Bắc cầu nối giữa “đạo với đời”

08:20 06/10/2016
Gần 30 năm làm mục vụ, rồi linh mục từ vùng heo hút núi cao đến đồng bằng ven sông, ven biển, những nơi linh mục Hồ Thái Bạch (Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) đến đều được nhân dân trên địa bàn hết sức tin yêu.


Bởi ở đâu, linh mục Hồ Thái Bạch cũng phối hợp rất tốt với chính quyền địa phương để giúp người dân có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Năm nay đã hơn 70 tuổi, nhưng hàng ngày linh mục Hồ Thái Bạch rất ít khi ở lại trong nhà thờ, bởi mỗi ngày linh mục đều sắp xếp thời gian để xuống thôn, xóm, đến từng nhà người dân khi thì thăm hỏi công việc đồng áng, khi động viên các cháu nhỏ việc nhà, việc học, rồi hỏi thăm đám trai làng đi biển trúng vụ cá, vụ tôm…

Sau 14 năm phụ trách xứ đạo Khe Gát, ở xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, năm 2008, linh mục Hồ Thái Bạch được chuyển về tiếp nhận quản xứ Liên Hòa, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình.

Linh mục Hồ Thái Bạch.

Ngày đến làm quản xứ, linh mục Hồ Thái Bạch thường mất ăn mất ngủ cả tuần lễ để tìm hiểu phong tục, tập quán, cách thức lao động sản xuất của bà con trên địa bàn.

Rồi trong các buổi lễ tại nhà thờ, thông qua rao giảng, linh mục Hồ Thái Bạch thường lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động, nhắc nhở, động viên bà con giáo dân chăm lo làm ăn, khuyến khích tìm tòi các mô hình phát triển kinh tế, thực hành tiết kiệm, chú trọng đầu tư việc học cho con em để giúp cải thiện đời sống cho bà con, giúp xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường sống.

Làm quản xứ ở xã miền núi Xuân Trạch, thấy cuộc sống của bà con giáo dân thường trông chờ vào việc khai thác từng khúc gỗ lậu trong rừng, nhiều trẻ con không được tới trường, hơn 70% hộ dân trên địa bàn là hộ nghèo nên linh mục thường xuyên suy tư, trăn trở.

Linh mục Hồ Thái Bạch đến UBND xã Xuân Trạch làm việc với chính quyền địa phương suốt mấy ngày liền với một tấm lòng đi tìm lời giải, làm sao để giúp dân thoát nghèo.

Rồi linh mục phối hợp với địa phương hỗ trợ người dân chăn nuôi, chuyển đổi giống cây  trồng. Linh mục cùng chính quyền xã Xuân Trạch xây dựng lò đốt vôi để cho người dân bón ruộng lạc, xây dựng công trình nước sạch cho bà con.

Tiếp đó, khi đời sống nhân dân đã ngày một khá lên, linh mục lại phối hợp với chính quyền xã Xuân Trạch xây dựng trường tiểu học và 7 nhà mẫu giáo để các cháu đều được đến trường, rồi linh mục góp công, góp sức xây dựng Trạm Y tế xã để chăm lo sức khỏe cho bà con.

Khi đời sống bà con ở xã Xuân Trạch đã thay đổi, cuộc sống đã dần ấm no. Linh mục Hồ Thái Bạch lại chuyển về quản xứ Liên Hòa, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình. Ngày đến Liên Hòa, linh mục Hồ Thái Bạch đã rất trăn trở bởi nơi đây có hơn 2.500 dân sống ở vùng cồn bãi, giữa bốn bề sông nước bao quanh. Thiên nhiên khắc nghiệt, mùa khô thiếu nước, mùa mưa nước lũ dâng cao, đa số người dân không có nghề nghiệp ổn định, đời sống còn rất vất vả...

Trăn trở trước cuộc sống khó khăn của bà con, một mặt linh mục động viên giáo dân tạm gác lại việc xây dựng thánh đường giáo xứ để cùng đồng sức đồng lòng tìm mọi nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho mọi người.

Thấy thanh niên trong làng thường bỏ đi làm ăn xa, rồi khi trở về lại hay dính vào tệ nạn rượu chè, cờ bạc, linh mục Hồ Thái Bạch đến làm việc với chính quyền địa phương rồi tổ chức họp dân tìm cách làm ăn. Linh mục đề xuất thành lập các tổ đánh cá trên biển.

Nhưng nhìn quanh cả làng không có tàu đánh cá, ông đã thuyết phục mỗi người dân đóng góp một ít, rồi động viên thanh niên ở lại làng làm ngư phủ, nhờ vậy đến nay ở Liên Hòa đã có 17 tàu đánh cá trên biển, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. 

Ngoài việc động viên giúp đỡ người dân đóng tàu đánh cá, ông còn vận động bà con giáo dân phát triển chăn nuôi lợn kết hợp xây dựng mô hình bioga để vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ môi trường.

Mới đây, thấy những khó khăn của bà con trong việc đi lại giữa 2 vùng cồn bãi (Cồn Cưỡi xã Quảng Tiên và Công Hòa xã Quảng Trung), ông đã phối hợp với chính quyền địa phương xin kinh phí từ các nhà tài trợ và huy động sức dân để đắp đê nối hai vùng cồn bãi (đê dài 250m, kinh phí gần 1 tỷ đồng), đảm bảo đi lại thuận tiện cho nhân dân…

Linh mục Hồ Thái Bạch thường lấy huấn từ của Giáo hoàng để răn dạy chính bản thân mình và giáo dân trên địa bàn “Một giáo dân tốt đồng thời là một công dân tốt”.

Phối hợp tốt với chính quyền địa phương, luôn hy sinh bản thân và có những việc làm thiết thực, chính vì vậy linh mục Hồ Thái Bạch đã góp phần giúp nhiều người dân trên địa bàn Quảng Bình ngày càng có cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, no ấm, hạnh phúc.

Dương Sông Lam

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文