Cựu Giám đốc Tình báo Italia móc ngoặc với mafia

23:35 31/03/2011

Giới tư pháp tối cao ở thủ đô Roma quyết định sẽ mở phiên tòa Giám đốc thẩm trong thời gian sắp tới, xử cựu Giám đốc Cục Phản gián Italia (SISDE) Mario Mori tội cấu kết với các băng nhóm tội phạm có tổ chức hòng qua mặt cơ quan chấp pháp...

Là một viên tướng kỳ cựu trong lực lượng Hiến binh (Carabinieri) đảm nhiệm vai trò người đứng đầu SISDE, vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước M.Mori đã bí mật tiếp xúc với hai siêu bố già hàng đầu thuộc tổ chức mafia khét tiếng Cosa Nostra là Toto Riina và Bernardo Provenzano nhằm thao túng đường lối chính trị trong nước.

Theo nhận định từ bản cáo trạng của Viện Công tố Tối cao thì nhóm "bộ tam" này đã bắt tay ngầm thỏa thuận nhiều vấn đề hệ trọng đậm chất vi hiến. Cụ thể M.Mori khi ấy giữ chức vụ Trưởng phòng phụ trách các chiến dịch đặc biệt của Carabinieri, đã tự mạo nhận mình là người "đại diện cho nhà nước", chính thức yêu cầu Cosa Nostra chấm dứt làn sóng ám sát khủng bố nhắm vào giới chính khách, các thẩm phán và quan tòa, cũng như các nhà hoạt động xã hội khác; đổi lại nhà nước sẽ nương tay trong một loạt vấn đề theo đòi hỏi của mafia như ngưng tịch thu tài sản của các thành viên Cosa Nostra, cải thiện chế độ lao tù nhất là những trường hợp bị biệt giam... Đây chính là tội lỗi lớn nhất của M.Mori do đã nhân nhượng bè lũ tội phạm, đồng thời cản trở đường lối bài trừ mafia tận gốc của chính quyền trung ương.

Lời buộc tội dựa trên lời khai của nhiều tên mafia cộm cán đã ăn năn hối cải, điển hình là từ Tommaso Buscetta và Massimo Ciancimino. T.Buscetta là tên bố già Sicilia đầu tiên phá vỡ Luật im lặng (Omerta) sắt đá của mafia, còn M.Ciancimino chính là quý tử của cựu Thị trưởng Paleromo (thủ phủ đảo Sicilia, quê hương của mafia) Don Vito Ciancimino - một kẻ sếp sòng (Boss) của Cosa Nostra thủ vai người đứng đầu thành phố trọng yếu.

Ngoài ra vẫn theo lời cung khai của Massimo trước cơ quan điều tra, thì các cuộc đàm phán bí mật giữa tướng M.Mori với T.Riina và B.Provenzano vào năm 1992, đều được sự chấp thuận của hai bộ trưởng phụ trách nội chính lúc ấy là Nicholas Mancini và Virdzhinio Ronioni. Hai vị này hiện đang giữ các chức vụ cao trong ngành tư pháp Italia trước tuổi nghỉ hưu, khi hay tin đã thẳng thừng bác bỏ và coi đó là "lời khai man trơ trẽn" (!).

Ông M.Mori trước vành móng ngựa trong phiên xử phúc thẩm.

Giới bình luận am hiểu đều nhấn mạnh một thực tế, rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử đứng trước vành móng ngựa là các bị can cao cấp từ cả 2 phía đối nghịch, vốn dĩ không đội trời chung như các nhân vật trong nhóm "bộ tam". Một khía cạnh khác là M.Mori cùng các đồng phạm dưới quyền đã chia xẻ những thông tin tuyệt mật cho giới sếp sòng mafia, khiến chúng dễ bề trốn thoát khỏi các chiến dịch truy lùng siêu mật. Bằng chứng hiển nhiên là trường hợp của tên Bernardo Provenzano, kẻ đã ẩn náu an toàn suốt 4 thập niên cho đến năm 2006 mới bị phát hiện.

Song song là âm mưu thủ tiêu những ai không tán thành chủ trương "đi đêm" với mafia. Ví như vụ ám hại thẩm phán Paolo Borsellino, người cương quyết tiễu trừ mafia tận gốc đã thiệt mạng khi ghé thăm mẹ ruột. P.Borsellino đã nghe phong thanh về sự móc ngoặc giữa nhóm "bộ tam" nên ông phản đối đến cùng, rốt cuộc đã trở thành nạn nhân của sự thỏa hiệp phi pháp.

Giới quan sát cũng đặt ra câu hỏi khó lường, rằng nếu trong phiên xử lần thứ ba này M.Mori chịu hé miệng cung khai tất cả, ắt sẽ bóc trần sự thao túng các cơ quan nhà nước của tổ chức tội phạm, đồng thời cũng là một trang đau thương trong lịch sử dân tộc Italia

Quang Phú (theo La Stampa)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文