Bước đột phá trong quan hệ Qatar-Saudi Arabia

18:03 15/12/2020
Một bước đột phá trong mối quan hệ căng thẳng kéo dài 3 năm rưỡi giữa Qatar và các quốc gia Vùng Vịnh láng giềng vừa đạt được sau các cuộc đàm phán giải quyết xung đột do Kuwait và con rể của ông Trump là Jared Kushner làm trung gian.

Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud, Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia cho biết hai nước Saudi Arabia và Qatar vừa đạt “tiến bộ đáng kể” trong vài ngày qua và ông lạc quan rằng tất cả các nước đã gần đạt được một giải pháp chấm dứt khủng hoảng. Trong các cuộc đàm phán vừa diễn ra, Saudi Arabia đã đồng ý mở cửa biên giới trên bộ và trên không với Qatar như một biện pháp xây dựng lòng tin.

Qatar đã bị nhóm các quốc gia Saudi Arabia, Bahrain, Ai Cập, và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), còn gọi là “nhóm 4”, phong tỏa về chính trị, kinh tế trong một cuộc tranh chấp phức tạp, được mô tả là cuộc khủng hoảng lớn nhất ở Vùng Vịnh, một phần do sự ganh đua của Saudi Arabia đối với chính sách đối ngoại độc lập của Qatar.

Jared Kushner và Quốc vương Qatar, Emir Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani ở thủ đô Doha.

Cuộc xung đột chính trị, ngoại giao còn gọi là khủng hoảng Vùng Vịnh bắt đầu nổ ra vào tháng 7-2017 khi nhóm 4 quốc gia trụ cột trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) do Saudi Arabia dẫn đầu cắt quan hệ, tẩy chay, phong tỏa biên giới, bầu trời với Qatar. Sau đó, từ 4 quốc gia đã gia tăng lên 9 quốc gia tham gia nhóm tẩy chay Qatar, bao gồm các quốc gia vùng Bắc Phi và Trung Đông láng giềng của Qatar.

Xung đột bắt nguồn từ việc Saudi Arabia và UAE cáo buộc Qatar tài trợ khủng bố do nước này đã “tài trợ và chứa chấp” tổ chức Huynh đệ Hồi giáo vốn bị Saudi Arabia liệt vào danh sách khủng bố. Thực chất, giới phân tích cho rằng động cơ đằng sau cuộc xung đột còn do Saudi Arabia và UAE cùng cho rằng Qatar có quan hệ gần gũi với Iran, đứng về phía Iran trong cuộc tranh chấp quyền lực, ảnh hưởng trong khu vực giữa Saudi Arabia và Iran. Ngoài ra, kênh truyền hình Al Jazeera có trụ sở chính tại Qatar cũng là một trong những vấn đề khiến Saudi Arabia bực tức đối với Qatar.

Qatar được xem là quốc gia giàu tiềm lực kinh tế, là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu khí lớn trong khu vực. Dường như Doha đã không hề nao núng trước sức ép lớn từ phía Saudi và các thành viên “nhóm 4”, ngược lại còn ra đòn đáp trả Saudi và các quốc gia khác trong nhóm. Xung đột có nguy cơ làm cho quan hệ hợp tác, sự đoàn kết trong cộng đồng các quốc gia Vùng Vịnh vốn lỏng lẻo càng trở nên yếu và có nguy cơ chia rẽ ngày càng sâu sắc thêm.

Qatar cũng là một đồng minh quan trọng của nước Mỹ trong khu vực Trung Đông. Mỹ hiện cũng đang duy trì căn cứ quân sự lớn nhất khu vực trên đất Qatar. Washington cũng lo ngại việc bị các nước láng giềng phong tỏa có thể đẩy Qatar về phía các quốc gia đối nghịch với Mỹ. Vì vậy, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã cố gắng trung gian hòa giải cuộc xung đột.

Ban đầu, Saudi Arabia và nhóm phong tỏa đưa ra 13 điều kiện để chấm dứt phong tỏa, trong đó 3 yêu cầu Qatar phải chấp nhận từ bỏ tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, từ bỏ quan hệ với Iran và đóng cửa kênh truyền hình Al Jazeera là những điều kiện rất khó, thậm chí không thể được đáp ứng. Kết quả đúng như lo lắng của Mỹ. Bị phong tỏa, tẩy chay, Qatar càng xích lại gần hơn với Iran và đi theo quỹ đạo của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cách đây một năm, các nỗ lực đàm phán giải tỏa khủng hoảng đã được thúc đẩy mạnh mẽ và đã có lúc hai bên gần đạt thỏa thuận nhưng vào phút chót lại đổ vỡ. Rồi đại dịch COVID-19 bùng phát khiến tiến trình bị gián đoạn. Các cuộc đàm phán mới nhất đã được nối lại trong vài tháng gần đây, chủ yếu là qua hình thức trực tuyến, từ xa. Cho đến nay, dường như Qatar đã không hề chịu khuất phục trước sức ép của Saudi Arabia và nhóm phong tỏa.

Việc Saudi Arabia đưa ra đề nghị mở cửa lại biên giới trên bộ và trên không được xem là đột phá bởi đây là biện pháp phong tỏa chủ yếu đối với Qatar. Vấn đề còn lại là liệu các quốc gia còn lại trong nhóm có đồng thuận theo đề nghị của Saudi Arabia hay không.

Phát biểu tại Hội nghị Roma Med 2020, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani cho biết đã có tiến triển trong đàm phán nhưng nhấn mạnh bất kỳ thỏa thuận nào cũng đều không thể là thỏa thuận song phương giữa Qatar và Saudi Arabia, mà phải bao gồm tất cả các quốc gia liên quan trong cuộc tranh chấp. Al-Thani cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ giải pháp nào cũng không được hạn chế chủ quyền trong chính sách đối ngoại của Qatar.

Ông nói thêm: “Không một quốc gia nào có thể áp đặt bất kỳ yêu cầu nào đối với một quốc gia khác. Mỗi quốc gia nên quyết định chính sách đối ngoại của mình. Chúng tôi tin rằng sự thống nhất của Vùng Vịnh là rất quan trọng đối với an ninh của khu vực. Cuộc khủng hoảng không cần thiết này cần phải kết thúc dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau”.

Tin tức về bước đột phá được Bộ trưởng Ngoại giao Kuwait Sheikh Ahmed Nasser Al-Sabah thông báo hôm Thứ sáu 4-12. Phát biểu trên kênh Kuwait TV, ông nhấn mạnh: “Tất cả các bên đều khẳng định sự quan tâm của họ đối với sự đoàn kết và ổn định của Vùng Vịnh và Arabia và một thỏa thuận cuối cùng sẽ mang lại những điều mong muốn về tình đoàn kết lâu dài giữa các quốc gia và các dân tộc”.

Giới phân tích nhận định, đột phá trong giải quyết tranh chấp giữa Saudi Arabia và Qatar là một món quà Trung Đông chào đón Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden. Qatar đã bày tỏ không quan tâm đến việc tham gia thỏa thuận quan hệ ngoại giao với Israel như Bahrain và UAE đã làm. Hiện Saudi Arabia cũng đang lưỡng lự trong việc này bởi tính chiến lược liên quan đến tiến trình hòa bình giữa các quốc gia Arabia với Israel hiện đang dang dở, trong đó mấu chốt là việc giải quyết vấn đề thành lập nhà nước Palestine bao gồm các phần đất bị Israel chiếm đóng vẫn chưa đạt được tiến bộ nào.

Trương Hùng (Tổng hợp)

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文