Đức dẫn đầu thế giới về độ tín nhiệm

13:55 03/08/2020
Khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lớn tiếng kêu gọi xây dựng một liên minh toàn cầu do Mỹ dẫn đầu thì ở ngay trong lòng nước Mỹ, hãng thăm dò dư luận Gallup tung ra thông tin cho thấy nước Mỹ đang ngày càng mất uy tín, đánh mất vai trò đầu tàu thế giới.

Cuộc thăm dò dư luận toàn cầu do hãng Gallup tiến hành vào năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, dựa trên phiếu hỏi ý kiến người dân 135 quốc gia, mỗi quốc gia có 1.000 người trưởng thành được hỏi do Gallup tuyển chọn. Đây có thể được xem là một đánh giá khá toàn diện, khách quan và đủ độ tin cậy, thể hiện quan điểm đa chiều của nhiều tầng lớp, nhiều thành phần xã hội, có tư tưởng, quan điểm, chính trị khác nhau.

Theo kết quả thăm dò do Gallup công bố, nước Đức là quốc gia dẫn đầu thế giới về mức độ được người dân thế giới ngưỡng mộ nhất năm 2019, với tỉ lệ 44% số người được hỏi, vượt xa nhóm xếp thứ hai gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga. Trong nhóm thứ hai này, Mỹ đạt tỉ lệ 33%, vượt trên Trung Quốc 1 điểm (32%) và hơn Nga 3 điểm (30%).

Tổng thống Donald Trump có vẻ như đã không thể khiến cho thế giới tín nhiệm nước Mỹ hơn.

Đây là năm thứ ba liên tiếp nước Đức được đánh giá là quốc gia đáng ngưỡng mộ nhất, đồng thời cũng là năm thứ ba liên tiếp nước Mỹ tụt giảm lòng tin trong cộng đồng quốc tế. Năm 2018, chỉ 1 năm sau khi ông Trump lên nắm quyền, uy tín nước Mỹ đã tụt xuống mức thấp nhất, với 30%, giảm đến 18 điểm so với thời ông Barack Obama làm tổng thống (đạt tỉ lệ 48%). Phân tích các chỉ số thành phần trong cuộc thăm dò cho thấy người châu Âu đánh giá sự lãnh đạo của ông Trump rất thấp.

Cụ thể, tại các quốc gia đồng minh truyền thống của Mỹ ở châu Âu, tỉ lệ ủng hộ đối với lãnh đạo Mỹ rất thấp, với 61% không đồng tình, 24% đồng tình. Tỉ lệ đó ở Anh là 65% và 25%; ở Đức thậm chí còn tệ hơn nhiều: 78% không ủng hộ so với chỉ 12% ủng hộ. Ngay cả ở Australia, tỉ lệ cũng không khá hơn, với 67% không ủng hộ và 23% ủng hộ. Chỉ duy nhất có lục địa đen trao cho chính quyền ông Trump thái độ tích cực, với 52% ủng hộ.

Như vậy, với việc nước Mỹ do ông lãnh đạo liên tục giảm điểm trong mắt cư dân toàn cầu, việc ông Trump thường xuyên tuyên bố đã làm cho nước Mỹ “vĩ đại trở lại” đang bị nghi ngờ.

Giới quan sát đưa ra một số vấn đề để lý giải cho việc nước Mỹ thời ông Trump uy tín bị giảm mạnh so với thời ông Obama làm tổng thống. Trước nhất và quan trọng nhất chính là chủ trương “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump nhằm thực hiện mục tiêu “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Ngay sau khi lên nắm quyền, ông Trump lập tức có hành động rút lui khỏi một số thỏa thuận, điều ước đa phương mà nước Mỹ đã ký kết trước đó với lý do là các thỏa thuận, điều ước này không phục vụ cho lợi ích của nước Mỹ. Tháng 5-2018, ông Trump rút nước Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran ký với 6 cường quốc vào năm 2015 mà không thèm bàn thảo với các đồng minh.

Tiếp theo đó, Mỹ cũng rút lui, không tham gia ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - một thỏa thuận tập thể rất quan trọng về kinh tế nhằm tạo một sân chơi đa phương bình đẳng, ngăn ngừa Trung Quốc sử dụng “chiêu trò” áp đặt các luật chơi riêng. Rồi Mỹ cũng rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đe dọa rút khỏi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ để gây áp lực buộc Mexico và Canada đàm phán lại một số điều khoản theo hướng có lợi cho Mỹ.

Chưa hết, Mỹ không ít lần gây sóng gió với cả các đồng minh thân cận ở châu Âu đòi đàm phán lại các hiệp định thương mại tự do giữa hai bên, thậm chí gây áp lực để đòi các đồng minh NATO gia tăng chi tiêu quốc phòng nhằm giảm bớt gánh nặng cho Mỹ. Và hành động khiến cả thế giới bị sốc chính là việc Tổng thống Trump tuyên bố cắt đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và sau đó rút nước Mỹ ra khỏi tổ chức này, giữa lúc cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đang diễn ra quyết liệt, chưa có hồi kết.

Chiến dịch vận động thế giới của Ngoại trưởng Mike Pompeo có lẽ khó thành với uy tín nước Mỹ ngày càng bị sứt mẻ.

Giới phân tích cho rằng, với những động thái rút lui tiêu cực như thế, ông Trump không những không khiến cho nước Mỹ “vĩ đại trở lại” mà còn đang làm cho thế giới ngày càng trở nên bất an hơn. Những động thái rút lui thể hiện một thái độ co cụm vì lợi ích riêng của nước Mỹ, từ bỏ vai trò dẫn dắt thế giới trong nhiều vấn đề mà lâu nay nước Mỹ vẫn làm. Thất bại lớn nhất của chính sách rút lui này chính là cuộc chiến chống COVID-19 mà nước Mỹ đang là ổ dịch lớn và chết chóc nhất thế giới. Việc Mỹ không sắm vai đầu tàu dẫn dắt cuộc chiến chống dịch, đồng thời còn rút khỏi WHO đã làm cho các nỗ lực chống dịch của cả thế găp nhiều khó khăn. Ngay cả nước Mỹ cho đến nay cũng đang mất kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.

Thất bại thứ hai của chính sách rút lui chính là việc rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân với Iran, đồng thời gia tăng áp lực cấm vận đối với nước này. Chính sách của ông Trump không những không buộc được Iran phải làm theo ý mình mà còn khiến các đồng minh trong khu vực cảm thấy bất an hơn khi Iran tuyên bố tái khởi động chương trình làm giàu uranium. Những thất bại khác của chính sách rút lui bao gồm cả việc tự nguyện từng bước nhường Trung Quốc nắm giữ vai trò dẫn dắt thế giới, thống lĩnh các khu vực trước đây từng là “địa bàn” của nước Mỹ, như khu vực Nam Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Nam Á,... và sắp tới có thể là cả châu Phi.

Người ta cho rằng, Mỹ không thể lãnh đạo thế giới thực hiện bất cứ việc gì trong khi bản thân nước Mỹ lại không thật sự cam kết thực hiện việc đó. Vì thế, sẽ không có gì ngạc nhiên khi nhiều người ngày càng ít đánh giá vai trò của nước Mỹ hơn trước.

An Châu (Tổng hợp)

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文