Bác sĩ pháp y với nguy cơ phơi nhiễm AIDS

08:53 05/09/2006

Phương tiện bảo hộ của bác sĩ pháp y và những người giúp việc (y công), có chăng chỉ áo blu, mũ, khẩu trang, găng tay. Mổ xong nhiều khi không có nước rửa tay và dụng cụ, mà phải dùng cồn... giội qua.

Những con số cảnh báo

Từ năm 2000 đến năm 2005, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an (CA), Lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy của CA các tỉnh, thành đã bắt giữ 11.772 vụ, với 17.712 đối tượng “Buôn bán, tàng trữ và vận chuyển trái phép chất ma túy”. Trong 6 tháng đầu năm 2006, riêng TP Hà Nội đã phát hiện khám phá hơn 1.200 vụ án về ma túy, trong đó bắt hơn 1.500 đối tượng có liên quan.

Tại Hà Nội, với hơn 200 vụ giám định pháp y, thì có 16 vụ giám định các nạn nhân bị chết do tiêm chích ma túy, có nhiễm HIV hoặc AISD ở giai đoạn cuối.

21h40 ngày 24/6/2006, nhân dân phát hiện một nam giới, khoảng 35 tuổi, không rõ tung tích bị chết tại đường Hồng Hà, phường Yên Phụ,  quận Tây Hồ. Nạn nhân được đưa vào một bệnh viện lớn để giám định pháp y. Tại đây, người ta yêu cầu Cơ quan Điều tra (CQĐT) và chính quyền phường sở tại phải có kinh phí... 10 triệu đồng, thì mới tiến hành giám định và làm các xét nghiệm được.

Thấy số tiền quá lớn, CQĐT đành phải thuê xe chuyển xác xuống nghĩa trang Văn Điển, sau đó yêu cầu các bác sĩ pháp y của CATP giám định. Số kinh phí cũng chỉ đủ để làm xét nghiệm độc chất và gien, vì lúc đó chưa xác định được danh tính của nạn nhân.

Sau này CQĐT mới xác định đó là Nguyễn Văn T.,  trú ở phường Yên Phụ, là bệnh nhân có HIV dương tính đang được điều trị cai nghiện tại bệnh viện X. Sáng ngày 24/5, sau khi được người nhà đưa cho một số tiền, anh ta liền trốn khỏi bệnh viện, ra ngoài cổng thuê xe ôm đi mua ma túy để tiêm chích thì bị sốc và sau đó chết ngoài đường...

Đó là chưa kể đến những trường hợp người nghiện ma túy ở các quận, huyện có tên tuổi và địa chỉ rõ ràng, được quản lý hoặc chưa được quản lý, bị chết sau khi tiêm chích ma túy hoặc bị nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối, các điều tra viên của CA quận, huyện sau khi khám nghiệm đã cho phép gia đình mai táng mà không tiến hành giám định pháp y.

Vì sao phơi nhiễm cao?

Một thực tế là, song song với việc một số các bác sĩ giám định viên ở các bệnh viện được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động theo quy định của Bộ Y tế và các quy định ngặt nghèo khi tiến hành giám định những trường hợp nạn nhân bị chết do tiêm chích ma túy, mà nghi bị nhiễm hoặc bị nhiễm HIV, thì còn nhiều nơi vẫn còn rất thiếu về trang thiết bị bảo hộ vệ sinh.

Nhiều khi nạn nhân tự sát, tai nạn giao thông, lao động... Sau khi mổ pháp y và lấy máu xét nghiệm, vài ngày hoặc nửa tháng sau cho kết quả, mới biết nạn nhân HIV dương tính. Hiện nay việc giám định lại rất ít được tiến hành tại các bệnh viện hay nơi dành riêng cho giám định pháp y. Phương tiện bảo hộ của bác sĩ pháp y và những người giúp việc (y công), có chăng chỉ áo blu, mũ, khẩu trang, găng tay. Mổ xong nhiều khi không có nước rửa tay và dụng cụ, mà phải dùng cồn... giội qua.

Việc thu mẫu giám định độc chất và các chất ma túy được thu và bảo quản đều rất sơ sài, chứ chưa dám nói là sai quy định của  liên Bộ Y tế- Bộ CA.  Sau khi mổ pháp y, bác sĩ hoặc y công cắt một ít phủ tạng hoặc thu 50-100ml các chất thải của tử thi cho vào chai lọ, túi nilông hay có khi là cho vào chính chiếc găng tay cao su vừa mổ xong, rồi buộc túm lại, cho vào túi đồ nghề pháp y hoặc để lên sàn xe ôtô, mang về lưu giữ trong  tủ lạnh gần nơi làm việc hàng ngày, hoặc gửi ngay chiều hôm đó hoặc sáng hôm sau, có khi để đến vài ba ngày sau để chờ kinh phí, mới mang đến các phòng xét nghiệm.

Đó là chưa kể những cán bộ khám nghiệm ở Đội CSĐT tại các quận, huyện cũng như thành phố đã trực tiếp khám nghiệm hiện trường và tử thi những nạn nhân bị chết do tiêm chích ma túy. Do xác định được nguyên nhân chết rõ ràng,  có danh tính và có địa chỉ, gia đình không thắc mắc hoặc cản trở, thì sau khi lập biên bản đã cho gia đình mai táng, không phải tiến hành giám định pháp y.--PageBreak--

Những cán bộ trong trại giam, các trung tâm cai nghiện... hoặc trực tiếp tham gia phá án, bắt các đối tượng có liên quan đến các vụ án ma túy hoặc các đối tượng đi cai nghiện bắt buộc... Những người này cũng rất ít hoặc không được trang bị phương tiện bảo hộ và phòng tránh. Có chăng chỉ vài ba đôi găng tay 1 năm. Nếu thiếu thì tự đi xin ở đâu đó về mà dự phòng.

Biện pháp chống phơi nhiễm

Ngày 28/3/2005, Bộ Y tế đã có Thông tư số 03/2005/TT-BYT, hướng dẫn về việc xác định người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Những người bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được hiểu và xác định là người đó tiếp xúc  trực tiếp với người (hoặc nạn nhân bị chết) nghi bị nhiễm HIV hoặc đã bị nhiễm HIV/AIDS (có xét nghiệm dương tính với HIV). Theo đó, đối tượng được áp dụng gồm:

Những cán bộ, công nhân viên chức  làm việc trong các cơ sở  dân y và lực lượng vũ trang, cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định tại điều 26 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 2/7/2002, cơ sở  cai nghiện ma túy...

Cán bộ chiến sĩ thuộc Lực lượng CAND đang làm việc tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng hoặc trong khi thi hành công vụ theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan đơn vị. Như các bác sĩ giám định viên pháp y, các kỹ thuật viên và y công làm công tác pháp y trực tiếp tiếp xúc với những nạn nhân bị chết do tiêm chích ma túy, chết lang thang, chết chưa rõ nguyên nhân và những trường hợp bị chết do HIV/AIDS  giai đoạn cuối... Các bác sĩ, giám định viên sinh vật và kỹ thuật viên trực tiếp thu mẫu và giám định các mẫu vật là máu, sản phẩm của máu và dịch cơ thể (tươi hoặc khô) thu từ nạn nhân nghi có nhiễm HIV. Các cán bộ CA trực tiếp khám nghiệm hiện trường, và khám nghiệm giám định tử thi các vụ chết...

Điều kiện để xác định người bị phơi  nhiễm HIV là những người bị 1 trong 3 tai nạn sau đây:

Bị kim, vật nhọn  hay vật sắc đâm hay cứa cắt qua da hoặc làm da bị trầy xước, mà những vật này đã tiếp xúc với máu, sản phẩm máu hoặc dịch cơ thể có nguy cơ lây nhiễm của người  bị nhiễm HIV; bị máu, sản phẩm của máu, dịch cơ thể có nguy cơ lây nhiễm của người nhiễm HIV tiếp xúc  trực tiếp với da bị trầy xước, nứt nẻ; bị máu, sản phẩm của máu, dịch cơ thể có nguy cơ lây nhiễm của người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc.

Sau khi bị phơi nhiễm HIV, chậm nhất là 36 tiếng, người bị phơi nhiễm HIV phải đến cơ sở Y tế nơi gần nhất để lấy mẫu máu và gửi về Phòng xét nghiệm HIV (được quy định của thành phố) để tiến hành xét nghiệm HIV. Có hai khả năng xảy ra:

Nếu kết quả dương tính, thì xác định người đó đã bị nhiễm HIV từ trước, không phải bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Trong trường hợp này, cơ sở y tế trực tiếp phụ trách sức khỏe của người này phải tư vấn sau khi xét nghiệm và thực hiện việc chăm sóc, điều trị như đối với những người nhiễm HIV khác. Nếu kết quả âm tính,  thì cơ sở y tế phải tư vấn phòng phơi nhiễm HIV và thực hiện việc lấy mẫu và gửi mẫu máu của người đó đến phòng xét nghiệm HIV sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng để xét nghiệm.

Chế độ đối với người bị phơi nhiễm và nhiễm HIV  do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, được thực hiện theo quy định của liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện theo Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg ngày 16/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người bị phơi nhiễm HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn nghề nghiệp

Quốc Tuấn

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文