Cuộc gặp đầu tiên giữa hai Tổng thống Nga - Mỹ:

Bỏ qua chuyện cũ, hướng đến tương lai

06:36 13/07/2017
Cuộc gặp mặt đầu tiên giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã diễn ra hôm 7-7-2017, đúng như dự định ban đầu, với nội dung bàn thảo cũng gần đúng như mong đợi của dư luận và giới chính khách Nga-Mỹ. Nhưng cái thế của cuộc đối mặt và kết quả của nó đã rõ ràng: Thế thắng nghiêng về phía Tổng thống Putin.

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có những đề tài nóng bỏng mà cả hai nguyên thủ quốc gia đều quan tâm, như tình hình Syria, vụ phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên, biến đổi khí hậu và các cuộc chiến tranh thương mại.

Cuộc gặp được xem là “cây đinh” trong tất cả các cuộc tiếp xúc bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Hamburg, Đức, và chính nó đã trở thành chủ đề bao trùm trong tất cả các chủ đề thảo luận tại G20, khiến nước chủ nhà Đức tức giận vì nghị trình đã được chuẩn bị kỹ lưỡng bỗng chốc bị xáo trộn. Tuy nhiên, Tổng thống Trump không được tự do thoải mái trong cuộc tiếp xúc đầu tiên với người mình từng tuyên bố “ngưỡng mộ”.

Các quan chức trong đoàn Mỹ dự Hội nghị G20 đã không để cho Tổng thống của họ một mình đối mặt Putin, bởi vì họ đã quá hiểu trình độ cao thâm của Tổng thống Nga qua nhiều đời Tổng thống Mỹ, vì vậy mà họ đã bố trí thêm hai ngoại trưởng và phiên dịch của hai nước tham gia cuộc nói chuyện.

Cuộc gặp đã kéo dài hơn gấp đôi thời gian dự kiến ban đầu, dài đến 2 giờ 16 phút, và nửa chừng cuộc nói chuyện, Đệ nhất phu nhân Melania Trump phải bước vào phòng họp nhắc khéo chồng về lịch trình làm việc của ông.

Hai nội dung lớn được chú ý nhiều nhất trong cuộc nói chuyện giữa hai Tổng thống Nga-Mỹ, gồm vấn đề Syria và nghi vấn Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016. Theo Ngoại trưởng Tillerson, hai Tổng thống đã nỗ lực đưa quan hệ Nga-Mỹ sang một trang mới, với việc phối hợp cùng đưa ra giải pháp cho vấn đề Syria.

Bước đầu tiên của sự phối hợp này là lệnh ngừng bắn tại khu vực tây nam Syria đã được thông báo ngay sau đó. Lệnh ngừng bắn nhận được sự ủng hộ và đồng bảo trợ của Jordan và Israel, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 9-7. Đây là một bước tiến quan trọng và mang ý nghĩa to lớn về lâu dài đối với vấn đề Syria. Hơn 6 năm nội chiến ở Syria, đã nhiều lần lệnh ngừng bắn được áp dụng tại các vùng chiến sự Syria nằm trong những nỗ lực của nhiều phía, trong đó đóng vai trò chủ đạo vẫn là Nga và Mỹ, nhưng lần nào ngừng bắn cũng bị vi phạm, giao tranh lại tiếp diễn.

Cuộc trò chuyện của hai tổng thống Nga-Mỹ kéo dài đến 2 giờ 16 phút.

Gần đây, nhất là từ khi ông Trump lên làm tổng thống, những nỗ lực giảm xung đột để tiến tới ngừng bắn trên toàn bộ lãnh thổ Syria đã được khuyến khích nhiều hơn, nhất là việc nước Mỹ của ông Trump đã công khai ủng hộ một kế hoạch do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp xây dựng nhằm giảm xung đột cho những khu vực đối đầu quyết liệt nhất giữa quân đội Chính phủ Syria với phiến quân đối lập do Mỹ và đồng minh hậu thuẫn.

Đặc biệt, gần đây Mỹ ngày càng thay đổi trong lập trường quan điểm đối với chế độ chính trị của Syria trong tương lai, không còn đặt ra yêu cầu “ông Assad phải ra đi” làm điều kiện cho giải pháp chính trị như thời Tổng thống Barack Obama nữa. Nhưng bên cạnh đó hiện cũng chưa có sự thỏa thuận nào giữa Nga và Mỹ về hình thái chính trị tương lai cho Syria một khi IS bị đánh bại.

Trong bối cảnh như thế, lệnh ngừng bắn do Nga-Mỹ đề xuất có lẽ sẽ tạo một không gian thích hợp để thảo luận về tương lai Syria, bao gồm cả giải pháp cùng phối hợp đánh bại các nhóm Hồi giáo cực đoan.

Đề cập nghi vấn Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016, Tổng thống Mỹ Trump đã có cách đặt vấn đề khiến chính Ngoại trưởng Tillerson cũng phải choáng váng. Hai vị Tổng thống đã thảo luận rất lâu về vấn đề này, bởi đây là một câu chuyện rất phức tạp, bao gồm nhiều khía cạnh an ninh, chính trị, tình báo, có những thông tin dựa trên chứng cứ tình báo không được kiểm chứng làm cho sự thật không thể xác định được.

Tổng thống Mỹ Trump đã hỏi thẳng Tổng thống Nga Putin rằng “Nga có làm chuyện đó hay không?”. Và Tổng thống Nga Putin cũng trả lời thẳng thắn “Nước Nga không can thiệp vào bầu cử ở Mỹ”. Lời khẳng định này được xem như một minh xác chắc chắn cho quan điểm từng được Tổng thống Trump đưa ra rằng, người Mỹ không nên chỉ đóng khung suy nghĩ của mình rằng nước Nga đứng sau hoạt động tin tặc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ theo hướng có lợi cho ông.

Trump cũng không ít lần tuyên bố quan hệ Nga-Mỹ cần được lật sang một trang mới, bỏ qua những chuyện không hay để cùng nhau hướng đến sự hợp tác gần gũi hơn, cùng mang lại lợi ích cho sự ổn định chung của thế giới.

Như thể minh chứng cho ý muốn tăng cường sự hợp tác gần gũi hơn với nước Nga, sáng 9-7, Tổng thống Trump đã lên mạng xã hội Twitter thông báo ông đã thảo luận với Tổng thống Nga Putin về một kế hoạch hợp tác an ninh mạng, cụ thể là “hình thành một đơn vị an ninh mạng không thể bị xâm nhập nhằm bảo đảm cho các cuộc bầu cử và nhiều hoạt động khác được an toàn, không bị tin tặc tấn công.

Tuy nhiên, ý định này ngay lập tức đã bị các nghị sĩ đảng Cộng hòa phản đối quyết liệt. Rốt cuộc, ngày 10-7, Tổng thống Trump đành phải viết thêm những dòng chữ trên Twitter để thông báo rút lại kế hoạch hợp tác an ninh mạng với Nga.

Ngoài hai nội dung lớn nêu trên, hai Tổng thống còn thảo luận một số vấn đề nóng khác hai bên cùng quan tâm, như vấn đề Ukraina, CHDCND Triều Tiên,... Cũng như trong hai nội dung lớn nêu trên, những vấn đề này hai tổng thống đã trao đổi một cách thẳng thắn và không bên nào chịu thua kém bên nào.

Trong vấn đề CHDCND Triều Tiên, Tổng thống Putin tiếp tục lên tiếng thúc giục Tổng thống Trump hãy “hết sức bình tĩnh”, không nên vội vàng sử dụng vũ lực, vì chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là một vấn đề rất nhạy cảm và khó xử lý.

Ngược lại, trong vấn đề Ukraina, Tổng thống Trump tỏ ra cứng rắn hơn, khẳng định các biện pháp trừng phạt vẫn tiếp tục áp dụng cho đến khi nào nước Nga đồng ý làm theo những yêu cầu của phương Tây.

An Châu (tổng hợp)

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文