Những kỳ án ở buôn làng Tây Nguyên

09:49 08/07/2007

Ngày làm việc, đêm đêm, các điều tra viên Phòng PC14 Công an Gia Lai ngủ chung giường với các đối tượng để tâm sự. Sau khi được thuyết phục Nay Phiên và Ksor Loat đã khai nhận sự thật và tình nguyện về buôn vận động những người liên quan đến trình diện khai báo với cơ quan Công an.

>> Làm án ở Tây Nguyên

Thiếu tá Mai Xuân Điển và Thiếu tá Trần Anh Dũng thuộc Phòng PC14 Công an Gia Lai được xem là những điều tra viên có duyên với các vụ kì án ở buôn làng.

Tôi gặp Thiếu tá Mai Xuân Điển và Thiếu tá Trần Anh Dũng hôm 3/7 trong sự tình cờ. Trong ký ức về những vụ án gần đây nhớ nhất, thiếu tá Điển kể rằng, vụ xem trộm tình bị đánh chết có thể xem là một kì án ở nông thôn. Cái đáng nhớ nữa là, bởi vụ án xảy ra trong những ngày giáp Tết, nhà nhà, người người đi sắm Tết, nô nức chuẩn bị vui xuân thì anh lại phải chào tạm biệt vợ con xách túi đi về làng.

Đó là vụ án giết người xảy ra ở xã Uar, Krông Pa, Gia Lai vào những ngày áp Tết Đinh Hợi. Khi về làng tìm hiểu nạn nhân là Hồ Trọng Tùng (19 tuổi) cùng ở xã Uar, Krông Pa đã bị đánh chết trong đêm giáp Tết thật khó khăn. Vụ án xảy ra trong đêm khuya ở ngôi làng khá vắng vẻ, nên rất khó cho công tác điều tra.

Lần theo các mối quan hệ, các mâu thuẫn gần xa liên quan đến cuộc sống thường ngày của nạn nhân nhưng vẫn không xác định được manh mối của kẻ gây án. Sau khi loại trừ dần các hướng điều tra bên ngoài đã được làm rõ, các điều tra viên tập trung chú ý đến những điểm mấu chốt ở hiện trường nơi xảy ra vụ án và đẩy mạnh công tác phát động phong trào quần chúng tham gia tố giác tội phạm.

Nhờ vậy mà các điều tra viên đã nắm được thông tin trong khoảng thời gian xảy ra vụ án có đôi tình nhân Vũ Trọng Bính (22 tuổi) và Tạ Thị Thủy (19 tuổi) cùng ở điểm 10, xã Uar, Krông Pa, Gia Lai xuất hiện tại khu nhà vắng để tâm sự (gần khu vực xảy ra vụ án).

Điều đáng chú ý là sau khi nạn nhân Tùng chết, Vũ Trọng Bính đã vắng mặt khỏi địa phương một cách bất thường. Vụ án sau nhiều ngày điều tra đã được hé mở và nhờ làm tốt công tác vận động, nên gia đình đã đưa Bính ra đầu thú tại cơ quan Công an.

Chuyện xuất phát từ việc sau khi đi uống rượu về, Bính đã rủ người yêu sang một căn nhà vắng ở cùng xóm để tâm sự. Trong lúc đôi bạn tình đang vui vẻ thì phát hiện bên ngoài có bóng người rình xem. Bính chồm dậy cầm khúc gỗ xông ra cửa đuổi đánh một thanh niên bỏ chạy cho đến khi gục ngã. Kẻ gây án cũng không ngờ nạn nhân Tùng bị chết là người em bà con của gia đình mình nên đã bỏ trốn.

Một kì án nông thôn khác còn đang nóng hổi mà Thiếu tá Điển cùng anh em vừa từ làng trở về, đó là vụ án giết người xảy ra cách đây gần một năm (9/2006) cũng tại địa bàn xã Ia Rmok, Krông Pa, Gia Lai. Nạn nhân là ông Nay Pleo (60 tuổi) ở buôn Bhă đã bị đánh chết vứt ra đường gần khu vực nhà mộ ở buôn.

Khi lực lượng Công an vào cuộc thì bà con dân làng ở địa phương cho rằng ông Pleo chết là do tai nạn giao thông. Nhưng qua khám nghiệm hiện trường, tử thi cho thấy nạn nhân bị đánh nhiều nhát vào đầu, mặt và nơi phát hiện xác chết không phải là hiện trường chính của vụ án.

Tìm hiểu phía gia đình bị hại được biết, chiều hôm đó Nay Pleo đi xe đạp đến dự lễ mừng thọ bà Ksor H'Dót tròn 70 tuổi ở buôn Nông Siu cùng xã. Phía gia đình bà H'Dót thì cho biết ông Pleo sau khi dự tiệc đã ra về lúc 20h cùng ngày.

Có một thực tế khó khăn là người dân ở địa phương đều không ai chịu khai báo sự thật về những điều mình biết nên vụ án kéo dài nhiều tháng mà chưa tìm ra thủ phạm. Vụ án được chuyển lên cấp tỉnh xác lập chuyên án đấu tranh, các điều tra viên và trinh sát PC14 gồm: Thiếu tá Mai Xuân Điển, Trần Anh Dũng và Trần Ánh Dương là những người trực tiếp vào cuộc.

Sau một thời gian cùng ăn, cùng ở tại buôn làng, thu thập các tài liệu chứng cứ cho thấy cái chết của Nay Pleo có liên quan đến buổi nhậu cuối cùng ở gia đình nhà bà H'Dót, nhưng vì vị thế gia đình này có tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều người trong buôn, xã nên một số người biết việc, liên quan đã bị khống chế không khai báo trung thực. Các điều tra viên mời các đối tượng liên quan lên ghi lời khai đều bị gây khó khăn như không biết tiếng phổ thông, thậm chí còn có những hành động tự sát...

Cuối tháng 5, đầu tháng 6, các điều tra viên đề xuất mời hai đối tượng liên quan đến vụ án này lên Công an tỉnh để làm việc là Nay Phiên và Ksor Loat. Lúc đầu 2 đối tượng này cũng luôn tỏ thái độ bất hợp tác và chống đối với cán bộ điều tra.

Không có cách nào khác, các anh phải luôn ở bên nhau tiếp xúc gần gũi với các đối tượng để thuyết phục dần. Ngày làm việc, đêm đêm, các điều tra viên cũng ngủ chung giường với các đối tượng để tâm sự. Sau khi được thuyết phục Nay Phiên và Ksor Loat đã khai nhận sự thật và tình nguyện về buôn vận động những người liên quan đến trình diện khai báo với cơ quan Công an.

Thực ra, buổi tiệc hôm đó Nay Pleo không về sớm như gia đình H'Dót nói mà ông đã ở lại đến tàn cuộc tiệc trong gia đình. Khi mà khách khứa đã ra về hết, gia đình bà H'Dót ngồi lại uống những ly rượu cuối cùng trong đêm thì Pleo cũng đến. Men rượu đã điều khiển hành vi của Nay Pleo không tỉnh táo nữa, có biểu hiện sàm sỡ với những người phụ nữ trong gia đình nên chồng bà H'Dót là Nay Yỗ đã kéo Pleo ra ngoài dùng bát sứ đánh vào đầu.

Những người thân trong gia đình H'Dót như Ksor Peng, Ksor Loat thấy vậy cùng xông vào đánh tới tấp Nay Pleo cho đến khi chết rồi sai người đưa xác Pleo vứt bên đường gần khu vực nhà mộ, đổ cho tai nạn giao thông để đánh lạc hướng cơ quan điều tra...

Vụ án đang được tiếp tục điều tra làm rõ thêm và xử lý các đối tượng phạm tội theo quy định pháp luật. Nhưng qua vụ án này, điều mà các điều tra viên tâm niệm là lòng kiên trì đã giúp các anh hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn.

Thiếu tá Đỗ Ngọc Viên, Đội trưởng Đội 5, Phòng PC14 Công an Gia Lai tâm sự rằng, có những vụ án xảy ra ở vùng sâu, vùng xa, mùa mưa dầm Tây Nguyên như hiện nay đi lại rất khó khăn không sao tả xiết. Bình thường bảo anh em lội rừng vào mùa mưa, cho tiền thì cũng không ai đi nhưng khi có án là phải khăn gói chạy...

Và niềm vui, hạnh phúc được nhân đôi mỗi khi đã vượt qua khó khăn vất vả, tìm ra chân lý những vụ án đau thương

Ngọc Như

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Những ngày qua có 4 tàu cá cùng 11 ngư dân của Quảng Bình bị nạn trên biển do lốc xoáy, sau 5 ngày nỗ lực liên lạc, tìm kiếm, 4 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn trong niềm vui vỡ oà của người thân.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文