Chiến công thầm lặng của nữ điệp báo thành phố Cảng trung dũng, quyết thắng

18:06 06/11/2019
Ký ức về một thời hoa lửa hào hùng của nữ điệp báo Vũ Thị Hoa, Công an thành phố Hải Phòng và đồng đội đã được ghi lại trong cuốn “Hồi ký đời tôi”...


Trải qua những biến thiên của thời gian, cuốn hồi ký được các con, cháu bà Hoa nâng niu, gìn giữ như một tài sản vô giá, tư liệu lịch sử ghi lại chân thực hoạt động và chiến công của những điệp báo viên đất Cảng trong kháng chiến chống Pháp. Những chiến công thầm lặng của người nữ điệp báo Vũ Thị Hoa đã tô thắm thêm truyền thống Anh hùng, vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân (CAND) Việt Nam.

Hoạt động trong lòng địch

Sinh ngày 13-3-1929 tại xã Đại Bản, huyện An Hải, TP Hải Phòng, bà Vũ Thị Hoa (tên gọi khác là Phạm Thị Hồng, Trần Thị Hoa) đến với cách mạng khi vừa qua tuổi trăng tròn với tất cả nhiệt huyết và trở thành một nữ điệp báo xuất sắc của Công an TP Hải Phòng.

Nữ điệp báo Vũ Thị Hoa.

Những trang hồi ký của bà đưa chúng tôi trở lại không khí những ngày kháng chiến chống Pháp sôi nổi của quân và dân đất Cảng. Từ năm 1947-1954, bà Vũ Thị Hoa được phân công hoạt động điệp báo tại nội thành Hải Phòng. 

Ngày ấy, nữ điệp báo Vũ Thị Hoa đã hóa thân vào các vai khác nhau. Lúc là người bán bánh rán, khi vào vai người đi ở để thoát khỏi tai mắt của bọn mật thám... 

Âm thầm hoạt động bí mật, bà Hoa luôn tìm hiểu kỹ quy luật hoạt động của địch để hóa trang, ứng phó lanh lẹ, qua mặt các trạm gác gắt gao của địch, đưa đón cán bộ và tài liệu an toàn, bảo đảm liên lạc một cách thông suốt từ chỉ huy đến cơ sở của Ty Công an Hải Phòng.

Trong hồi ức của nữ điệp báo Vũ Thị Hoa, lần bị vây hãm 12 ngày đêm ở núi đá Trại Sơn (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) là chuyến công tác cam go, đáng nhớ nhất. Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1952, nữ điệp báo Vũ Thị Hoa cùng Trạm trưởng và 10 người di chuyển từ nội thành ra căn cứ. 

Khi cả đoàn vừa vào hang núi thì đúng lúc địch càn quét nên không thể thoát ra được. Ngày đầu tiên, đoàn được tiếp tế một ống đỗ xanh sống, mọi người chia nhau nhấm nháp để vượt qua cái đói. Những ngày sau, hết lương thực, nước uống, bà Hoa đã mưu trí, dũng cảm tìm đường thoát khỏi vòng vây ra ngoài xin gạo mang về, rồi lại mày mò tìm cách nấu nồi cháo loãng cho đồng đội cầm hơi.

Sau đó, địch phát hiện cửa hang, chúng kêu gọi mọi người ra hàng nhưng bà Hoa và đồng đội đã kiên định chiến đấu tới cùng. Bọn lính đã ném lựu đạn vào hang, đốt lửa hun khói hòng bắt sống hoặc sát hại lực lượng của ta. 

Giữa khoảnh khắc sống chết mong manh, bà Hoa và đồng đội đã dùng nước tiểu thấm vào khăn mùi xoa bịt mũi để chống khói, dựa vào hang sâu, hiểm trở để cố thủ. Trước tinh thần chiến đấu gan dạ của đoàn công tác, địch không dám mạo hiểm bò vào hang. 

Sau 12 ngày vây ráp, ngỡ mọi người đã chết, địch rút đi. Đoàn cán bộ được người dân địa phương tìm thấy trong tình trạng sức khỏe yếu lả vì đói khát và thiếu khí trời...

Bà Vũ Thị Hoa sum vầy cùng các con, cháu.

Những kỷ niệm sâu nặng nghĩa tình

Quá trình tìm tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của bà Hoa, chúng tôi đến thăm ông Vũ Xuân Linh, 94 tuổi, nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng, để nghe ông chia sẻ về người đồng đội cũ của mình.

Ông Linh vui vẻ nhớ lại những ngày tháng hoạt động cách mạng sôi nổi. Nói về người đồng đội nữ năm xưa, ông xúc động kể: “Hồi ấy, cô Hoa và cô Liên là hai cán bộ giao liên bơi giỏi nhất. Hai chị em đảm nhận việc đưa đón cán bộ ta từ vùng địch hậu ra căn cứ. 

Có chuyến công tác, phải bơi qua sông nước to, chảy xiết, tôi đuối sức khó lòng bơi tiếp đến căn cứ ở bờ bên kia. Giữa lúc ấy, cô Hoa đã bất chấp hiểm nguy, dũng cảm vật lộn trong dòng nước dữ, vừa bơi vừa dìu tôi bám được vào vách núi, leo lên bờ an toàn...”.

Trong cuốn “Lịch sử Công an thành phố Hải Phòng” có ghi lại những đóng góp quan trọng của lực lượng giao liên, điệp báo: Tháng 5-1950, Công an TP Hải Phòng cùng các cơ quan Đảng, chính quyền các ngành, giới chuyển phần lớn lực lượng đầu não đến căn cứ Đèo Voi thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh hiện nay) để bảo toàn lực lượng... 

Nhờ có các đồng chí giao liên dũng cảm, mưu trí dẫn đường, vừa điều tra do thám địch, vừa mở đường đưa đón cán bộ di chuyển lên căn cứ, đưa hầu hết hồ sơ tài liệu, tài sản cơ quan và cả gia đình vợ con cán bộ đến căn cứ an toàn...

Giai đoạn năm 1972-1975, bà Hoa là cán bộ thuộc Phòng Chính trị, Sở Công an Hải Phòng. Và trong ký ức của ông Hoàng Xuân Lâm, nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng, hình ảnh bà Hoa tận tụy, bất kể nắng mưa với chiếc xe đạp bền bỉ đi khắp các huyện Tiên Lãng, An Dương... để chuyển tiền lương cho gia đình các cán bộ công an chi viện chiến trường B, C, khiến ông và nhiều anh em, đồng đội nể phục.

Đến thăm gia đình liệt sĩ Phạm Đức Thuần, Công an TP Hải Phòng ở thôn Hội Tứ Ngoại, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, chúng tôi gặp bà Lương Thị Sáu - vợ liệt sĩ Thuần, 85 tuổi, nghe bà chia sẻ những hồi ức tốt đẹp về nữ cán bộ làm công tác chính sách Vũ Thị Hoa. Hình ảnh bà Hoa với chiếc xe đạp lọc cọc đạp khắp ngõ hẻm từ thành phố đến các huyện, khi thì chuyển thư gửi về từ chiến trường, lúc thì chuyển lương của cán bộ cho gia đình, luôn khắc sâu trong tâm trí người dân nơi đây.

Qua những câu chuyện nêu trên, chúng tôi càng thêm nể phục nữ điệp báo Vũ Thị Hoa bởi với ý chí cách mạng, lòng dũng cảm, với tấm lòng kiên trung của người cộng sản chân chính, bà suốt đời hy sinh cho Đảng, cho đất nước, cho quê hương...

Đảm việc nước, giỏi việc nhà

Chúng tôi về Hải Phòng vào thời điểm sau một năm giỗ bà Vũ Thị Hoa. Qua lời kể của các con, người thân và đồng đội của bà, chúng tôi cảm nhận được những nỗ lực vươn lên không ngừng, hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của bà Hoa.

Vợ chồng bà Vũ Thị Hoa.

Anh Trần Văn Nam, con trai bà Hoa cho biết: Khi tôi còn bé, mẹ thường kể cho chúng tôi nghe chuyện lúc bà ngoại tôi mang bầu mẹ tôi được 3 tháng thì ông ngoại tôi mất. Tuổi thơ của mẹ đã trải qua nhiều nhọc nhằn, biến cố. Năm 17 tuổi, mẹ tôi giác ngộ cách mạng hăng hái tham gia hoạt động trong tổ chức đoàn thể phụ nữ tại địa phương, từ đó về sau lập nhiều thành tích trong công tác, chiến đấu.

Tháng 10-1947, bà Hoa xung phong vào Ban Điệp báo Ty Công an Hải Phòng làm cán bộ giao liên bí mật. Trong một lần đi công tác ở Thủy Nguyên, bà quen và nên duyên vợ chồng với ông Trần Văn A. Cưới nhau không được bao lâu thì ông A đi bộ đội tham gia chiến đấu tại mặt trận Hà Nam Ninh, Thanh Hóa... 

Bà Hoa ở nhà vừa làm tròn bổn phận của con dâu, vừa là người mẹ đảm đang nhưng vẫn bí mật tham gia hoạt động cách mạng, cùng đồng đội lập nhiều chiến công xuất sắc. 

Các con của bà kể lại, năm 1953, nhận được tin chồng bị thương, bà Hoa đã một mình “khăn gói quả mướp” đi bộ từ Hải Phòng bí mật vào Thanh Hóa thăm chồng. Một năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông A trở về làm cán bộ ở TP Hải Phòng. Lúc này gia đình bà mới được đoàn viên.

Cảm phục và tự hào về người mẹ dành tâm huyết trọn đời cho lực lượng công an mà sau này 3 con gái, 4 con rể và nhiều cháu, chắt trong gia đình bà Vũ Thị Hoa đã tiếp nối truyền thống, trở thành những sĩ quan công an. Trong đó, có 2 người con là cán bộ cấp cao của lực lượng công an, đã có nhiều cống hiến, đóng góp vào truyền thống vẻ vang của lực lượng CAND trong thời kỳ toàn cầu hóa và chủ động hội nhập quốc tế hôm nay.

Trong hồ sơ lưu giữ tại Công an TP Hải Phòng, quá trình công tác, chiến đấu của bà Vũ Thị Hoa được tóm tắt với các dấu mốc quan trọng: Từ tháng 10-1947 đến 4-1954 là giao thông viên Ban Điệp báo Ty Công an Hải Phòng. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 10-10-1950, bà Vũ Thị Hoa vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Trải qua nhiều vị trí công tác ở các đơn vị khác nhau, năm 1966, do yêu cầu nhiệm vụ, bà trở lại ngành công an công tác tại Đội Bảo vệ kinh tế, Công an TP Hải Phòng. Sau này, bà còn làm quản giáo Trại Tạm giam Kiến An; Trưởng Ban Nữ công Sở Công an TP Hải Phòng; cán bộ Phòng Tổ chức cán bộ Công an TP Hải Phòng... Dù công tác ở vị trí nào, người nữ sĩ quan công an đó vẫn luôn tận tụy, hết lòng với công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Viết về cuộc đời hoạt động cách mạng của bà Vũ Thị Hoa, chúng tôi hiểu thêm rằng, có những con người, những chiến công thầm lặng còn khuất lấp đâu đó ít được biết đến như tấm gương của bà Hoa và bao chiến sĩ cách mạng khác, chính là những gì mà thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay luôn trân trọng, tiếp nối và không bao giờ được lãng quên...

Anh Hiếu

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文