Trinh sát an ninh kể chuyện đánh án buôn lậu

08:20 26/08/2015
Triệt phá thành công các đường dây buôn lậu góp phần quan trọng vào thực hiện chính sách kinh tế của Nhà nước… giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý đúng người, đúng tội; thu hồi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng tiền trốn thuế, ổn định thị trường tiêu thụ; cũng như đề xuất kiến nghị với Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm bịt các sơ hở, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa buôn lậu gian lận thương mại.

1. “Mỗi đường dây buôn lậu được bóc gỡ, triệt phá thành công đều là những đòn cân não; giây phút đấu trí cam go giữa các trinh sát an ninh với kẻ cầm đầu các đường dây buôn lậu cộm cán… Song mấu chốt của sự thành công lại là sự ủng hộ nhiệt tình của mỗi người dân trên địa bàn. Lực lượng Công an cần biết dựa vào sức mạnh của nhân dân để phá án… cũng là điều Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an luôn chia sẻ với lực lượng an ninh”, Trung tướng Trình Văn Thống, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an bộc bạch với chúng tôi.

Anh tâm sự: Nếu đường dây buôn lậu xăng dầu quy mô cực lớn trên vùng biển Thanh Hóa do Nguyễn Trường Sơn, còn có biệt danh Sơn “sắt” điều hành, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý tiêu thụ xăng dầu, làm lũng đoạn thị trường giá cả trong nước, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng tiền thuế hàng tháng cho Nhà nước; thì hoạt động buôn lậu than tại Quảng Ninh và buôn lậu đường tại An Giang lại khiến các ngành sản xuất này gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp mía đường đứng trước nguy cơ phá sản, hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của hàng triệu bà con trồng mía…

Đối tượng cầm đầu các đường dây buôn lậu lớn đều là những kẻ có tiềm lực tài chính. Không ít đối tượng dùng tiền để mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo một số cán bộ biến chất trong các cơ quan chống buôn lậu nhằm tìm sự bảo kê của lực lượng chức năng địa phương…

Cho đến bây giờ, Trung tướng Trình Văn Thống; Thiếu tướng Nguyễn Đình Thuận, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế tổng hợp, Tổng cục An ninh vẫn không quên được thời khắc quan trọng, trước thời điểm vụ án buôn lâu xăng dầu trên biển được thực hiện hành công. Trước thời điểm quyết định phá án, kế hoạch được lãnh đạo Cục phối hợp với anh em trinh sát xây dựng một cách tỷ mỷ với sự vào cuộc của hơn 100 cán bộ, chiến sỹ thì một việc bất ngờ, nằm ngoài dự tính đã xảy ra. Vào thời điểm đó, thời tiết trên biển bất ngờ thay đổi…

Theo khuyến cáo của nha khí tượng và cảnh báo của lực lượng biên phòng thì các tàu bè không được ra ngoài khơi. Đại tá Đỗ Quang Phương, Trưởng phòng 4, Cục An ninh kinh tế tổng hợp nhớ lại: Chập choạng tối hôm đó, mây đen cuồn cuộn kéo về, bầu trời tối nhanh một cách mau lẹ, những con sóng lúc trước hiền lành là thế bỗng trở nên dữ dằn và lạnh lùng. Nhiều con tàu trọng tải lớn bị sóng đánh dạt vào bờ, trong khi thuyền của anh em chuẩn bị đều có trọng tải nhỏ, không thể ra khơi. Thời điểm đó, hơn 100 trinh sát đã được tung vào cuộc, chỉ tính riêng việc giữ bí mật thôi cũng là một điều không dễ dàng. 

Trong khi thời điểm phá án chỉ có buổi tối hôm đó, trong khoảng thời gian từ 20 đến 4 giờ sáng hôm sau. Bởi hoạt động của nhóm đối tượng này tinh vi, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Chúng hợp thức hóa các chứng từ, hóa đơn cũng như hợp đồng vận chuyển để đối phó với các lực lượng chức năng khi bị phát hiện. Theo tài liệu anh em trinh sát kỳ công nắm được thì khi các con tàu ra cặp mạn tàu lớn để bơm hàng, đối tượng Nguyễn Thanh Phương đã chuẩn bị trước các hóa đơn giá trị gia tăng (bản photo) và hợp đồng vận chuyển để chứng minh nguồn gốc của hàng hóa, lượng xăng dầu trên các tàu đúng bằng lượng xăng dầu ghi trên hóa đơn, có hợp đồng vận chuyển của đơn vị bán hàng… 

Sau đó, Phương chỉ đạo bộ phận kế toán của công ty viết hóa đơn đúng theo hóa đơn photo để hợp thức hóa. Nếu không được phát hiện, bắt quả tang thì đây sẽ là lượng xăng dầu có nguồn gốc hợp pháp. Giữa lúc đang rối như tơ vò, các trinh sát Cục An ninh kinh tế tổng hợp được người dân chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu của những người đi biển, góp phần quan trọng giúp chuyên án thành công tốt đẹp.

Cục An ninh kinh tế tổng hợp, Tổng cục An ninh phối hợp với các lực lượng chức năng khám phá vụ buôn lậu xăng dầu trên biển.

2. Đại úy Trần Minh Tân, Trưởng phòng An ninh lương thực, thực phẩm, Cục An ninh kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, một trong những cán bộ đầu tiên tiếp cận địa bàn An Giang, cũng có những kỷ niệm thật khó quên trong những ngày ba cùng, sống dựa vào nhân dân nắm tình hình.

Đó là những ngày chuyên án vừa được xác lập, khi anh cùng đồng đội có mặt tại Hiệp hội Mía đường Việt Nam để thu thập thông tin, không ít người đã tỏ ra hoài nghi. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi vào thời điểm đó, hoạt động buôn lậu đường diễn ra trong thời gian tương đối dài. Các đối tượng buôn lậu còn liều lĩnh cho xây dựng hàng loạt kho, bãi dọc biên giới Campuchia (Gò Tà Mâu), tiến hành sang bao, đóng gói đường lậu thành đường sản xuất trong nước và vận chuyển bằng ghe, đưa lên ôtô, phân phối đi các tỉnh khác để tiêu thụ. 

Để hợp thức hóa lượng đường nhập lậu, ngoài việc thành lập nhiều công ty để xoay vòng, xuất khống hóa đơn nhằm hợp thức hóa lượng đường nhập lậu, chúng còn tổ chức cho người canh gác 24/24 giờ tại các điểm nút trọng điểm nhằm phát hiện dấu hiệu của cơ quan chức năng… Đây cũng là một trong những khó khăn của anh em trinh sát trong việc tiếp cận nắm bắt địa bàn.

Đối tượng trong các vụ buôn lậu cũng liều lĩnh, không ít kẻ được trang bị vũ khí để chống trả như vụ buôn lậu xăng dầu trên biển hay vụ buôn lậu than tại Quảng Ninh. Các tên trùm trong đường dây có quan hệ với các đối tượng có tiền án, tiền sự ở địa bàn, sẵn sàng chống trả quyết liệt.

Trong đường dây buôn lậu xăng dầu trên biển, Sơn “sắt” sẵn sàng xả hàng gây cháy nổ, hòng tiêu hủy tang vật. Hay vụ buôn lậu đường tại biên giới An Giang. Khi phát hiện hai người Bắc xuất hiện tại một nhà nghỉ trên địa bàn, các đối tượng trong đường dây cũng cho người mò vào tận nhà nghỉ, tìm hiểu lai lịch của các trinh sát. Không dừng lại ở đó, chúng còn liều lĩnh rạch yên, xịt lốp xe máy để đe dọa, dằn mặt…

Đại úy Tân nhớ lại: Đối tượng hoạt động vào ban đêm. Khi tung anh em vào địa bàn, cũng là lúc những người chỉ huy ăn không ngon, ngủ không yên, lo lắng dõi theo sự an toàn của những người đồng đội. Anh em tá túc ở tại nhà dân, ngày thì nắm bắt địa bàn, đêm đến nằm trên những chiếc ghe bí mật tiếp cận các thuyền chở hàng lậu. Điều kiện tự nhiên ở An Giang vô hình trung giúp các đối tượng dễ bề thực hiện hành vi phạm tội. Chúng cho thuyền chạy dọc sông Hậu, cứ 5 phút đẩy ghe ra giữa dòng, chỉ cần các lực lượng chống buôn lậu lơ là, thiếu cảnh giác thì lập tức đẩy thuyền sang sông. 

Gần nửa năm ròng rã ở địa bàn, các trinh sát an ninh đã có làn da rám nắng như người Nam Bộ; cũng thông thuộc địa bàn, nấu ăn như người miền trong. Trong những ngày đó, sự bao bọc, che chở của người dân là lá chắn an toàn, giúp anh em trinh sát nắm bắt hoạt động của các đối tượng trong đường dây buôn lậu. Những ngày chuyên án được xác lập, Trung tướng Trình Văn Thống luôn sát cánh cùng anh em. Ngoài sự động viên, điều gì chưa yên tâm, anh lại yêu cầu anh em làm lại… với mục đích cuối cùng là đảm bảo sự thành công của chuyên án.

Tàu An Bình 126 tham gia vận chuyển, buôn lậu xăng dầu. Ảnh: baohaiquan.

3. Triệt phá thành công các đường dây buôn lậu góp phần quan trọng vào thực hiện chính sách kinh tế của Nhà nước… Vụ buôn lậu xăng dầu trên biển, không chỉ làm rõ hành vi buôn lậu xăng dầu của Nguyễn Trường Sơn và đồng bọn mà còn giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý đúng người, đúng tội; thu hồi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng tiền trốn thuế qua hoạt động tiêu thụ xăng dầu, đồng thời trấn áp được các đối tượng buôn lậu xăng dầu quy mô lớn khác, ổn định thị trường tiêu thụ xăng dầu trong nước; cũng như đề xuất kiến nghị với Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm bịt các sơ hở, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa buôn lậu gian lận thương mại. 

Đường dây buôn lậu do Vi Ngươn Thạch (“Tỷ đường”)… khám phá thành công đã hạn chế được lượng đường nhập lậu, ổn định thị trường đường trong nước. Số lượng đường do “Tỷ đường” thao túng trên thị trường chiếm đến 35% tổng số đường lậu nhập vào Việt Nam. Đường dây buôn lậu đường bị triệt phá đã hạn chế được lượng đường nhập lậu, ổn định thị trường đường trong nước; đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Xuân Mai

Lee Won Jae, HLV thủ môn của ĐT Việt Nam quyết định chọn Nguyễn Đình Triệu làm người gác đền số 1. Đó không phải là niềm tin nhất thời từ phía cựu thủ môn nổi tiếng châu Á.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, hành nghề luật sư, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo quy định tại Điều 331, khoản 2 - Bộ luật Hình sự.

Trong vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” xảy ra tại tỉnh An Giang, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận, bị can Lê Quang Bình (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trung Hậu 68) đã câu kết với nhiều doanh nghiệp để khai thác trái phép và bán cát trái phép với tổng số hơn 5 triệu m3, thu về tổng số tiền gần 300 tỷ đồng. 

Trong vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” xảy ra tại tỉnh An Giang, ngoài các bị can đã bị khởi tố và đề nghị truy tố, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an còn kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản phải đẩy mạnh kiểm tra, giám sát và tăng cường thực thi pháp luật liên quan đến lĩnh vực khai thác và quản lý khoáng sản.

Từ 15h ngày 12/12, giá xăng tăng giảm không đáng kể, song ở giá dầu đồng loạt giảm từ 127- 551 đồng/lít/kg.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文