Về Đam Rong

09:48 16/12/2004

"Giá như cấp trên cho xã chúng tôi một chiếc xe máy dùng chung thì hay quá. Công an viên vẫn phải đi xe đạp, bọn trộm cắp, kẻ xấu nó đi nhanh hơn, mình khó đuổi lắm!", anh Ndu Ha Bông, Trưởng Công an xã Đam Rong, tâm sự.

Là vùng đất xa xôi, khó khăn nhất của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), muốn đến Đam Rong, từ phố huyện phải lội suối, leo dốc, vượt đèo Cổng Trời, đi bộ hết trọn một ngày, nếu đi ôtô thì phải chọn xe tốt, lái xe giỏi, “mượn đường” vòng qua huyện Lắk (Đắk Lắk), rồi bỏ xe, đi bè qua sông Krông Nô...

Nhưng đó là chuyện của ba, bốn năm về trước. Bây giờ đã có đường ôtô vào tận trung tâm Đam Rong. Qua hết những cánh rừng thông reo vi rút gió, trời không còn sương mù và lạnh, hai bên đường vàng rực một màu hoa cúc quỳ - thứ hoa mọc như cây dại với sức sống mãnh liệt, và đi vào trang viết của nhiều nhà văn, nhà thơ.

“Tới ngã ba rừng bằng lăng này là hết đường đẹp rồi đó!”, anh lái xe nói to thông báo với cả đoàn chúng tôi, rồi cho xe rẽ phải. Đang là mùa khô, Tây Nguyên nắng hạn, con đường ngầu bụi đỏ, có đoạn lồi lõm toàn “ổ trâu”, “ổ voi”, nên xóc kinh khủng. Mấy chiếc cầu bắc qua suối còn đang thi công dang dở. Chiếc Uoát của Công an tỉnh Lâm Đồng lắc lư, gầm gừ, đưa chúng tôi vượt qua ngầm suối, nước trong nhìn thấu đáy.

Thiếu tá Trần Sỹ Linh, Đội trưởng phụ trách Công an xã, phường của Phòng Phong trào, nói: “Dạo này là đỡ lắm rồi đó. Hồi trước, đây toàn đầm lầy và rừng hoang, đi lại cực kỳ khó khăn. Theo chỉ đạo của trên, Công an huyện Lạc Dương đã vào đây, phát cây, san lấp, xây dựng một cơ sở thường trực. Cái chốt Công an Đam Rong ra đời từ đó. Thượng tá Phạm Viết Hội, Phó giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, hồi đó là Trưởng Công an huyện Lạc Dương, đã trực tiếp vào Đam Rong nhiều ngày đêm để chỉ đạo phong trào. Anh được mọi người ghi có công khai phá ra chốt Công an Đam Rong này”.

Có người bảo theo tiếng địa phương thì nơi này phải gọi là Đạ M’Rong mới đúng, vì “Đạ” có nghĩa là nước. Nhưng không hiểu do phiên âm, hay còn lý do nào nữa mà rất nhiều văn bản vẫn ghi là Đam Rong, còn gọi theo thói quen của nhiều người thì xã này có tên là Đầm Ròn. Và điều lạ là hai cái tên đó song song tồn tại để chỉ cùng một địa danh hành chính.

Xã Đam Rong trước đây lớn tới mức... được chính quyền địa phương chia tách ra làm 4 xã: Đạ Tông, Đạ Long, Đưng Knớ và Đam Rong. Trong tương lai gần, vùng đất sẽ trở thành một huyện mới của tỉnh Lâm Đồng.

Xã Đam Rong (mới) có diện tích gần 6 nghìn ha, nhưng chỉ có 564 hộ, với 3.519 khẩu, hầu hết là người dân tộc thiểu số, trong đó, người Mơ Nông và người Cil chiếm đa số.

Anh Ndu Ha Bông cũng là người dân tộc Cil. Bông sinh năm 1957, từng là giáo viên, làm Trưởng Công an xã từ năm 1990. Da đen, người gày gò, thấp nhỏ, nhưng Bông lại rất có uy tín với bà con dân bản. Bởi anh là người “vừa nói được vừa làm được”. Dưới quyền Bông chỉ huy, 6 công an viên của các thôn trong xã cứ làm răm rắp. Liêng Jrang Ha Saly, Phó trưởng Công an xã, cũng rất phục người mình đang giúp việc. Hôm chúng tôi về xã làm việc, Saly lên huyện họp, còn 6 công an viên có mặt đầy đủ.

Mặc dù địa bàn rộng, người thưa, nhưng Ban Công an xã đã làm tốt công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu và đăng ký tạm trú, tạm vắng. Có người lạ nào từ địa phương khác đến ngủ qua đêm là xã biết ngay. Được như vậy là nhờ Công an xã đã xây dựng được 34 tổ an ninh nhân dân, với 102 thành viên; 6 tổ tuần tra nghiệp vụ, với 42 thành viên; 6 tổ hoà giải ở 6 thôn, với 18 thành viên (thậm chí, xã còn có cả một... hội đồng hòa giải, với 7 thành viên. Họ gồm những người có uy tín, có trình độ phân tích, thuyết phục mọi người thấu tình, đạt lý)...

Nhìn chung, các tổ chức này đều hoạt động rất có hiệu quả, nên các vụ việc mâu thuẫn nhỏ xảy ra được giải quyết ngay từ cơ sở, hạn chế tối đa việc phải đưa lên xã. Trong năm qua các tổ chức này đã tự giải quyết hàng chục vụ việc từ cơ sở, phát hiện được 22 đối tượng nghi vấn chuyển lên Công an xã xác minh làm rõ.

Chính vì vậy, xã Đam Rong là một trong những xã có phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc tốt nhất của tỉnh Lâm Đồng. Năm 2003, xã Đam Rong đã vinh dự được Bộ Công an tặng cờ thi đua xuất sắc. Và năm 2004, một lần nữa Đam Rong lại được Công an huyện và tỉnh đề nghị Bộ Công an tặng cờ... Có được thành tích như thế, quả là một điều không dễ dàng!

Theo báo cáo của Công an xã thì hiện Đam Rong có tới 125 người đã từng là ngụy quân, ngụy quyền, từng tham gia các tổ chức chính trị phản động (Fulro, Đềga)... đang cư trú trên địa bàn. Phần lớn họ đều yên phận làm ăn, chấp hành tốt các chủ trương chính sách và pháp luật của Nhà nước... Nhưng trong năm, Công an xã cũng phát hiện ra một vụ nhận thư của đối tượng xấu từ nước ngoài gửi thư về móc nối, lôi kéo hoạt động cho chúng. Lá thư này được viết bằng chữ dân tộc, rất ít người đọc và dịch được, đã được nộp lên cấp trên nghiên cứu xử lý.--PageBreak--

Ngoài thành tích về giữ gìn an ninh trật tự, Công an xã Đam Rong còn làm nòng cốt giúp chính quyền địa phương vận động quần chúng định canh định cư. Từ năm 1992 trở về trước, hầu như người dân Đam Rong đều sống nhờ việc phát nương, đốt rẫy làm lúa thổ; lơ là với cây lúa nước và kinh tế vườn rừng, chăn nuôi...

Gần đây, nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, việc phá rừng làm rẫy đã được ngăn chặn, hạn chế tối đa. Đồng bào đã tập trung sản xuất lúa nước và kinh tế vườn. Cả xã hiện có 280 ha đất trồng bắp, 147 ha càphê, hơn 80 ha điều.

Với nguồn kinh phí của trên và nỗ lực của địa phương, 2 công trình thủy lợi và tuyến mương nội đồng đã được đưa vào khai thác có hiệu quả. Đời sống bà con khá dần lên. 90% số hộ đã thoát được đói nghèo. Hàng trăm hộ đã mua được xe máy, những hộ giàu còn mua được máy cày...

Bây giờ Đam Rong đã có điện thắp sáng, có bệnh xá với 6 giường bệnh, 1 bác sĩ và 7 y tá; xã cũng có 1 trường THPT và 1 trường THCS với 885 học sinh... Tất cả những điều đó đã góp phần giữ vững an ninh trật tự tại địa phương.

Đến Đam Rong vào buổi trưa, ngay buổi chiều, chúng tôi đã được dự một buổi họp giao ban thường kỳ của Công an xã. Sau khi kiểm điểm tình hình an ninh của địa phương trong thời gian gần đây, nghe báo cáo của từng thôn, Trưởng Công an xã Ndu Ha Bông đã phổ biến nội dung một chỉ thị mới của công an cấp trên về tăng cường bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới...

Sau buổi họp, tôi thân tình hỏi Ndu Ha Bông: “Để có thể làm việc tốt hơn, anh có đề nghị gì với trên không?” Vốn tính thẳng thắn, thật thà, anh nói ngay: “Không nhiều lắm đâu, nhưng mà có đấy. Lương tháng của Trưởng Công an xã như ta được 480 nghìn đồng thì cũng tạm ổn. Nhưng anh em Công an viên chỉ có 160 nghìn đồng thì ít quá! Họ cũng vất vả lắm, nhà lại nghèo, không yên tâm làm công an mãi đâu!”

Tôi cười: “Nghĩa là... cần tăng lương! Thế còn trang bị, phương tiện làm việc thì sao?” Quần áo đồng phục được phát 2 năm 3 bộ thì mặc đủ rồi, đèn pin, áo mưa, giày dép cũng đủ rồi... Nhưng cả xã chỉ có một máy điện thoại bàn lại để ở bên ủy ban. Lúc Công an xã cần báo cáo gấp thì phòng làm việc bên ấy lại bị khóa. Kẹt quá...”

Thiếu tá Trần Sỹ nghe Ndu Ha Bông nói, quay sang tôi: “Tất cả những kiến nghị của Ndu Ha Bông, đều đã được Công an tỉnh xem xét. Có thể sẽ được giải quyết ngay đầu năm tới”.

Hết giờ làm việc buổi chiều, Linh rủ tôi đi tắm suối nước nóng. Thì ra, cách chốt Công an không xa có một nguồn nước nóng thiên nhiên thật tuyệt vời. Từ mạch ngầm dưới lòng đất, giữa những khe đá, một dòng nước trong chảy tự nhiên được đẩy lên cùng vô số những bong bóng khí nhỏ li ti như tăm cá và bốc hơi nghi ngút.

Cách đây vài năm, Công an huyện Lạc Dương đã cho xây bao mạch nước nói trên thành một chiếc giếng lớn có mái che và hệ thống ống dẫn chia làm nhiều vòi nước nhỏ cho dân tắm giặt. Hiện hệ thống ống dẫn nước đã bị hỏng một phần do mấy mùa lũ. Nhiều người nói, đây là nguồn nước quý, có tác dụng chữa bệnh và rất tốt cho sức khỏe con người. Nếu được đầu tư, đây sẽ là một điểm du lịch thú vị.

Đêm ở Đam Rong trời tối rất nhanh. Sương làm ướt lá cây, làm mờ lối đi và hơi lạnh. Chợt có những ánh đèn pin quét loang loáng, rồi những ánh đuốc lập lòe. Tiếng người gọi nhau í ới và cả những tiếng hú dài gọi nhau... Tôi chợt nhớ, tối nay Đam Rong có buổi họp phát động phong trào quần chúng giữ gìn ANTT do Công an phối hợp với Mặt trận Tổ quốc xã thực hiện.

Năm 2004, đã có tới gần 2.600 lượt người ở Đam Rong tham gia các buổi họp như thế. Nhờ vậy, đây không những là địa bàn giữ vững an ninh trật tự mà các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm cũng không còn. Và bọn tội phạm không có “đất” để tồn tại

Vũ HIền Thắm

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文