Khi cảnh sát hình sự băng rừng, truy bắt tội phạm

06:51 13/09/2005

Câu chuyện bắt đầu từ thông tin có một người đàn ông chết... trong chăn. Xác chết là ông Lò Văn Thanh, người Thái, sống đơn độc trong căn nhà rách nát trên nương. Lúc các chiến sĩ cảnh sát vào bản thì thấy người ta đang làm lễ để chuẩn bị đem chôn vì ai cũng nghĩ rằng ông Thanh chết bất đắc kỳ tử...

Khi chết ông vẫn nằm trên giường, trong tấm chăn đắp ngay ngắn, đồ vật không có gì xáo trộn.

Tuy nhiên, với các điều tra viên thì vết bầm tím ở cổ đã nói lên nguyên nhân cái chết của ông. Qua điều tra mới biết ông Thanh đã mất một con trâu và một con bò, như vậy rõ ràng bọn trộm đã siết cổ ông Thanh để cướp trâu, bò. Các trinh sát được tung vào rừng và phát hiện trên con đường mòn xuyên qua rừng Nậm úm, xã Mường Chùm thi thoảng xuất hiện hai vết chân trâu, bò cùng đi một hướng.

Các điều tra viên xác định được thủ phạm là hai tên, một tên dắt trâu, một tên dắt bò. Trung tá Nguyễn Đức Đồng, Phó trưởng Phòng PC14 (Phòng CSĐT tội phạm về TTXH) của Công an Sơn La cùng các trinh sát đội mưa, vạch đêm luồn rừng, cứ nhằm hướng Mai Sơn mà đi. Đến khoảng 8h sáng hôm sau thì ra đến quốc lộ 6, đoạn gần thị trấn Hát Lót (Mai Sơn, Sơn La). Các mũi trinh sát được rải đi lùng sục các lò mổ và đã tìm ra trâu bò của ông Lò Văn Thanh nhốt trong nhà chị Nguyễn Thị Lan, ở tiểu khu 9, thị trấn Hát Lót. Chị Lan nói rằng, có 2 thanh niên bán cho chị.

Các trinh sát phải căng ra để xác minh, sàng lọc hàng ngàn đối tượng nghiện ngập ở 3 khu vực chính gồm thị xã Sơn La, huyện Mai Sơn, huyện Mường La. Hai đối tượng Vũ Văn Hà, 27 tuổi, trú tại phường Quyết Thắng, thị xã Sơn La và Lò Văn Mẳn, 16 tuổi, trú tại bản Nà Kham, xã Mường Chùm, Mường La nằm trong diện nghi vấn. Từ khi vụ án xảy ra, hai đối tượng này vẫn không về nhà.

Không kịp nghỉ ngơi ngày nào, các trinh sát lại tiếp tục lần đến từng ngõ phố ở Hát Lót để dò hỏi và những người hành nghề xe ôm đã nhận diện được hai tên này. Chúng đã thuê xe ôm vào xã Chiềng Ban, Mai Sơn. Các mũi trinh sát tiếp tục rà soát ở các bản thuộc xã Chiềng Ban và tóm gọn hai kẻ giết người khi chúng đang lẩn trốn trong rừng thuộc bản Củ, xã Chiềng Ban, Mai Sơn.

Một dịp hiếm hoi khi các cán bộ, chiến sĩ PC24 Công an tỉnh Sơn La tập hợp khá đầy đủ tại trụ sở.

Nói đến chuyện trộm trâu, trộm bò thì có lẽ Sơn La là địa bàn nóng bỏng nhất cả nước. Từ năm 2000, tình hình mất cắp trâu bò diễn ra liên tục khiến người dân hoang mang tột độ, ảnh hưởng đến tình hình ANTT tại địa bàn. Những con trâu, bò mà bọn trộm cướp được bị trộn lẫn vào đàn trâu, bò, ngựa cả trăm con nhập từ Lào về rồi tống lên những chiếc xe tải cỡ lớn chuyển về các lò mổ dưới xuôi, thậm chí vào cả trong Nam để xẻ thịt, do vậy, việc khám phá đối tượng, truy tìm tang vật là hết sức khó khăn.

Đầu tháng 11/2003, Phòng CSĐTTP về TTXH đã báo cáo Ban giám đốc Công an tỉnh Sơn La thành lập chuyên án nhằm truy quét bằng được băng nhóm tội phạm trộm cắp trâu bò trên địa bàn tỉnh. Đích thân các đồng chí trong Ban chỉ huy cùng anh em xuống địa bàn phá án.

Suốt 4 tháng trời các chiến sĩ đi bộ triền miên trong rừng, không có phương tiện thông tin liên lạc, thậm chí cũng không có ai bán rau, bán thức ăn, hay gạo nước gì. Các anh phải gùi theo gạo, lương khô, xách theo can nhựa đựng nước rồi vào nhà dân nấu cơm nhờ, ngủ nhờ ở mái lán của các thầy cô giáo cắm bản, kê tạm vài mảnh gỗ tranh thủ ngả lưng.

Thấy cán bộ công an vất vả, đã có người mang gà, mang rau biếu cán bộ; có người giúp đỡ cán bộ truy tìm dấu tích các vụ trộm cắp trâu, bò. Thậm chí, bà con còn cắt cử nhau dẫn đường cho cán bộ đi ròng rã suốt 4-5 ngày đêm để vào những vùng Nà Há, Nậm Ty của huyện Sông Mã, nơi xa nhất của tỉnh Sơn La, giáp với Điện Biên. Từ việc mật phục bắt quả tang tên Cà Văn Chiền và tên Lò Văn Muôn đang dắt 5 con trâu xuyên rừng ra thị trấn Sông Mã đã bắt tiếp được tên Hà Văn Ân và tên Lò Văn Phong đang dắt 3 con trâu, 2 con bò đi tiêu thụ.

Từ đây, hàng loạt những tên “trâu tặc, bò tặc” liên tiếp sa lưới pháp luật. Các anh đã khám phá ra tất cả các đường dây và phát hiện ra rằng, trộm trâu, bò đã thành “nghề” ở một số vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Số lượng trâu bò chúng đã dắt trộm không biết bao nhiêu mà kể, bởi bản thân chúng cũng không nhớ nổi. Giờ đây, những tên trộm đều đã vào tù bóc lịch.--PageBreak--

Trong năm 2003, Phòng CSĐTTP về TTXH, Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp với lực lượng cảnh sát điều tra các cấp khám phá, làm rõ 713/755 vụ phạm pháp hình sự, bắt và xử lý 1.006 đối tượng. Tỉ lệ điều tra khám phá đạt 96%, trong đó, tỉ lệ các vụ trọng án được khám phá trên địa bàn mênh mông này là 100%. Năm 2004, có 61 chuyên án được xác lập và đấu tranh triệt phá thành công 58 chuyên án. Còn lại 3 chuyên án đang điều tra, khám phá tiếp.

Nhìn vào những con số này tưởng là đơn giản, mấy ai biết rằng, đằng sau đó là bước chân lội rừng với nỗ lực đầy trách nhiệm của các chiến sĩ trong lực lượng công an tỉnh, huyện và xã. Một khó khăn đối với các chiến sĩ là các vụ trọng án thường xảy ra ở vùng sâu, vùng xa, mỗi bản cách nhau cả ngày đường đi bộ và mỗi chòm dân cư chỉ có dăm bảy nóc nhà. Thế nên, khi anh em đến hiện trường thì các thi thể đã thối rữa, hiện trường có nhiều thay đổi, hung thủ đã cao chạy xa bay. Thậm chí, đồng bào không biết cách bảo vệ hiện trường nên đem chôn hoặc thiêu xác ngay.

Các cán bộ điều tra muốn khai quật tử thi lên để mổ xẻ cũng không phải dễ. Công việc thì nhiều, địa bàn rộng, biên chế lại ít, chỉ có 17 điều tra viên, 17 trinh sát, thành thử ở phòng, mỗi chiến sĩ đều phải lên lịch đi rừng hết ngày này đến ngày khác, thậm chí phải thụ lý kiêm nhiệm vài vụ án một lúc, có khi đang giải quyết vụ này lại phải nhận ngay một vụ phức tạp ở nơi xa xôi khác. Tuy nhiên, điều làm anh em trăn trở hơn cả là sự chậm hiểu biết pháp luật đến khó tin của đồng bào ở không ít vụ án đường rừng.

Thôm Mòm (Thuận Châu) không còn lạ gì với bạn đọc bởi nó đã xuất hiện quá nhiều trên báo chí. Nơi đây có tới hàng chục án tử hình và rất ít gia đình không dính đến ma túy. Hầu hết các đối tượng đều phải đền tội, duy có tên Lò Văn Nam, 43 tuổi, ở bản Ba Nhất cứ nhởn nhơ thách thức với các cơ quan pháp luật. Hắn có tới 5 lệnh truy nã của 5 tỉnh khác nhau.

Nam vẫn ngang nhiên buôn bán ma túy và lẩn trốn trong rừng già Bản Tra, xã Púng Tra như một con thú hoang. Bị truy bắt ráo riết, Nam trốn vào rừng sống trong hang hốc, trong các lán tạm của người đi rừng, của người làm nương rẫy, thậm chí hắn còn dựng lều, làm “tổ” trên cây để lẩn trốn sự truy đuổi của pháp luật. Mấy đường dây buôn bán ma túy do hắn điều khiển đều bị phá, các đối tượng lần lượt tra tay vào còng, còn hắn thì chưa.

Với quyết tâm phá án, tóm bằng được tên tội phạm ma mãnh này, ngày 26/8/2003, 18 trinh sát tinh nhuệ nhất của Phòng CSĐTTP về TTXH, Công an tỉnh Sơn La đã được điều về địa bàn. Để tránh đánh động, đợi đến 20h anh em mới lên đường. Con đường từ thị trấn Thuận Châu vào đến bản Tra, nơi tên Nam thường trú ngụ dài tới 40 km, toàn núi cao dốc ngược, vực thẳm. Anh em phải cắt rừng mà đi, tránh để dân phát hiện, tránh tiếng chó sủa.

Hôm đó trời mưa tầm tã, rét thấu xương nhưng anh em lại không được mặc áo mưa để tránh tiếng động. Đêm tối mù mịt, nhưng đèn pin cũng không được soi. Mưa lớn, đường trơn, lên dốc đã khó, xuống dốc lại trơn trượt xô cả vào nhau, chân tay, da thịt bị gai rừng xé rách, máu chảy nhòe nhoẹt. Lúc đói quá nhìn những nương ngô non của đồng bào mà thèm nhưng nghĩ đến cảnh đồng bào đói kém mà anh em đành nhai mì sống, uống nước suối rồi chấp nhận vác cái bụng âm ỉ đau đi phá án.

Khiếp nhất là cái cảnh vắt cắn. Cứ đi một đoạn lại cởi áo ra giũ, vắt hút máu căng bụng rơi lả tả. Lúc còn cách chiếc lán đi nương giữa rừng bản Tra vài trăm mét, anh em phải dàn hàng ngang, vạch lá rừng dày đến gang tay rồi đằm mình chúi từng mét như đàn giun bò. Cùng lúc, các trinh sát ập vào lán, tuy nhiên trong lán không có ai. Sờ chăn vẫn thấy còn hơi ấm, xác định đối tượng vừa mới ở đây.

Nếu bỏ cuộc sẽ bị lộ, đối tượng sẽ thận trọng hơn, do vậy anh em đều quyết tâm tiếp tục vào rừng. Đi chừng nửa tiếng thì phát hiện ra một cái lán nữa. Vừa lúc các trinh sát bò vào lán thì tên Nam cũng vùng dậy rút súng bắn. Trinh sát Lê Nam tung người đá văng khẩu K59 đạn đã lên nòng, rồi khóa tay hắn lại. Lúc này, nhìn đồng hồ đã là 2h sáng, mưa rào rát mặt. Dù đã mệt mỏi, song các anh phải dẫn giải đối tượng ngay trong đêm, vì sợ trời sáng đồng bọn của “ông trùm” ma túy này kéo đến giải vây thì cực kỳ nguy hiểm...

Pham Ngọc Dương

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文