Nhiều chiến sĩ Công an kịp thời hiến máu cứu người

08:43 26/09/2016
Ngày 26-9, Đại tá Trần Duy Trường - Trưởng Công an huyện Ea Kar – tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa tổ chức tuyên dương nhiều CBCS trong đơn vị đã tích cực tình nguyện tham gia hiến máu, góp phần kịp thời cứu sống hai bệnh nhân.

Trước đó, vào ngày 13-6, chị Lý Thị Chức (30 tuổi), trú tại thôn 22, xã Cư Bông, huyện Ea Kar, sau khi sinh cháu trai Bế Đình Long ở Trạm y tế xã thì bị băng huyết. Các bác sỹ liền chuyển chị Chức lên bệnh viện khu vực 333.

Tuy nhiên, do quãng đường khá xa nên chị Chức bị mất rất nhiều máu. Khi đến nơi thì chị Chức đã ngất lịm đi. Các chỉ số huyết áp và mạch của chị Chức kiểm tra đều bằng 0. Các y, bác sỹ xác định tình trạng của chị Chức đang rất nguy kịch cần phải được truyền máu và phẫu thuật gấp, nếu không sẽ tử vong.

Đồng chí Nguyễn Đình Lợi (ngoài cùng bên phải) và lãnh đạo Công an huyện Ea Kar đến thăm, tặng quà, động viên gia đình cháu Lương Chí Trung.

Thế nhưng, lúc này trong kho dự trữ của bệnh viện không còn máu nhóm A - cùng nhóm máu với chị Chức. Người nhà chị Chức cũng không có ai cùng nhóm máu. Không có máu thì không thể phẫu thuật cho chị Chức được.

Trong tình thế nguy cấp đó, bác sỹ Phạm Văn Dần – Giám đốc Bệnh viện 333 – nhớ đến chuyện CBCS Công an huyện Ea Kar rất nhiệt tình với phong trào hiến máu nhân đạo nên điện thoại cho Đại tá Trường thông tin lại sự việc.

Do trước đó, Công an huyện Ea Kar đã lập danh sách những đồng chí có cùng nhóm máu nên Đại tá Trường đã điện cho hai đồng chí có máu nhóm A là Lê Văn Đức – cán bộ Đội Cảnh sát hình sự - và Nguyễn Thanh Tuấn – sinh viên Trường Đại học Cảnh sát nhân dân đang thực tập tại đơn vị. Đang đi công tác ở địa bàn xã Ea Sar cách Bệnh viện khoảng 20km, hai đồng chí Đức và Tuấn tức tốc chạy đến Bệnh viện 333 để cho máu.

Nhờ có số máu của đồng chí Đức và Tuấn, Bệnh viện 333 đã truyền máu và phẫu thuật, xử lý tai biến cho chị Chức an toàn.  Sau đó, chị Chức đã dần hồi tỉnh trong niềm vui vỡ òa của gia đình và các y, bác sỹ.

Hiện, sức khỏe của chị Chức đã hồi phục và ổn định. Bà Lâm Thị Mót - mẹ của chị Chức xúc động nói: “Nếu không có các chú Công an huyện Ea Kar cho máu kịp thời, sự giúp  đỡ tận tình của các bác sỹ thì bà đã mất đi một cô con gái và thằng Nông - cháu ngoại của bà - số phận rồi không biết thế nào khi mất mẹ vừa lúc lọt lòng”.

Sau khi sự việc xảy ra, chị Chức và gia đình đã gửi cảm ơn đến lãnh đạo, tập thể CBCS Công an huyện Ea Kar cũng như cá nhân hai đồng chí Đức và Tuấn. Không những thế, gia đình còn xin nhận đồng chí Đức làm người thân trong gia đình và là bố nuôi của cháu Long.

Tiếp đến, ngày 15-9, cháu Lương Chí Trung (7 tuổi), trú tại thôn Thanh Sơn, xã Ea Sar, huyện Ea Kar, có máu nhóm A, bị bệnh giảm tiểu cầu, nhập Bệnh viện Đa khoa huyện Ea Kar. Trong kho của bệnh viện lúc đó cũng không còn máu nhóm A. Người nhà của cháu có mặt ở đó cũng không ai cùng nhóm máu.

Được tin, lãnh đạo Công an huyện Ea Kar đã điện báo, điều đồng chí Đức cùng các đồng chí cùng máu nhóm A gồm Nguyễn Đình Lợi, Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Văn Có và Nguyễn Thị Thanh Thủy đến ngay bệnh viện để cho máu.

Nhờ số máu này, cháu Trung đã qua cơn nguy hiểm, được trở về với vòng tay yêu thương của gia đình. Cũng như bà Mót, ông Lương Văn Ổn – là ông nội của cháu Trung – mỗi lần nhắc đến chuyện này là lại không kiềm nổi xúc động.

Ông bảo, nếu không có sự giúp đỡ hết lòng của các đồng chí Công an và các y, bác sỹ Bệnh viện huyện thì không đã không còn được nhìn thấy mặt cháu Trung nữa rồi!

Thượng tá Đàm Văn Thê, Phó trưởng Công an huyện Ea Kar, cho biết thêm, những năm gần đây, CBCS trong đơn vị luôn tích cực hưởng ứng phong trào tình nguyện hiến máu nhân đạo.

Trong đó, có nhiều đồng chí đã hiến từ 4 đến 5 lần hoặc trên 10 lần. Thậm chí, đồng chí Nguyễn Thanh Phương, cán bộ Đội Điều tra Tổng hợp, đã hiến 15 lần. Và tương lai, con số này sẽ không dừng lại.

Nguyễn Trọng

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文