Võ Thành Công - 'kình ngư cứu hộ'

08:50 25/05/2015
Gần 8 năm gắn bó với Phòng Cứu nạn, cứu hộ thuộc Cảnh sát PCCC, Thiếu úy Công đã tham gia hàng trăm vụ cứu hộ cứu nạn cả trên cạn lẫn dưới nước, trong đó có nhiều vụ được nhắc nhiều như lặn mò nạn nhân tàu du lịch Dìn Ký, cứu hộ vụ sập công trình ở quận 7…

Anh được đồng đội ưu ái đặt cho biệt danh “kình ngư cứu hộ”. Công tác chưa đầy 8 năm nhưng Thiếu úy Công đã trực tiếp tham gia vớt hơn 100 thi thể người xấu số, cứu hàng chục người đuối nước, nhảy cầu.

Năm 2008, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện chiến sĩ mới ở Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh, Thiếu úy Võ Thành Công được phân về công tác tại Đội Cứu nạn, cứu hộ - Phòng Cứu hộ, cứu nạn thuộc Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh).

Thiếu úy Công nhớ rất rõ vụ tham gia lặn mò các phần thi thể của cụ bà Võ Thị Bảy ở Bình Chánh. Nạn nhân bị sát hại chặt xác vứt xuống sông phi tang. Khi tổ cứu hộ nhận được lệnh, trong đầu Thiếu úy Công nghĩ chắc chỉ tham gia lặn mò tang vật để phục vụ điều tra.

Thiếu úy Võ Thành Công, một trong 80 gương điển hình tiên tiến của Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh.

Nhưng khi nghe phổ biến việc lặn mò các phần thi thể, anh em trong tổ bỗng có cảm giác ớn lạnh dọc xương sống. Tuy nhiên, vì muốn nhanh chóng tìm chứng cứ để đưa vụ án ra ánh sáng, để người nhà của nạn nhân vơi đi nỗi mất mát, tổ lặn của Thiếu úy Công hạ quyết tâm và đeo bình dưỡng khí lặn mò trong dòng nước đen kịt bốc mùi xú uế. Hai giờ lặn ngụp, những phần thi thể của nạn nhân được đưa lên bờ. Người hiếu kỳ trên bờ khi nhìn thấy các phần thi thể cũng phải kinh hoàng bỏ chạy.

Trong vụ Phương “khói lửa”, tổ cứu nạn của Thiếu úy Công đã lần mò trong đống đổ nát, ngổn ngang và đối mặt với nguy cơ nổ tiếp diễn khi bên trong hàng chục thùng hóa chất, thuốc nổ vẫn còn. Lần lượt đưa 10 thi thể ra ngoài, tổ cứu hộ phát hiện tiếng cầu cứu yếu ớt phát ra từ các mảng bê tông đổ chồng lên nhau. Sau khi xác định vị trí, tổ công tác của Thiếu úy Công vừa truyền oxy vào cho nạn nhân thở, vừa cẩn thận lật từng mảng bê tông đưa nạn nhân ra ngoài an toàn trước sự vui mừng vỡ òa của người chứng kiến.

Năm 2011, trong một lần cứu hộ cứu nạn một chiếc tàu bị chìm trên sông Soài Rạp khiến một người mất tích, tổ lặn của Thiếu úy Công đang mò lặn bên dưới lòng sông thì trên mặt nước, một chiếc tàu đứt neo trôi tự do về phía tổ cứu nạn đang lặn mò. Lệnh chỉ huy yêu cầu tổ lặn lên bờ nhưng chỉ hai chiến sĩ lên bờ kịp. Công lặn sâu tìm thi thể nạn nhân nên không nhận được lệnh.

Trên bờ, đồng đội hồi hộp lo cho tính mạng của anh khi chiếc tàu đứt neo va vào chiếc tàu gặp nạn. Chỉ đến khi Thiếu úy Công trồi người lên khỏi mặt nước và bơi ra khỏi hai chiếc tàu vừa va nhau, mọi người mới vỡ òa và mới tin rằng anh còn sống.

Mới đây, Thiếu úy Công được ghi nhận khi là một trong 80 gương điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc” Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh.

Minh Đức

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文