Bầu cử Tổng thống Peru: Cơ hội thứ hai cho ông Ollanta Humala?

19:45 29/04/2011

Cuộc bầu cử tổng thống Peru diễn ra hôm Chủ nhật 10/4 đã cho kết quả 2 ứng cử viên đạt tỉ lệ phiếu bầu cao nhất bước vào vòng 2 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 5/6 tới đây. Cơ hội đang đặt ra cho cả 2 ứng cử viên Ollanta Humala và Keiko Fujimori - con gái cựu Tổng thống Alberto Fujimori đang bị giam giữ, nhưng xem ra ông Humala có vẻ nắm nhiều lợi thế hơn.

Theo kết quả kiểm phiếu không chính thức, tại vòng 1 diễn ra hôm 10/4, ông Ollanta Humala dẫn đầu với 31,7% phiếu, người về nhì chính là bà Keiko Fujimori với 23,5% phiếu. Từ thứ 3 đến thứ 5 gồm có cựu kinh tế gia Ngân hàng Thế giới Pedro Pablo Kuczynski (18,3%), cựu Tổng thống Alejandro Toledo (15,9%) và cựu Thị trưởng Lima Luis Castaneda (9,9%). Như vậy, bà Keiko Fujimori sẽ cùng ông Humala bước vào vòng đấu thứ 2 diễn ra vào ngày 5/6 tới đây.

Về khả năng giành thắng lợi của 2 ứng cử viên, đa phần báo chí đều phân tích lợi thế đang nghiêng về ông Humala. Tuy không giành được tỉ lệ quá bán theo quy định, nhưng ông Humala được đánh giá có nhiều khả năng giành chiến thắng trước bà Keiko. Humala, 48 tuổi, từng là đối thủ chính trị của ông Alberto Fujimori - cha bà Keiko Fujimori, từng làm cuộc nổi dậy đòi lật đổ ông Fujimori vào năm 2000, không lâu trước khi ông Fujimori phải bỏ trốn sang Nhật. Là một người dân tộc chủ nghĩa, Humala còn nổi tiếng là có khuynh hướng chính trị thiên tả. Không thân thiết lắm, nhưng Humala không từ chối quan hệ giao hảo với Tổng thống Venezuela Hugo Chavez và các lãnh đạo thiên tả trong khu vực như Evo Morales của Bolivia, Nestor Kirchner của Argentina và Lula da Silva của Brazil.

Sau khi thất bại trong cuộc đấu vòng 2 với Alan Garcia tháng 7/2006, Humala đã tìm cách liên kết lại với Đảng Cộng sản Peru - Tổ quốc Đỏ (Peru Communist Party - Red Fatherland) và Phong trào Cánh tả mới (New Left Movement) để tạo nên một liên minh đối lập đủ sức mạnh để buộc ông Garcia phải bảo đảm thực hiện đúng những lời hứa lúc tranh cử.

Nếu như ông Humala đã là một chính khách già dặn, giàu kinh nghiệm trên chính trường, thì Keiko Fujimori thuộc thế hệ trẻ, năm nay mới 36 tuổi (sinh năm 1975) và là khuôn mặt không xa lạ đối với người dân Peru. Người ta vẫn còn nhớ thời cha bà, ông Alberto Fujimori, lãnh đạo đất nước, Keiko chính là người phụ nữ túc trực bên cạnh ông, thay thế cho mẹ mình trong vai trò đệ nhất phu nhân (sau khi cha mẹ ly dị năm 1994).

So với ông Humala, Keiko không có nhiều "chiến tích", chủ yếu chỉ là các hoạt động từ thiện, nhân đạo, nuôi dưỡng trẻ mồ côi trong các trại tế bần. Bà chỉ mới bước chân vào chính trị từ năm 2006, sau khi từ bỏ chuyện học hành ở nước ngoài trở về nước trước đó một năm, và được bầu vào Quốc hội Peru. Năm 2009, Keiko bắt đầu thu thập chữ ký ủng hộ để thành lập đảng chính trị của riêng mình, lấy tên là Fuerza 2011, và ra tranh cử với danh nghĩa đảng này.

Hai ứng cử viên Keiko Fujimori (trái) và Ollanta Humala.

Cũng có ý kiến lo ngại "lịch sử lặp lại" và ông Humala có thể bị bà Fujimori vượt qua vào giờ chót tại vòng 2. Humala từng tham gia cuộc bầu cử tổng thống năm 2006 và cũng dẫn đầu ở vòng 1, nhưng bước vào vòng 2 lại chịu thất bại trước ứng cử viên Alan Garcia. Thất bại lần đó được giới phân tích cho là do Tổng thống Venezuela Hugo Chavez công khai lên tiếng ủng hộ ông, khiến cho nhiều người không thích ông Chavez quay sang chống lại ông Humala và bỏ phiếu cho ông Garcia.

Rút bài học kinh nghiệm từ thất bại đó, lần này ông Humala quyết không để cho lịch sử lặp lại bằng cách không dựa vào mối quan hệ với ông Chavez để làm tiền đề vận động tranh cử, thậm chí bày tỏ quan điểm "tránh xa" ông Chavez, mục đích là để tận dụng lá phiếu của cả những người không thích ông Chavez, mặc dù mối giao hảo giữa Humala-Chavez vẫn như trước, không hề thay đổi.

Điều bất lợi nữa của bà Keiko là việc bà vẫn chưa thể hoàn toàn thoát ra khỏi cái bóng "di sản" của cha mình, và chưa dứt khoát trong vấn đề đối xử với ông như thế nào một khi giành được thắng lợi. Sẽ rất khó cho Keiko trong cách xử sự với cha mình - ông Fujimori bị kết án 25 năm tù - vì bà từng hứa với cha là sẽ tiếp tục các chương trình "dân sinh, dân túy" mà ông thực hiện dở dang trước đây, đồng thời phải đối mặt với sự dèm pha hàng ngày rằng bà là con gái của một nhà độc tài, kẻ đã mang nhiều nợ máu với nhân dân Peru… Cho dù giành được quyền vào vòng 2 cuộc bầu cử, nhưng Keiko được giới phân tích đánh giá là "yếu nhất" trong các đối thủ của ông Humala. Người ta cho rằng, nếu để ông Toledo hoặc Kuczynski vào vòng hai chắc hẳn lịch sử năm 2006 sẽ lặp lại với ông Humala.

Peru là một trong những quốc gia nằm trong dãy núi lớn nhất châu Mỹ là dãy Andes, được thiên nhiên ban cho trữ lượng khoáng sản dồi dào, nhất là các mỏ đồng, vàng và bạc, nhờ đó nước này nghiễm nhiên trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu các kim loại đồng, bạc, vàng hàng đầu thế giới. Trong những năm gần đây, do giá cả các kim loại quý này trên thế giới tăng mạnh nên việc khai thác và xuất khẩu kim loại đã góp phần giúp cho nền kinh tế Peru phát triển ổn định và duy trì ở mức khá cao (khoảng 7%/năm) trong suốt nhiệm kỳ của ông Alan Garcia. Kinh tế đất nước phát triển khá, điều mà người dân Peru mong muốn nhất hiện nay là giữ vững ổn định về an ninh, chính trị trong nước.

Kế thừa tình trạng kinh tế khá ổn định như thế, đối với các ứng cử viên vào vòng hai sẽ là khôn ngoan nếu tiếp tục duy trì và đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) lên gần con số 10%, theo như dự báo của Ngân hàng Thế giới. Điều này xem ra không quá khó đối với ông Humala

An Châu (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文