Đằng sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ với Ngoại trưởng Nga

15:26 18/05/2017
Một cuộc tiếp xúc kín giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov diễn ra tại Nhà Trắng đúng như kế hoạch đã được thông báo trước đó. Cuộc gặp diễn ra vào ngày 10-5 trong không khí cởi mở giữa Tổng thống Mỹ và Ngoại trưởng Nga - hai quốc gia trên thực tế vẫn đang căng thẳng với nhau. Tham gia cuộc họp, ngoài Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Lavrov còn có Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak.

Cuộc họp không mời báo chí tham dự, chỉ có thông tin và hình ảnh sau đó được truyền ra bên ngoài từ bộ phận báo chí của Nhà Trắng và Đại sứ quán Nga tại Mỹ. Cuộc họp được tổ chức kín bởi nó diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ đang điều tra về các mối quan hệ giữa các phụ tá của ông Trump trong chiến dịch tranh cử và trong giai đoạn chuyển giao quyền lực với nước Nga, về các cuộc gặp riêng giữa các quan chức chính quyền Mỹ hiện nay với Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak.

Ông Kislyak hiện đang bị giới chức tình báo Mỹ cáo buộc là một đầu mối gián điệp của nước Nga tại Mỹ nhưng chưa có bằng chứng để chính thức buộc tội ông.

Thông cáo báo chí của Nhà Trắng đánh giá cuộc gặp diễn ra “rất, rất tốt đẹp”. Theo thông cáo, tại cuộc họp, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh Mỹ và Nga cần thiết phải hợp tác cùng nhau để chấm dứt bạo lực tại Syria và Ukraine. Ông Trump cũng đưa ra triển vọng hợp tác Mỹ-Nga trong việc giải quyết các điểm nóng xung đột ở Trung Đông, đồng thời quay trở lại với ý tưởng chủ đạo trong giai đoạn tranh cử là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với nước Nga.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại Phòng Bầu dục hôm 10-5.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Lavrov cũng tổ chức một cuộc họp báo riêng tại Đại sứ quán Nga trong đó ông bác bỏ cáo buộc cho rằng nước Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016, khẳng định không hề có bất cứ dữ liệu hay bằng chứng rõ ràng nào cho thấy có sự can thiệp của nước Nga.

Với các cuộc hội kiến của Ngoại trưởng Nga Lavrov tại Washington, dư luận đang nhắc lại vấn đề “cài đặt lại” quan hệ giữa hai nước Nga và Mỹ. Ở một góc nhìn, các cuộc hội kiến được xem như một cử chỉ mang tính hòa giải cao. Ông Lavrov được cho là mang sứ mệnh thực hiện những bước đi cụ thể ban đầu, thăm dò tiền trạm để xem xét khả năng cải thiện quan hệ song phương giữa hai nước Nga - Mỹ.

Sau khi hội kiến với cả Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ, ông Lavrov nhận xét với báo chí rằng “quan hệ giữa hai nước đang trong tình trạng không được tốt nhất”, ngầm ý cho rằng, còn sớm để nói đến một sự đột phá trong cải thiện quan hệ giữa hai nước. Đây chỉ mới là một trong những bước đi đầu tiên trong một tiến trình dài phía trước.

Từ khi ông Trump đắc cử tổng thống, dư luận đã nói đến một cuộc “cài đặt lại” quan hệ Nga - Mỹ và chờ đợi nó xảy ra sau khi ông Trump nhậm chức. Cho đến nay, mới chỉ có phía Nga thể hiện rõ thái độ tích cực hướng đến sự cải thiện quan hệ này.

Giới phân tích cho rằng, Nga có nhiều lý do để xúc tiến nhanh việc cải thiện quan hệ Nga-Mỹ, trong đó việc giải quyết vấn đề Syria là một trong những lý do quan trọng. Mặt khác, cải thiện quan hệ Nga-Mỹ là cách tốt nhất để giúp tháo bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt phương Tây đang áp đặt đối với Nga do cuộc khủng hoảng Ukraine.

Trong khi đó, phía Mỹ vẫn còn nhiều trở ngại. Các cáo buộc tình báo Nga can thiệp vào bầu cử năm 2016 ở Mỹ và cuộc điều tra đang tiến hành xung quanh cáo buộc các quan chức Mỹ có quan hệ “bí mật” với nước Nga đang tạo ra một nếp suy nghĩ tiêu cực về hình ảnh nước Nga, xem nước Nga như một “mối đe dọa” hơn là một đối tác tiềm năng. Đây là những trở ngại lớn nhất cho việc cải thiện quan hệ hai nước. Ngoại trưởng Tillerson được xem là người “gần Nga” hơn nhiều người khác.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong chuyến thăm Moskva tháng 4-2017.

Trước khi đến Washington làm việc cho ông Trump, Tillerson là lãnh đạo tập đoàn dầu khí ExxonMobil và đã có thời gian dài làm việc ở Nga và từng được Tổng thống Nga khen thưởng. Tillerson được cho là đã đặt vấn đề cải thiện quan hệ với Nga làm ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của mình và đã âm thầm thực hiện nhiệm vụ được giao, tiến hành những bước đệm cần thiết cho giai đoạn đầu cải thiện quan hệ với nước Nga.

Giới phân tích đánh giá, việc chọn thời điểm hiện nay - khi nước Mỹ đang sôi sục chuyện quan hệ giữa các quan chức Mỹ với Nga - để thực hiện chuyến thăm Washington và hội kiến với Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Tillerson là động thái tính toán của “cáo già” ngoại giao Lavrov.

Người ta làm một phép so sánh rằng ông Lavrov đến nay đã có hơn 10 năm làm Bộ trưởng Ngoại giao Nga, phục vụ đắc lực dưới thời Tổng thống Putin. Còn tính tổng thời gian hoạt động trong ngành ngoại giao thì ông đã có trên 45 năm. Trong khi người đồng cấp Tillerson mới chỉ... 3 tháng trong nghề!

Rõ ràng là Lavrov có quá thừa kinh nghiệm đối ngoại trong cuộc đối diện tay đôi - không chỉ với Ngoại trưởng Tillerson mà ngay cả Tổng thống Trump. Chính vì vậy, trong ván bài ngoại giao này, dư luận đang đánh giá Nga có nhiều ưu thế hơn. Và diều đó chỉ có lợi cho việc cải thiện quan hệ hai nước mà thôi.

Văn Trương (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文