Công an Nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

"Hùm xám Tiểu Cần" và những trận đánh huyền thoại

09:13 16/04/2010
Ông có vóc dáng nhỏ bé, vì thế tên thường gọi là Sáu Nhỏ. Thế nhưng, đồng chí, đồng đội và nhân dân huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh đã gọi ông bằng cái biệt danh trìu mến và nể phục: “Hùm xám Tiểu Cần”. Bọn giặc cũng từng treo giải thưởng 10 lượng vàng cho kẻ bắt hoặc giết được ông "Hùm xám". Thế nhưng, ông đã đi qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chỉ huy đơn vị lập nhiều chiến công.

Ông chính là Nguyễn Văn Hơn, SN 1919, nguyên Trưởng Công an xã Long Thới, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, vừa được Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, nhìn đám lính Nhật cầm kiếm, cầm súng đi lại nghênh ngang ở trung tâm xã Tập Ngãi hà hiếp người sở tại, ông Hơn đã bàn tính với một số người bạn thân cách lấy vũ khí của lính Nhật. Khi có tên lính nào đi lại hống hách một mình trên đường, ông Hơn và mấy người bạn đi tới, giả vờ làm quen rồi bất ngờ quật ngã, giật khẩu súng và cây kiếm của hắn.

Ngày 10/8/1945, hành động dũng cảm cướp súng Nhật của ông Nguyễn Văn Hơn đã được tổ chức Thanh niên Tiền phong xã Tập Ngãi biết. Tổ chức đã vận động ông tham gia và trở thành một trong những đội viên Thanh niên Tiền phong gương mẫu và dũng cảm trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 tại huyện Tiểu Cần. Một tháng sau, sau khi nghe báo cáo về việc cướp súng Nhật của ông Hơn, đồng chí Dung Văn Phúc, thường gọi là Dương Quang Đông, Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh, trực tiếp chỉ đạo Quốc gia tự vệ cuộc tỉnh (tên gọi Công an Trà Vinh lúc bấy giờ) đã mời ông Hơn đem súng lên nộp và quyết định giữ ở lại làm đội viên. Vậy là từ đây, đồng chí Nguyễn Văn Hơn đã chính thức gia nhập lực lượng Công an, mở ra thời kỳ đấu tranh tự giác trong hàng ngũ Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Quốc gia tự vệ cuộc tỉnh Trà Vinh.

Mỗi ngày, ông Hơn cùng 5-6 đồng đội sử dụng xe ôtô thu được của địch đến các vùng "thu gom" súng, đạn của bọn hương chức, hội tề và quan lính Tây bỏ lại, đem về trang bị cho chính quyền cách mạng. Năm 1946, đồng chí  Hơn được cử làm Đội trưởng Đội Trừ gian huyện Kế Sách (Sóc Trăng), rồi làm Đội trưởng Đội Tự vệ huyện Long Phú (Sóc Trăng) với nhiệm vụ phá lộ, phá cầu, trừ gian, diệt tề.

Tháng 2/1947, được lệnh cấp trên, ông Hơn trở về huyện Tiểu Cần và nhận nhiệm vụ Trưởng đội Công an Xung phong huyện Tiểu Cần. Quân số đầu tiên của Đội chỉ có 8 người với vũ khí vẻn vẹn là 5 khẩu súng lửa tự tạo nhưng phải đảm nhận nhiệm vụ rất nặng nề là: diệt ác, trừ gian, phá kềm nhằm tạo tình hình bất ổn định tại những nơi mà kẻ địch cho là an toàn nhất và phục vụ cho các phong trào đấu tranh của nhân dân từng bước phát triển.

Trăn trở với nhiệm vụ, ông Hơn lên Ty Công an Trà Vinh xin cấp thêm vũ khí thì được biết đây là tình hình khó khăn chung. Trên đường về căn cứ, ngang qua chợ Tiểu Cần, vùng trung tâm đóng quân của địch, đồng chí càng hiểu sâu sắc lời khuyên của cấp trên "Súng trong kho của địch là súng của anh em mình". Tình cờ thấy một tên trung sỹ địch thường áp giải tù nhân chính trị, ông đã mưu trí, tiêu diệt đối tượng, thu một súng.

Năm 1947, được lệnh triệt hạ đồn Cầu Đúc, một căn cứ được canh phòng nghiêm mật, làm lá chắn cho dinh quận trưởng của địch, ông đã thực hiện cách đánh táo bạo. Khoảng 11h trưa, đợi bọn lính gác vào trong ăn cơm, toàn Đội Công an Xung phong bí mật áp sát đồn yểm trợ, một mình ông Hơn đột nhập vào đồn, thẳng đến phòng tên đội trưởng, tiêu diệt  hắn. Cùng lúc, toàn đội ập vào đồn tiêu diệt luôn 5 tên, thu 6 khẩu súng rồi rút an toàn mà bọn địch trong dinh quận không kịp phản ứng.

Trận tiêu diệt tên Bố Ngự, một hương quản khét tiếng gian ác, nhiều nợ máu ở xã Tân Hòa (Tiểu Cần) của ông Hơn và đồng đội được coi như đòn chí mạng vào bọn địch, khiến bọn ác ôn trong vùng hoảng sợ. Nhiều lần bị dân quân, du kích các xã Tân Hòa, Hùng Hòa phục kích hụt, Bố Ngự càng cảnh giác cao, nhà cửa luôn có bọn tay chân thuộc hạ canh phòng nghiêm ngặt.

Một đêm giữa năm 1948, ông Hơn cùng anh em trong Đội bí mật áp sát các cửa ra vào mà tên Bố Ngự không hề hay biết. Đến 2h sáng, một tên lính bảo vệ vừa mở cửa bước ra ngoài, lập tức ông Hơn cùng đồng đội ập vào diệt gọn 3 tên lính. Nghe động, biết nguy hiểm, Bộ Ngự tháo chạy ra cửa nhà sau. Đồng chí Hơn, bằng thế võ điêu luyện, phóng lên, dùng chân kẹp chặt cổ và dùng dao hạ Bộ Ngự. Toàn đội thu được 4 súng và rút lui an toàn. Sau trận này, nhiều tên ác ôn trong vùng hoảng sợ, phải nhờ người thân đến gặp đồng chí Hơn hứa hẹn sẽ không gây nợ máu nữa.

Trong các cương vị công tác, ông đã chỉ huy và trực tiếp tham gia hàng trăm trận diệt ác, trừ gian, đánh chiếm đồn bốt của địch, bảo vệ phong trào quần chúng đấu tranh cách mạng ở địa phương. Riêng bản thân đồng chí đã trực tiếp tiêu diệt 39 tên ác ôn, tịch thu của kẻ địch để trang bị cho lực lượng 67 súng các loại, đánh chìm và phá huỷ 2 tàu lương thực của địch.

Năm 1957, ông Hơn được điều động làm Trưởng ban Quân báo Tiểu đoàn Giáo phái ở Vĩnh Long. Tháng 10 năm đó, trong một chuyến công tác, ông đã bị kẻ địch bắt, đày ra nhà tù Côn Đảo. Trong ngục tù của địch, bị tra tấn hết sức dã man nhưng ông Hơn tiếp tục đấu tranh, nêu cao tinh thần dũng cảm, kiên cường, giữ vững khí tiết người Cộng sản.

Năm 1973, được trao trả theo Hiệp định Paris và vì lý do sức khỏe ông Hơn được phép trở về địa phương. Sau năm 1975, ông vẫn tiếp tục đảm nhiệm chức Trưởng Công an xã Long Thới và nhiều chức vụ khác, cũng như tham gia nhiều công việc góp phần giữ gìn ANCT và TTATXH ở địa phương. Ông mất năm 2005 nhưng tên tuổi của ông đã trở thành niềm tự hào của Công an tỉnh Trà Vinh, các đồng chí, đồng đội

T.Hoà - H.Giang

Chiều 18/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội cho biết vừa phối hợp lực lượng chức năng phát hiện hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng của Công ty Cổ phần Thảo dược Mộc Can có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vụ việc cho thấy những thủ đoạn ngày càng tinh vi trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm "thổi phồng" công dụng, gây hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 22 bị can trong vụ án “Buôn lậu”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Quốc tế Tài Lộc (viết tắt là Công ty Tài Lộc), Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải phòng khu vực II (viết tắt là Chi cục Hải Quan II) và các đơn vị liên quan.

Như Báo CAND đã thông tin về tình trạng xung đột quyền lợi gay gắt giữa cư dân sinh sống tại các chung cư hạng sang và chủ sở hữu căn hộ chung cư tham gia ứng dụng Airbnb cho thuê căn hộ ngắn ngày để phục vụ người dân có nhu cầu. Trong khi Bộ Xây dựng khẳng định pháp luật không cấm hoạt động này, nhưng đỉnh điểm của tình trạng mâu thuẫn lợi ích tiếp tục diễn ra sau văn bản của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh trả lời đơn vị quản lý, vận hành, khai thác chung cư Hà Đô trên đường 3/2 quận 10 vào ngày 1/4 vừa qua…

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Ngọc Linh và bị can Nguyễn Thành Ngôn (hai cựu Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận) và 24 đồng phạm trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

Tự quảng cáo mình là kế toán, có kinh nghiệm làm kế toán thuế cho nhiều doanh nghiệp, chuyên giúp các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục hoàn thuế GTGT được hưởng lợi cao, tin vào lời “chém gió” của Nguyễn Thị Thu, nhiều bị hại đã chuyển tiền cho Thu để nhờ làm thủ tục hoàn thuế GTGT và bị chị ta chiếm đoạt.

Ngày 18/5, Công an TP Hà Nội cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục những khó khăn về điều kiện thời tiết mưa gió, địa hình trơn trượt, dốc cao và sự phối hợp, hỗ trợ của người dân địa phương, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH đã kịp thời giải cứu nhóm 5 người mắc kẹt tại núi Hàm Lợn, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Chất thải nông nghiệp, bao bì đựng phân, vỏ thuốc bảo vệ thực vật chất đống tràn lan đã bị nước mưa cuốn trôi xuống các mương, suối thoát nước không chỉ gây un tắc dòng chảy, thiệt hại hoa màu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan, môi trường của TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.