Những cán bộ Cục Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát, Bộ Công an góp phần làn nên những cuộc đoàn tụ

17:29 22/03/2010
Theo Biên tập viên Thu Uyên, người phụ trách chương trình NCHCCCL nói: Một trong những đơn vị tận tình giúp đỡ cho sự thành công của chương trình là Cục C27, đặc biệt là ở phía Nam, giúp tra cứu suy luận để chương trình NCHCCCL đưa ra những trường hợp giống nhất. Từ những thông tin trên, giúp ê kíp của chương trình NCHCCCL khoanh vùng những trường hợp đỡ mất thời gian và công sức. 

Thiếu tướng Triệu Quốc Kế, Cục trưởng Cục Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát (NVCS) chia sẻ với chúng tôi cái "duyên" đưa họ đến với chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly (NCHCCCL): Sau nhiều kỳ xem chương trình, cán bộ, chiến sỹ của Cục C27 rất xúc động, chứng kiến cảnh đoàn tụ sau nhiều năm của các gia đình bị ly tán. Mỗi người đều nhận thấy đây là chương trình rất nhân văn, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Họ tâm niệm một điều rằng, một cuộc tìm kiếm dù thành công hay chưa thành công đều đem lại niềm tin, nguồn hạnh phúc lớn lao cho mỗi thành viên trong gia đình và cho xã hội…

Thiếu tướng Kế chia sẻ: "Chúng tôi được giao quản lý khai thác nguồn tài sản vô giá, có nhiều dữ liệu công dân, giúp cho việc tìm kiếm đỡ tốn công sức và thời gian hơn, đồng thời có hiệu quả. Chúng tôi đặt vấn đề với đài, đóng góp sức của mình giúp những gia đình ly tán gặp gỡ nhau. Với quyết tâm và khả năng hiện có, hy vọng sẽ giúp phần nhỏ bé thành công của những người làm chương trình NCHCCCL".

Vào một ngày tháng 3/2009, chương trình NCHCCCL nhận được điện thoại Cục C27 với nội dung các thủ trưởng và chiến sỹ của Cục C27 rất hoan nghênh chương trình và có khả năng giúp đỡ… Điều này, thật đúng với mong ước của những người thực hiện NCHCCCL, bởi khi thực hiện chương trình này, họ mong muốn không chỉ các cơ quan chức năng, mà cả những người dân trong xã hội sẽ chung tay kết nối đưa những người bị ly tán trở lại với người thân.

Biên tập viên Thu Uyên, người phụ trách chương trình NCHCCCL nói: Một trong những đơn vị tận tình giúp đỡ cho sự thành công của chương trình là Cục C27, đặc biệt là ở phía Nam, giúp tra cứu suy luận để chương trình NCHCCCL đưa ra những trường hợp giống nhất. Từ những thông tin trên, giúp ê kíp của chương trình NCHCCCL khoanh vùng những trường hợp đỡ mất thời gian và công sức. 

Lãnh đạo C27 và Ban Biên tập chương trình NCHCCCL tại cuộc gặp.

Thượng tá Vũ Hải Vân, Trưởng phòng 6 nhớ lại những ngày đầu nhận nhiệm vụ: Lúc ấy cán bộ trong đơn vị xác định đây là yêu cầu rất khó bởi lượng thông tin vừa ít lại vừa thiếu cả về số lượng và chất lượng thông tin, hầu hết đều chỉ là thông tin nghe kể lại, nói lại… Phòng 3 và Phòng 6 đã chủ động tìm kiếm các thông tin thất lạc do chiến tranh di tản, có những tàng thư đã được xây dựng từ mấy chục năm qua. Việc tìm kiếm chẳng khác gì "mò kim đáy bể", bản thân người tìm kiếm không chắc về thông tin, trong khi đó, hồ sơ chỉ cần sai một cái tên "lót" cũng chẳng thể tìm ra. Lúc ấy, cán bộ Cục C27 phải cẩn thận tra cứu từng tàng thư. Có những hồ sơ được gửi đến, anh em phải huy động cả các phòng nghiệp vụ của Công an các tỉnh cùng vào cuộc.

Trong 8 tháng đầu năm 2009, Cục C27 đã tiếp nhận 199 trường hợp, trong đó căn cứ vào thông tin C27 đã tìm ra 23 trường hợp thất lạc được trở về đoàn tụ cùng gia đình. Chỉ tính riêng Phòng 6 đã khẳng định chính xác 14 địa chỉ cần tìm. Hiện nay, ê kíp của chương trình NCHCCCL vẫn tiếp tục tìm kiếm theo 44 địa chỉ do Phòng 6 cung cấp…

Nhận được một yêu cầu tra cứu, cán bộ Cục C27 làm việc chẳng có thời gian nghỉ. Bởi khai thác hồ sơ trên căn cước can phạm thật vô cùng vất vả, họ phải áp dụng tính theo phương pháp cộng trừ 3. Có khi xác định một người sinh năm 1956 nhưng phải tra cứu trong 7 năm mới lần ra. Với một khối lượng tàng thư rất lớn, có khi chỉ một cái họ, một cái tên cũng phải tra cứu cả một buổi sáng. Vất vả vậy nhưng anh em chẳng ai nề hà, chẳng quản ngại giờ giấc.

Rồi kế đó là những vùng miền phát âm không giống nhau, chỉ một chữ cái như chữ S và X cũng có khi bị hiểu sai, hoặc những âm vần như "vân" và "dân" ở các địa phương cũng có cách phát âm khác nhau. Để hoàn chỉnh được một yêu cầu phải tốn rất nhiều thời gian, nếu không thực sự tâm huyết với nghề, với những mảnh đời lưu lạc thì khó lòng hoàn thành được nhiệm vụ.

Nhờ thông tin từ Cục C27, nhiều cuộc tìm kiếm đã thành công như trường hợp tìm ông Đỗ Văn Hào, SN 1920, trú tại Hưng Yên, có cha tên là Đỗ Văn Sứng và mẹ là Lê Thị Liền. Kết quả tra cứu của C27 đã xác định ông Đỗ Văn Hào, SN 1925 tại Mài Hòa, Hưng Yên, có địa chỉ lập căn cước tại 142/128 Vĩnh Viễn, Sài Gòn. Họ tên vợ là Nguyễn Thị Tín, tên cha là Đỗ Văn Thụy và tên mẹ là Lê Thị Liền.

Với những thông tin trên, chương trình NCHCCCL đã liên hệ, tra cứu và tìm kiếm tại Công an TP HCM và Công an phường 10, quận 9. Qua quá trình tìm kiếm đã xác định được địa chỉ cụ thể của gia đình đang sinh sống và sau khi trao đổi về hoàn cảnh của ông Hảo và gia đình thì đây đúng là người mà chương trình cần tìm.

Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, cán bộ, chiến sỹ Cục C27 đã góp phần vào những cuộc đoàn tụ của biết bao gia đình. Hình ảnh những cán bộ hồ sơ tận tình, miệt mài, cẩn trọng tra cứu từng trang tài liệu luôn tươi đẹp trong lòng dân

Xuân Mai

Tiếp tục mở rộng điều tra vụ án “Mua bán trái phép hóa đơn GTGT, trốn thuế, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc của công ty này.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” và “Rửa tiền” xảy ra tại Công ty Trung Hậu 68, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan.

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Chủ tịch HĐTV Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) Trần Tuyết Mai đã sử dụng sai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can Mai còn dùng hai hệ thống sổ sách kế toán để không đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 10/1, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiến hành luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với 144 bị cáo có đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam) ĐKVN), 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Ngày 10/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty Thương mại Dịch vụ Hoàng Gia), Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng 7 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Chiều 10/1, Trung tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác Công an năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Công an TP Cần Thơ. Về phía địa phương có đồng chí Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chủ trì hội nghị. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文