Những bản mật mã góp phần làm nên chiến công

08:51 01/04/2010

Trong chiến thắng của dân tộc ngày 30/4/1975 có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng cơ yếu CAND. Mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đội quân này đã thầm lặng phục vụ chiến đấu, công tác, viết nên trang sử đáng tự hào..

Tham gia chống gián điệp, biệt kích

Vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX, khi Mỹ- ngụy ráo riết triển khai hoạt động gián điệp biệt kích (GĐBK), công tác đấu tranh chống GĐBK là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong đấu tranh chống phản cách mạng của nhân dân ta. Trong 12 năm (1962-1973), địch đã tung ra miền Bắc 78 toán, gồm 463 tên và đều bị ta tóm gọn.

Để đập tan âm mưu của chúng, Bộ Công an phải mở nhiều chuyên án cùng lúc, tại nhiều địa bàn. Khi ta đã khống chế được bọn GĐBK, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là phải tìm hiểu được luật mật mã và điện đài địch sử dụng, nhằm khống chế, điều khiển nội dung các phiên liên lạc giữa các toán GĐBK với Trung tâm chỉ huy của chúng ở miền Nam, tạo điều kiện để an ninh ta đối phó với những âm mưu lâu dài của chúng. Được xác định là một trong những khâu quyết định thắng lợi của "trò chơi nghiệp vụ", nên trách nhiệm đặt lên vai lực lượng Cơ yếu trong những năm tháng chiến tranh là hết sức nặng nề.

Công trình "Phương Đông" phục vụ yêu cầu thông tin liên lạc.

Không chỉ sử dụng luật mật mã của ta để phục vụ công tác chỉ đạo của Ban chuyên án, cán bộ Cơ yếu tham gia chuyên án còn phải nghiên cứu, nắm và sử dụng luật mật mã của địch, để bắt liên lạc với Trung tâm chỉ huy của chúng. Cuộc đấu tranh này luôn diễn ra thầm lặng, tuyệt đối bí mật, nhưng cũng vô cùng cam go, quyết liệt. Chỉ cần một sai sót nhỏ nhất của bản điện mã, cũng có thể gây thất bại cho chuyên án, thậm chí, lộ hết ý đồ nghiệp vụ và đối sách đấu tranh của nhiều chuyên án khác. Vì thế, yêu cầu thận trọng, tỉ mỉ, chính xác và khẩn trương được đặt lên hàng đầu, đòi hỏi cơ yếu tổ chuyên án thường phải làm việc suốt đêm, lại phải thường xuyên di chuyển địa điểm theo "mệnh lệnh" của địch. Ròng rã 12 năm liên tục, gần 200 lượt CBCS Cơ yếu đã vượt qua mọi gian khó, hy sinh trực tiếp tham gia các chuyên án. 

Những bức điện lịch sử

Không chỉ góp phần hoàn thành nhiệm vụ ở hậu phương lớn miền Bắc, hàng trăm cán bộ Cơ yếu đã lên đường vào Nam, mang theo hàng trăm ngàn tài liệu mật mã, chi viện cho chiến trường đánh giặc. Vừa chiến đấu, lực lượng Cơ yếu CAND vừa nỗ lực hết mình để bố trí đầy đủ mạng liên lạc mật mã, đảm bảo thông suốt giữa Bộ Công an với An ninh TƯ Cục, An ninh các tỉnh và các đơn vị đặc biệt. Có mặt ở tất cả các địa bàn, từ căn cứ cách mạng đến sào huyệt của kẻ thù, các cán bộ Cơ yếu luôn dũng cảm, mưu trí và sáng tạo, để bảo vệ an toàn tài liệu mật mã và chuyển ra Bộ Công an hàng ngàn nguồn tin có giá trị chiến lược, giúp Bộ Chính trị, Bộ Công an kịp thời đánh giá tình hình và chỉ đạo phong trào cách mạng.

Bức điện lịch sử mà lực lượng Cơ yếu An ninh TƯ Cục vinh dự được giải mã vào tháng 12/1967, phải kể đến là "Kế hoạch Mậu Thân 1968" với ngày, giờ tấn công và nổi dậy của quân, dân miền Nam. Nội dung bức điện không chỉ đươc giải mã nhanh chóng, mà còn đảm bảo tuyệt đối an toàn, giúp Ban An ninh TƯ Cục chỉ đạo kịp thời, thống nhất các lực lượng An ninh hiệp đồng chiến đấu.

Tháng 9/1972, một bức điện tuyệt mật về cuộc họp giữa Bun-ke, Nguyễn Văn Thiệu và 2 cố vấn của Thiệu với Kitsingiơ về việc "chuẩn bị một Chính phủ 2 thành phần (chứ không phải 3 thành phần), phe Mỹ đa số, ta là thiểu số. Mỹ có thể bỏ Thiệu, Thiệu đã bất bình với Kitsingiơ" đã đươc Cơ yếu An ninh TƯ Cục chuyển mã về Bộ Công an. Nguồn tin cực kỳ quan trọng này được thông báo kịp thời, đã giúp Bộ Chính trị nghiên cứu và có hướng chỉ đạo phù hợp, chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

Tháng 3/1973, Cơ yếu Bộ Công an lại được mã một tài liệu quan trọng, chỉ đạo An ninh khu Sài Gòn - Gia Định thông báo bí số danh sách tuyệt mật của 110 tên chóp bu chính quyền Sài Gòn, 224 tên cầm đầu các đảng phái, tôn giáo, tổ chức phản động ở miền Nam, mà ta cần có đối sách chiến lược hay phải bắt sống một số tên. Những tin tức nóng hổi về hơn 10.000 tù chính trị cốt cán của ta bị địch đưa đi giam giữ ở nhiều nhà tù và không trao trả cho ta, cũng được Cơ yếu An ninh miền Nam mã gửi báo cáo Bộ Công an, để Bộ chính trị chủ động có đối sách bảo vệ cán bộ ta và đấu tranh hiệu quả với địch.

Đặc biệt, ngày 4/1/1975, bức điện mật về một cuộc họp nội các Sài Gòn do Thủ tướng Trần Thiện Khiêm của chính quyên Sài Gòn chủ trì, đã được Cơ yếu An ninh Sài Gòn - Gia Định mã hóa, gửi hỏa tốc về Bộ Công an. Những nhận định của địch về ta tại cuộc họp này và thông tin "Trần Văn Hương có ý tách khỏi Nguyễn Văn Thiệu" là những thông tin chiến lược rất giá trị được chuyển kịp thời.

Hơn 2 thập kỷ chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, đã có gần 500 CBCS Cơ yếu từ miền Bắc chi viện miền Nam, trong đó, 24 đồng chí đã anh dũng hy sinh. Ghi nhận chiến công sáng chói của lực lượng Cơ yếu CAND, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Huân chương Quân công hạng nhì, Huân chương Độc lập hạng ba cho lực lượng cơ yếu CAND. 2 đơn vị trực thuộc Cục Cơ yếu CAND được phong danh hiệu Anh hùng LLVTND

Thanh Hằng

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文