Con ngoài giá thú của Vua Bỉ khởi kiện đòi xét nghiệm ADN

16:00 05/07/2013

Tòa án thủ đô Brussels của Vương quốc Bỉ vừa chính thức thụ lý vụ kiện do nguyên đơn Delphine Boel (45 tuổi) đứng tên, đòi các thành viên Hoàng gia Bỉ phải ra đối chất.

Trước đấy, D. Boel đã nộp đơn lên Tòa sơ thẩm Brussels, yêu cầu cơ quan tư pháp theo thẩm quyền phải triệu tập các công dân liên quan đến vụ kiện của mình.

Cụ thể đó là các thành viên Hoàng gia Bỉ gồm Vua Albert II, Hoàng tử Philippe, Công chúa Astrid và Hoàng tử Laurent; đồng thời cho tiến hành xét nghiệm ADN giữa nguyên đơn với một người bất kỳ trong số này, nhằm khẳng định họ đều là những thành viên thuộc một gia đình chung duy nhất.

Về phần Hoàng gia Bỉ tuy đã nhận được giấy triệu tập các nhân chứng theo yêu cầu của tòa cấp sơ thẩm, nhưng theo người phát ngôn Hoàng gia thì Vua Albert II đường đường chính chính là vị nguyên thủ quốc gia, nên mặc nhiên có quyền miễn trừ không phải hầu tòa như mọi lãnh đạo tối cao ở các nước khác. Vả lại Hiến pháp Bỉ quy định rõ ràng, rằng cấp nguyên thủ nhà nước được hoàn toàn miễn trách nhiệm pháp lý liên đới, không thể bị kiện hay truy tố cả trong lĩnh vực dân sự cũng như hình sự.

Do vậy khả năng lớn nhất là nhà vua có thể không xuất hiện trước tòa, ngoại trừ Quốc hội Bỉ ra một sắc lệnh đặc biệt về vụ này; hoặc đích thân nhà vua tự nguyện đến tòa mà không bị ai ép buộc.

Vốn là một nghệ sĩ thành đạt trong lĩnh vực mỹ thuật tạo hình, hơn 5 năm trước, D. Boel đã cho phát hành cuốn tiểu sử tự thuật mang tựa đề Anh ngữ "Cutting the Cord" (Cắt dây), kể lại cuộc đời cũng như sự nghiệp trau dồi nghệ thuật của mình. Trong đó có những đoạn mô tả chi tiết về cuộc tình "ngang trái" trong thập niên 60 thế kỷ trước của người mẹ Sybille, thuộc dòng họ quý tộc Bỉ De Selys Longchamps với Hoàng tử Albert hơn bà 7 tuổi, cũng là con trai độc nhất của đức vua Baudouin (1930-1993). Sau khi vua cha băng hà, Hoàng tử nối ngôi mang tước hiệu mới là Albert II. Còn Sybille chỉ cho cô biết sự thật mãi vào năm 1986, trong dịp sinh nhật tuổi 18 khi con gái đã trưởng thành.

"Mẹ ngần ngại mãi mới cho tôi biết rằng, tôi không phải là con đẻ từ người chồng Jacques Boel mà bà đã ly dị 8 năm trước", Delphine nhớ lại trong cuốn tiểu sử tự thuật, rồi thêm: "Lúc này mẹ đã tái hôn với người chồng mới và chúng tôi đã chuyển sang Anh sinh sống trong trang trại của cha dượng".

D. Boel và mẹ đẻ Sybille năm nay đã 72 tuổi đang cư ngụ ở ngoại vi Brussels.

Về phần mình, sau khi cuốn sách "Cutting the Cord" được phát hành, Vua Albert II đã miễn cưỡng thừa nhận trong chốn riêng tư rằng, Delphine Boel chính là đứa "con rơi" bất đắc dĩ, đồng thời thổ lộ "đó là một vết thương gia đình chưa lành từ quá khứ", như nguyên văn lời ông. Tuy nhiên, nhà vua cũng khẳng định theo tập tục truyền đời trong vương triều Bỉ, thì con ngoài giá thú không có quyền thừa kế pháp lý.

Bản thân D. Boel gần đây cũng được Hoàng gia Bỉ thông báo là cô không có tên trong di chúc thừa tự của Albert II. Còn theo luật pháp Bỉ hiện hành, nếu D. Boel được chính thức công nhận là con riêng của vua cha, dĩ nhiên sẽ được hưởng quyền thừa kế như mọi thành viên khác trong gia đình hoàng tộc.

Kết quả của vụ kiện sẽ minh chứng những uẩn khúc bấy lâu luôn dằn vặt nguyên đơn D. Boel, với khả năng duy nhất nếu như các thành viên hoàng gia chấp thuận cho xét nghiệm ADN. "Nếu kết quả xét nghiệm chứng minh điều ngược lại, tôi sẽ chân thành ngỏ lời xin lỗi hoàng gia đồng thời từ bỏ niềm hy vọng tìm được người cha đích thực", nghệ sĩ D. Boel giãi bày với báo giới trước khi rời chốn pháp đình, nơi bà được triệu tập trong phiên tường trình đầu tiên vào ngày 19/6 vừa qua

Trần Hồng (theo Reuters)

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文