Người chỉ huy với những trận đánh sinh tử nơi đất Cảng

12:47 06/12/2015
Để chiến đấu với tội phạm đất Cảng không chỉ bằng vũ thuật, bằng bản lĩnh mà còn bằng cái đầu lạnh và trái tim nóng. Anh là Đại tá Lê Hồng Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng, đại biểu của Bộ Công an tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX…

Hoạt động của các đối tượng hình sự đất Cảng vốn nổi tiếng trong giới giang hồ cả nước. Không biết bao nhiêu trận đánh, anh phải đối mặt với các đối tượng phạm tội có vũ khí nóng. Bao lần súng đã nổ và bao lần anh đã phải tung người, hất văng khẩu súng ra khỏi bàn tay lạnh lùng và liều lĩnh của đối tượng để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân và chính những người đồng đội của mình.

Để chiến đấu với tội phạm đất Cảng không chỉ bằng vũ thuật, bằng bản lĩnh mà còn bằng cái đầu lạnh và trái tim nóng. Anh là Đại tá Lê Hồng Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng, đại biểu của Bộ Công an tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX…

Những lần trực diện với hiểm nguy

Từ những ngày còn trực tiếp là trinh sát, sau này trở thành Phó trưởng Công an quận An Dương; Phó, rồi Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng, hầu như không có trận đánh lớn nào của đơn vị thiếu sự có mặt, chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Lê Hồng Thắng. 

Như một sự sắp đặt của số phận, và có lẽ do đặc trưng của tội phạm đất Cảng nên rất nhiều trận bắt giữ đối tượng, anh Thắng phải đối diện với tội phạm có vũ khí nóng. Nhiều khi súng đã lên đạn, nòng súng đã chĩa thẳng vào đầu người chỉ huy nhưng với sự dũng cảm, bản lĩnh, kinh nghiệm và trình độ vũ thuật cao, anh đã đánh bay vũ khí, “hạ gục” đối tượng, đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân và đồng đội.

...Vũ Văn Hải, tức Hải “phú”, trú tại phường Năng Tĩnh, TP Nam Định, là một tay giang hồ cộm cán, từng có 5 tiền án và liên quan đến một đường dây mua bán 100 bánh heroin. Trước đó, Hải “phú” từng bị Công an tỉnh Nam Định bao vây trong một khách sạn, nhưng hắn đã dùng súng khống chế con tin, bắn trả lực lượng truy bắt, sau đó bỏ chạy lên Hà Nội. 

Đại tá Lê Hồng Thắng nhận được tin báo của Cục Cảnh sát hình sự khi tên Hải “phú” đang phóng xe máy đến Hải Dương, còn khoảng 1 tiếng đồng hồ thì sẽ đến nhà một người quen ở Hải Phòng. Lập tức, anh Thắng đến khảo sát nơi mà Hải “phú” sẽ về thăm, đó là một tiệm cắt tóc, gội đầu khá đông khách. Nếu bắt đối tượng trong tiệm thì sẽ rất nguy hiểm cho các vị khách trong đó vì có thể đối tượng lưu manh sẽ bắt họ làm con tin. 

Một “kịch bản” nhanh chóng được vạch ra ngay trong đầu vị chỉ huy đã quá nhiều kinh nghiệm đấu với tội phạm. Ngay lập tức, trinh sát tìm cớ để chủ tiệm đóng cửa và ra ngoài ăn cơm với bạn. Các trinh sát còn lại được “phân vai”: một trinh sát sẽ ngồi quán nước trước cửa tiệm cắt tóc vì chắc chắn khi đến, thấy tiệm đóng cửa, Hải “phú” sẽ ngồi đợi ở đó.

Khoảng 20 phút sau, Hải “phú” đến trước cửa tiệm cắt tóc cùng một đối tượng khác. Thấy chủ tiệm cắt tóc đi vắng, hắn ra quán nước ngồi chờ. Khi chiếc mũ trên đầu trinh sát ngồi trong quán nước hạ xuống, anh Thắng cùng một trinh sát đi xe máy xịch đến. 

Thấy người lạ, theo phản xạ, Hải “phú” đứng phắt dậy, để tay vào bụng. Đã có “kịch bản” sẵn, anh Thắng tỉnh bơ, nói to: “Chủ tiệm không biết đi đâu mà đóng cửa thế này”. Nghĩ là khách đến cắt tóc, Hải “phú” yên tâm ngồi xuống. Anh Thắng và trinh sát như những người khách cắt tóc, vào quán nước ngồi chờ. Lợi dụng lúc Hải “phú” cúi xuống, anh ra hiệu lệnh cho các trinh sát nhảy vào khống chế đối tượng. Hải “phú” không phải tay vừa, hắn thò tay rút súng. Nhưng hắn không thể nhanh hơn được Đại tá Lê Hồng Thắng. Anh đã gạt phắt tay súng của hắn, khóa tay, quật ngã đối tượng, thu giữ khẩu súng và 8 viên đạn (trong đó có 1 viên đã lên nòng).

Mở rộng chuyên án triệt phá đường dây mua bán trái phép vũ khí quân dụng do Nguyễn Văn Tiến, SN 1969, trú tại An Dương, TP Hải Phòng cầm đầu, các trinh sát xác định được đối tượng chuyên vận chuyển súng từ nơi khác về cho Tiến bán tên là Tuân, tức Tuân “Tôm” ở Hồng Bàng, Hải Phòng. Sau khi Tiến bị bắt, Tuân đã bỏ trốn. Khi truy bắt Tuân, Đại tá Thắng đã quán triệt với các cán bộ chiến sỹ hết sức thận trọng, cảnh giác vì tên Tuân vô cùng manh động, sẵn sàng dùng súng bắn trả lực lượng Công an. 

Đại tá Lê Hồng Thắng.

Một thời gian sau, phát hiện Tuân đang có mặt tại địa bàn Hải Phòng, anh Thắng trực tiếp chỉ đạo trinh sát theo dõi chặt chẽ mọi di biến động, chờ thời cơ hắn mất cảnh giác sẽ bắt gọn. Khi đến khu vực đã chọn, anh Thắng ngồi sau xe môtô của một trinh sát điều khiển áp sát, ép xe tên Tuân vào lề đường. Hung hãn, tên Tuân rút súng chĩa về phía trinh sát siết cò. Không phút do dự, nhanh hơn đường bay của viên đạn, anh Thắng nhảy lên, đá văng khẩu súng khỏi tay tên Tuân, quật ngã đối tượng, thu 1 khẩu súng col xoay và 5 viên đạn (1 viên đã lên nòng)…

“Điều quan trọng là phải có một “kịch bản” bắt giữ tính toán cụ thể, các “diễn viên” tuy chỉ vào vai một lần nhưng phải “ngọt” và phối hợp ăn ý với nhau. Khi đối mặt với súng đạn không được do dự, bởi nếu chỉ chậm một giây có thể thương vong sẽ thuộc về chúng ta” - anh Thắng chia sẻ. Và anh nói vui, bây giờ phải bắt những đối tượng có sử dụng súng đạn thì mới cảm giác “kỳ phùng địch thủ”.

Ân và uy để cảm hóa người phạm tội

Nghề Cảnh sát hình sự không chỉ đơn thuần là bắt giữ các đối tượng phạm tội, mà phải cảm hóa họ bằng chính cái “ân” và “uy” của người chỉ huy. Bao năm vào sinh ra tử với nghề đã tạo lên cái uy của người chỉ huy. Đối với các đối tượng phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật, vụ việc nào cần bắt, xử lý hình sự là kiên quyết bắt, vụ nào căn cứ trên cơ sở pháp luật có thể không xử lý hình sự thì thay bằng các biện pháp khác. Còn cái “ân” của người chỉ huy này đã được giới giang hồ Hải Phòng đồn thổi với nhiều câu chuyện có thực đã xảy ra.

“Tội phạm, dù cộm cán đến đâu vẫn là con người, vẫn có sự lương thiện ẩn khuất trong họ. Mình dùng chính tấm lòng và sự giúp đỡ chân thành sẽ cảm hóa được họ trở về với cái thiện” - anh Thắng cho biết. 

Anh kể về trường hợp của đối tượng X. (ngay cả cái tên đối tượng, người chỉ huy nhân hậu này cũng không muốn đưa lên báo, sợ ảnh hưởng vì họ đã ra tù và trở thành người lương thiện). X. bị bắt giữ về tội cướp tài sản, qua tìm hiểu hoàn cảnh, anh Thắng được biết vợ đối tượng đang có thai tháng thứ 9, chuẩn bị sinh em bé.

Hoàn cảnh kinh tế của hai vợ chồng khó khăn, phải đi thuê trọ và cũng không còn tiền để sinh con nên X. đã nhắm mắt làm liều, đi cướp xe máy của người đi đường. Anh Thắng đã cho người vợ gặp mặt chồng với điều kiện “không được khóc, phải đảm bảo sức khỏe”, động viên chồng chấp hành tốt quy định của pháp luật, sớm trở về. Mấy ngày sau, vợ X đẻ, không có tiền. Anh Thắng đã trực tiếp xuống bệnh viện nhờ bác sỹ đỡ đẻ cho cô, tặng quà cho 2 mẹ con qua những ngày khó khăn ban đầu. 

Khi X. được gia đình kể lại những nghĩa tình của người chỉ huy Cảnh sát hình sự đất Cảng, anh ta khóc rưng rức. Kể từ đó, X. quyết tâm cải tạo tốt và đã sớm được trở về với vợ con. Việc đầu tiên X. làm khi ra trại là đến cảm ơn “chú Thắng”. Sau này, nhờ sự giúp đỡ của anh Thắng và mọi người, X. đã mở được một cửa hàng sửa chữa xe máy, hai vợ chồng và đứa con nhỏ sống đầm ấm, lương thiện.

Rồi còn nhiều đối tượng phạm tội khác khi ra tù vẫn đến cảm ơn và được Đại tá Lê Hồng Thắng tạo điều kiện, giúp đỡ cho một công việc tử tế để thực sự trở về cuộc đời lương thiện. “Ít nhất có 3 người đã trở thành giám đốc, phát triển kinh tế rất tốt, có người còn nhận tôi là bố nuôi” - anh Thắng cười rất hào sảng. 

Chính vì cái “ân” và “uy” của anh được lan truyền trong giới giang hồ nên nhiều đối tượng mặc dù không hề biết mặt anh vẫn rất nể khi nhắc đến cái tên Thắng “Phẩm”. Như đối tượng giang hồ cộm cán Hùng “rơi”, chỉ chịu buông vũ khí khi nghe thấy tiếng loa kêu gọi đầu hàng bên ngoài: “Tôi, Thắng “Phẩm” đây, đề nghị anh ra đầu thú để hưởng khoan hồng của pháp luật”…

T. Hòa - P. Thủy

Thượng tá Nguyễn Văn Quân, Trưởng Công an huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An cho biết, ngoài nhiệm vụ đảm bảo ANTT trong dịp lễ 30/4, CBCS Công an huyện vẫn tiếp tục thực hiện chương trình mang nước sạch đến các xã bị hạn mặn, thiếu nước sinh hoạt, nước uống, giúp người dân có đủ nước dùng đến khi nào cơn hạn mặn chấm dứt…

Hiện nay, ở Quảng Bình nhiều thủ tục hành chính đã được thực hiện nhanh, gọn, hiệu quả nhờ chuyển đổi số. Để đạt được kết quả đó, Công an tỉnh Quảng Bình đã đồng hành cùng với các cấp, các ngành trong thực hiện chuyển đổi số với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng chính quyền số, Chính phủ điện tử. Với nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực và hiệu quả, Công an tỉnh Quảng Bình đang tiên phong trong chuyển đổi số để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Thời tiết nắng nóng có xu hướng gia tăng về cường độ ở khu vực miền Trung và Bắc Bộ trong ngày hôm nay cũng như nhiều ngày tới khi nền nhiệt độ có nơi vượt ngưỡng 39 độ C, đặc biệt gay gắt và oi bức. Nắng nóng trên cả nước có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.

 Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Sơn La: Từ chiều 17/4 đến ngày 24/4, trên địa bàn tỉnh Sơn La xuất hiện giông lốc, mưa đá trên diện rộng, gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhà nước và người dân.

Chiều 25/4, Đoàn công tác của Bộ Công an do Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại Công an tỉnh Kon Tum. Cùng tham gia đoàn công tác của đồng chí Thứ trưởng có đại diện lãnh đạo các cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.

Trong lúc đang vận hành trên đường quốc lộ 1A, một xe ôtô đầu kéo bất ngờ bốc cháy từ phía bên phải phần đầu cabin. Lực lượng Cảnh sát chữa cháy khẩn trương đến hiện trường dập tắt ngọn lửa, giảm thiểu thiệt hại tài sản.

Nhập viện với đôi môi sưng to gấp nhiều lần bình thường, cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tá hoả khi được thông báo đôi môi đã bị viêm nhiễm rất nặng. 3 ngày trước, vì thích làm đẹp, cô gái đã đến một spa để cắt môi hình trái tim với giá 7 triệu đồng.

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.

Mười năm trước, tháng 3/2014, có dịp ra Hà Nội, tôi đến thăm Đại tá Lê Trọng Nghĩa - nhân chứng ở Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm ấy đã 92 tuổi nhưng trước chồng tư liệu lịch sử, ông vẫn tìm ra bức ảnh “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các sĩ quan cao cấp đang thông qua phương án tác chiến tại Sở chỉ huy mặt trận ở bản Nà Táu”. Ông sôi nổi kể lại sự kiện lịch sử mà ông là một nhân chứng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文