Ấn Độ gia tăng chi tiêu quân sự

18:23 16/06/2020
Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Ấn Độ đứng thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc về chi tiêu quân sự toàn cầu. Trong năm 2019, chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ đã đạt 71,1 tỷ USD, tăng xấp xỉ 6,8% so với năm 2018 và chỉ đứng thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc.

Mặc dù có những dự đoán cho rằng New Delhi, giống như các nước khác, sẽ cắt giảm ngân sách quốc phòng trong những năm tới, do tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 song tình hình bất ổn khu vực kéo theo những yêu sách bắt buộc về an ninh vẫn sẽ tiếp tục là những nhu cầu trọng yếu để Ấn Độ gia tăng phân bổ ngân sách quốc phòng trong những năm tiếp theo.

Ông Siemon T. Wezeman, nghiên cứu cấp cao tại SIPRI, giải thích: "Mối quan hệ căng thẳng và tình trạng thù địch giữa Ấn Độ với Trung Quốc và cả Pakistan là những động lực chính khiến nước này gia tăng chi tiêu quân sự". Sự gia tăng chi tiêu quân sự quy mô lớn này của Ấn Độ đã biến New Delhi trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Saudi Arabia.

Ấn Độ lần đầu tiên lọt top 3 nước có chi tiêu quân sự lớn nhất, năm 2019.

“Chọn mặt gửi vàng”

Ấn Độ cũng đã ký kết nhiều thương vụ nhập khẩu công nghệ quân sự với nhiều nước hàng đầu thế giới, trong đó nổi bật là Nga và Mỹ. Trong những năm gần đây, giá trị thương vụ của Mỹ cho New Delhi đã vượt xa so với của Moscow. Trong dài hạn, xu hướng này chắc chắn sẽ làm suy giảm thị phần xuất khẩu vũ khí của Nga cho New Delhi.

Gần đây, Thủ tướng Narendra Modi đã ký thương vụ quốc phòng trị giá 3 tỷ USD với Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân dịp chuyến công du Ấn Độ hồi tháng 2-2020. Theo đó, Washington sẽ cung cấp cho New Delhi máy bay trực thăng và các thiết bị quốc phòng khác cho quân đội Ấn Độ.

Hơn nữa, Mỹ cũng đang hỗ trợ đầy đủ Ấn Độ đạt được mong muốn trở thành một cường quốc toàn cầu thông qua hỗ trợ quân sự. Lầu Năm Góc hồi tháng 10-2019 tuyên bố: "Trao đổi thương mại quốc phòng song phương giữa Washington và New Delhi dự kiến sẽ đạt 18 tỷ USD vào cuối năm 2019".

Mối quan hệ Ấn Độ-Mỹ về lĩnh vực quốc phòng tiếp tục tăng cường sau khi hai nước ký kết Thỏa thuận An ninh và Tương thích liên lạc (COMCASA) để thúc đẩy hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn. Trước đó, hồi tháng 8-2016, Ấn Độ cũng ký Thỏa thuận Trao đổi hậu cần (LEMOA) với Mỹ nhằm đối phó với tầm ảnh hưởng hàng hải ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Thỏa thuận này cho phép New Delhi và Washington tiếp cận các cơ sở của nhau để tiếp tế và sửa chữa. Hai nước cũng đã ký kết Hiệp định Thông tin quân sự và an ninh chung (GSOMIA) hồi năm 2002, tạo điều kiện thuận lợi để hai nước hợp tác ở phạm vi lớn hơn trong lĩnh vực công nghệ quân sự.

Động lực chính

Một lý do giải thích cho nỗ lực hiện đại hóa quân sự của New Delhi là nước này lâu nay ấp ủ mong muốn trở thành một cường quốc toàn cầu, chứ không chỉ dừng lại ở vai trò là một nước cân bằng lực lượng trong khu vực cũng như trên thế giới. Sau khi thành lập chính phủ đa số đầu tiên ở Ấn Độ do đảng Bharatiya Janata (BJP) lãnh đạo, New Delhi muốn trở thành một cường quốc thế giới "để giúp Ấn Độ có được vai trò dẫn đầu chứ không phải chỉ là một lực lượng cân bằng toàn cầu" như lời Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố với giới chức ngoại giao trong nước sau khi lên nắm quyền hồi tháng 5-2014.

Tương tự, Ngoại trưởng Ấn Độ khi đó là Subrahmanyam Jaishankar cũng nuôi dưỡng ý tưởng rằng: "Ấn Độ hiện muốn trở thành một cường quốc dẫn đầu chứ không chỉ là một cường quốc đóng vai trò cân bằng lực lượng".

Vì vậy, theo những cách thức nhất định, New Delhi lâu nay chứng tỏ thiện chí và năng lực của mình để gây ảnh hưởng đối với tình hình toàn cầu. Ví dụ, vụ thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5, có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân với tầm bắn trên 3.000 dặm (khoảng hơn 4.828 km), là một minh chứng cụ thể cho năng lực quân sự của Ấn Độ để gây ảnh hưởng các cường quốc khác trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, đối với giới hoạch định chính sách diều hâu ở New Delhi, một Ấn Độ hùng mạnh về mặt quân sự có thể chi phối những vấn đề ở Nam Á nói riêng và tiếp đó có thể giúp mở rộng tầm ảnh hưởng của Ấn Độ trên phạm vi toàn cầu.

Ngoài ra, cuộc đối đầu hiện nay giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng như tình trạng xung đột và thù địch lâu nay giữa Ấn Độ và Pakistan liên quan đến tranh chấp biên giới cũng là một trong những động lực chính thúc đẩy New Delhi coi trọng tăng cường tiềm lực quốc phòng. Sự trỗi dậy về mặt quân sự của Trung Quốc đặt ra không ít thách thức đối với các nước ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Theo SIPRI, chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng liên tục kể từ năm 1994 và sự gia tăng này "đồng hành" với tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn từ năm 2010-2019, chi tiêu quân sự của Trung Quốc không thay đổi, chiếm khoảng 1,9% GDP. Đồng thời, trục quan hệ Nga-Trung Quốc-Pakistan cũng là vấn đề gây quan ngại không chỉ đối với New Delhi mà cả các nước khác trong khu vực, trong đó có Mỹ và các đồng minh và đối tác của Mỹ.

Trong bối cảnh đó, New Delhi nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác quốc phòng với Washington để phòng ngừa rủi ro.

Tuy nhiên, có không ít ý kiến bày tỏ quan ngại rằng nỗ lực hiện đại hóa quân sự của New Delhi có thể làm gia tăng bất ổn và đặt ra những đe dọa an ninh đối với khu vực Nam Á, nhất là khi môi trường an ninh tại khu vực này lâu nay vẫn chứa đựng căng thẳng âm ỉ. Một cuộc đối đầu quân sự thông thường giữa hai đối địch lâu đời là Ấn Độ và Pakistan có thể nhanh chóng biến thành một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân ở khu vực Nam Á.

Vân Hà (Tổng hợp)

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文