Chuyện về nữ Cảnh sát khu vực đất Mỏ

08:30 27/08/2016
Vào “nghề” Cảnh sát khu vực (CSKV) trong 10 năm, những tình cảm gắn bó với nhân dân khiến Thượng úy Nguyễn Thị Hồng, nữ CSKV Công an tỉnh Quảng Ninh không muốn dời đi. Chị nhận được niềm tin yêu của quần chúng khi đem hết khả năng, sự nhiệt huyết của mình phục vụ nhân dân, làm tròn trách nhiệm với công việc.

Sinh năm 1986 trong gia đình có truyền thống làm Công an, nhưng từ khi còn nhỏ, Nguyễn Thị Hồng có ước mơ làm kinh doanh. Năm 2004, sau khi tốt nghiệp THPT, Hồng được gia đình hướng theo ngành Công an. 

Thi đỗ Trường Trung cấp CSND, dù không phải là ngành học mơ ước nhưng Hồng có quan điểm đã chọn thì phải học đến nơi đến chốn. Bởi vậy 2 năm trong trường, Hồng luôn là học viên có thành tích xuất sắc, nổi bật trong các phong trào nhà trường và được kết nạp Đảng trước khi ra trường. 

Thượng úy Nguyễn Thị Hồng luôn cởi mở, tận tình giúp người dân giải quyết công việc.

Được phân công về công tác tại Công an phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hồng được giao nhiệm vụ làm CSKV. Phụ trách địa bàn Khu 7 là nơi có nhiều cơ quan hành chính của tỉnh, dân trí cao khiến Hồng phải rất... nắn nót mỗi khi tiếp xúc với bà con.

Làm CSKV vốn đã vất vả, phụ nữ làm CSKV càng vất vả hơn. Cảnh “đi đêm về hôm” thường xuyên nên ngay cả chuyện tình cảm cũng luôn chịu thiệt thòi. Đó là chưa kể những lần tham gia phá án. Hồng nhớ, hồi mới đi làm, có lần Công an thành phố Hạ Long phối hợp với Công an phường Hồng Hà triệt phá ổ mại dâm trên địa bàn. Ập vào bắt đối tượng mua bán dâm làm cô ngượng chín mặt.

Nắm vững địa bàn, sâu sát cơ sở và nhân dân không phải là việc dễ với một cô bé mới ra trường. Hàng trăm hộ dân, hàng ngàn nhân khẩu thì cũng tương ứng với ngần ấy tính cách. 

Để hòa đồng được với hàng ngàn con người ấy, Hồng phải quan sát, lắng nghe và học hỏi rất nhiều. Để gần gũi với bà con, cô phải học những chuyện “trên trời, dưới biển”. Từ chuyện chơi chim, nuôi gà, chơi cây cảnh... cho đến những thứ cao siêu như: âm nhạc, thể thao, hội họa... cái gì Hồng cũng tìm hiểu để thành người... biết tuốt...

Có một thứ mà Hồng luôn tâm niệm đó là biết lắng nghe, chia sẻ cảm thông với bà con. Và hơn hết là “đặt mình vào địa vị người dân” để giải quyết công việc. Bởi vậy mà chẳng mấy chốc Hồng trở thành “người nhà” trong khu dân cư số 7. Nhớ lại những ngày đầu phụ trách địa bàn Khu 7, Hồng kể: Có đối tượng tên Th nghiện ma túy nhiều năm, gia đình tan nát nên Th rất mặc cảm và bất hợp tác. Sau khi tìm hiểu rõ đối tượng, Hồng tiếp cận chia sẻ, động viên giúp Th cai nghiện. Cai nghiện xong, Th tự tin hơn và tu chí làm ăn. Giờ đây, mỗi khi xuống địa bàn thấy cuộc sống của Th khấm khá, ổn định khiến Hồng rất xúc động.

Lấy chồng và sinh con, dù không cùng ngành nhưng ông xã Hồng rất chia sẻ và cảm thông với công việc của vợ. “Cũng may em có ông xã yêu thương, cảm thông và chia sẻ công việc với vợ. Bên cạnh đó gia đình hai bên cũng hỗ trợ nhiều trong việc chăm sóc con cái. Nếu không, có lẽ em đã không thể làm tốt được nhiệm vụ”, Hồng tâm sự. Sau vài năm “tôi luyện”, Hồng được lãnh đạo Công an phường Hồng Hà đánh giá cao, nhân dân tin yêu. 

Tháng 5-2016, Thượng úy Nguyễn Thị Hồng được bổ nhiệm làm Phó trưởng Công an phường Hà Lầm và cũng là một trong những nữ phó phường trẻ nhất tỉnh Quảng Ninh. Dù mới đảm nhiệm công việc trong thời gian ngắn nhưng Hồng đã bộc lộ là người nhiệt huyết, có năng lực. Trung tá Phạm Tính Dương, Trưởng Công an phường Hà Lầm nhận xét: “Hồng là cán bộ trẻ có năng lực, hòa đồng với mọi người”.

Nhớ lại quãng thời gian 10 năm, Hồng tâm sự, em phải cảm ơn ông ngoại, bố mẹ đã định hướng cho em theo nghề Công an để em có cơ hội biết nghề, yêu nghề và dành cả tâm huyết cho nghề. Chính gia đình đã “truyền lửa” để em có nhiệt huyết như vậy. 

Khi được hỏi: “Có khó khăn không khi từ công việc 1 CSKV giờ làm chỉ huy?”, Hồng cho biết, vẫn là lắng nghe, chia sẻ với đồng nghiệp và hơn hết trong công việc mình sẵn sàng “cầm tay chỉ việc” bởi em đã có thâm niên 10 năm thực tế địa bàn.

Phương Minh

Sau bao năm sống trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát, giờ đây hàng nghìn hộ dân ở Đắk Lắk đã có được những căn nhà mơ ước. Những căn nhà không chỉ nhận được sự hỗ trợ, quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà hảo tâm mà ở đó, còn có những giọt mồ hôi, những tình cảm sâu sắc của hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ ở địa phương...

Sáng nay (1/4), một tổ công tác của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã đến thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) thực thi lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Tiến Hải (SN 1985, trú ở thôn 4, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) về hành vi gây rối trật tự công cộng theo quy định tại điều 318 BLHS.

Bộ Công an đã xác định “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố, phản động lưu vong. Mặc dù thời gian qua, nhiều đối tượng tham gia tổ chức này đã bị cơ quan Công an xử lý nghiêm nhưng vì sự mù quáng, sự ảo tưởng nên nhiều đối tượng khác vẫn bất chấp pháp luật để móc nối, viết đơn xin gia nhập vào tổ chức này.

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Ngày 1/4, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị vừa nhận được phản hồi từ người dân là anh Hoàng Thanh Bình (trú ở 289 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội) về việc CBCS kịp thời giúp đỡ con anh là cháu Hoàng Quý A. bị lạc đường về với gia đình.

“Ngày giải phóng” là cách gọi mà Tổng thống Donald Trump đặt cho thời điểm Mỹ sẽ bắt đầu áp dụng thuế quan đối ứng nhắm đến tất cả các quốc gia. Theo dự kiến, thuế đối ứng sẽ được Nhà Trắng công bố vào ngày 2/4 tới. Các nhà kinh tế nhận định, động thái này là cao trào của chính sách thương mại “Nước Mỹ trên hết” - sắc lệnh hành pháp mà ông Trump đã ký ngay trong ngày đầu nhậm chức, với mục tiêu khôi phục lĩnh vực công nghiệp sản xuất của Washington.

Những nữ tuyển thủ bóng chuyền như Bích Tuyền, Thanh Thúy có nhiều cơ hội xuất ngoại. Khi họ lọt vào tầm ngắm của các tuyển trạch viên nước ngoài thì vấn đề chỉ nằm ở quyết định có sẵn sàng thử sức hay không.

Hòa Tú 1 là xã căn cứ kháng chiến của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Nơi trước năm 1975 là vùng “bom cày, đạn xới” không chỗ nào không có dấu vết tàn phá khốc liệt của kẻ thù. Nhưng giờ đây, vùng đất này đã “thay da đổi thịt”. Từ vùng “đất chết”, Hòa Tú 1 trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM)…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.