đoạt HCV quốc gia, phá kỉ lục quốc gia nội dung súng ngắn 10m hơi nam. Kể từ năm 2001 tới nay, anh có 6 lần liên tiếp tham dự SEA Games và giành tổng cộng 8 HCV. Ngoài ra, xạ thủ Quân đội còn giành 2 HCB Đại hội thể thao châu Á, 1 HCV Cúp bắn súng thế giới, HCV bắn súng hơi châu Á 2012…

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh.

Đỉnh cao trong sự nghiệp của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh là tấm HCV nội dung 10m súng ngắn  hơi nam, HCB nội dung 50m súng ngắn tại Olympic 2016. Anh trở thành người đầu tiên mang về HCV trong lịch sử tham dự Olympic của thể thao Việt Nam. Và với 2 tấm huy chương giành được trong một kì Olympic, anh đi vào lịch sử thể thao nước nhà như một huyền thoại.

Nhớ lại khoảnh khắc bước lên bục cao nhất nhận HCV Olympic – điều mà chưa vận động viên Việt Nam nào làm được, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh chia sẻ: "Khi lá cờ Tổ quốc được kéo lên, lời bài hát Quốc ca vang lên, tôi rất xúc động. Nhiều người hỏi tôi sao không khóc ở thời điểm đó? Tôi rất sợ khóc trước mặt người khác. Nhiều khi xem một bộ phim hay chứng kiến gia cảnh khó khăn của ai đó, tôi cũng rơm rớm nước mắt, nhưng trước đám đông tôi luôn kìm nén. Đó là tính cách của tôi. Nước mắt sẽ khiến tôi cảm thấy mình yếu mềm".

Con đường đi đến đỉnh cao vinh quang của Hoàng Xuân Vinh trải qua không ít cay đắng và tiếc nuối. Anh đã từng thất bại tại nhiều đấu trường lớn như Olympic London 2012, ASIAD 2010 tại Quảng Châu (Trung Quốc), ASIAD 2014 tại Incheon (Hàn Quốc)…

4 năm trước, tại Olympic 2012, xạ thủ Quân đội đã để hụt tấm HCĐ trong tiếc nuối. Trong bài thi chung kết, Hoàng Xuân Vinh đã có 8 loạt bắn đầu rất tốt. Đến loạt bắn thứ 9, chỉ cần được 8 điểm, anh đã chắc chắn có HCĐ. Tuy nhiên, do áp lực tâm lí, anh chỉ đạt 7,3 điểm, kém xạ thủ giành HCĐ đúng 0,1 điểm. Trước đó, tại ASIAD 2010, anh cũng để hụt HCV vì để súng cướp cò ở viên đạn cuối cùng.

Thất bại ở ASIAD 2010 khiến tôi vô cùng đau  đớn. Từ một người có thể giành HCV, tôi trắng tay về nước. Trong cuộc đời thi đấu của mình, tôi đã thất bại nhiều, có những thất bại xảy ra trong gang tấc. Đôi lúc tôi thực sự nản lòng và mệt mỏi. Trước mỗi trận đấu, tôi gần như không ngủ, là vì tôi nghĩ nhiều quá. Tôi nghĩ mình phải làm sao để đi lên trên bục, đứng cao hơn người khác. Sau đó, tôi nghiên cứu đối thủ để tạo cho mình phương pháp tập luyện tốt nhất" – anh tâm sự.

Gần 20 năm thi đấu chuyên nghiệp, cọ xát nhiều ở các giải đấu quốc tế lớn, anh nhận ra rằng, điểm yếu nhất của các VĐV Việt Nam là tâm lí thi đấu. Khi ra các đấu trường lớn, họ thường bị choáng ngợp dẫn đến không có được phong độ thi đấu tốt nhất. Bắn súng lại là môn đặc thù, đòi hỏi bản lĩnh và sự tập trung cao độ. Mỗi ngày anh phải dành từ 10-12 giờ để tập luyện trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Có những khi anh phải đứng yên hàng giờ để rèn sự tập trung.

Trước ngày sang Brazil dự Olympic, anh được HLV Nguyễn Thị Nhung quản lí hết sức chặt chẽ, không được xem ti vi, không kết nối mạng, không dùng điện thoại, chỉ được phép gọi điện về cho vợ khi thực sự cần thiết.

Khi được hỏi về việc ngắm bắn tới 22 giây trong phát đạn cuối cùng của phần thi chung kết Olympic, anh bày tỏ: "Quả thực lúc đó tôi vô cùng áp lực. Khi biết mình đang ở trong Top giành huy chương, tôi cảm thấy rất căng thẳng. Xưa nay, rất nhiều vận động viên của Việt Nam đánh rơi HCV trong gang tấc chỉ vì yếu tố tâm lí. Ở loạt bắn này, mỗi vận động viên chỉ có 50 giây để hoàn thành một phát bắn. Chỉ cần tôi hạ súng xuống, tôi đã không kịp thời gian để hoàn thành phần thi của mình.

Đây là phát đạn cuối cùng có thể quyết định thành công hay thất bại, vì thế tôi cần phải quyết đoán để làm thật tốt. Sự tự ái trong tôi rất lớn, tôi không cho phép mình thất bại thêm lần nữa. Thực sự, tôi cũng không ngờ mình lại bắn được điểm số cao như vậy. Nó như là giây phút xuất thần".

Khánh Vy

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文