Gia tăng số lượng nữ đại sứ tại Liên Hiệp Quốc

11:30 15/12/2014
Hồi đầu thập niên 90 thế kỷ trước, trong thời gian làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc (LHQ), bà Madeleine Albright mô tả con số nữ đại sứ của tổ chức quốc tế này quá ít. Nhưng hiện nay có đến 31 nữ đại sứ - con số kỷ lục trong lịch sử LHQ.

Đáng kể nhất là, phụ nữ chiếm 6 ghế quanh chiếc bàn hình móng ngựa của Hội đồng Bảo an LHQ (UNSC) thuộc về các nước: Argentina, Jordan, Lithuania, Luxembourg, Nigeria và Mỹ. Điều đó cho thấy một lần nữa, phụ nữ chiếm kỷ lục trong UNSC - Cơ quan quyết định chính sách quan trọng nhất của LHQ. Năm 2010, phụ nữ chỉ giữ 3 ghế trong UNSC.

Samantha Power, nữ Đại sứ Mỹ tại LHQ, cho rằng so với trước đây thì hiện nay phụ nữ được lắng nghe hơn ở tổ chức quốc tế này. Samantha Power cũng nói đến quan hệ bình đẳng và thái độ thân thiện giữa các nữ đại sứ với nhau như "chị em". Joy Ogwu, cựu nữ Đại sứ Nigeria tại LHQ và cựu Ngoại trưởng Nigeria, cũng coi các nữ đồng nghiệp là "chị em quốc tế". Bà Joy Ogwu, là người rất được tôn trọng tại UNSC do có bộ óc khôn ngoan, tin rằng sự hiện diện ngày càng đông đảo của phụ nữ tại LHQ là dấu hiệu phát triển tích cực phù hợp với thời đại mới.

Đại sứ Argentina - Maria Cristina Perceval.

Bà phát biểu: "Phụ nữ có sự sáng suốt hơn trong cách giải quyết các vấn đề". Bà Dina Kawar, tân Đại sứ Jordan tại LHQ, tin tưởng các nữ đại sứ xử lý các vấn đề rất khác với đồng nghiệp nam giới. Bà Kawar nhận định: "Phụ nữ có xu hướng bàn luận nhiều hơn, mong muốn tìm ra những giải pháp cụ thể". Trong những cuộc tranh luận về các chiến dịch gìn giữ hòa bình trên khắp thế giới, bà Sylvie Lucas - Đại sứ Luxembourg (nước giữ vai trò chủ tịch luân phiên UNSC trong tháng 3/2014) - thường nhấn mạnh sự cần thiết phải có phụ nữ tham gia, nhất là trong các cuộc họp của UNSC về tình hình ở bán đảo Crimea và Nga. Khi UNSC có cuộc gặp không chính thức với các phụ nữ Syria để bàn luận về cuộc khủng hoảng ở quốc gia này, bà Maria Cristina Perceval - Đại sứ Argentina - phát biểu đầy cảm xúc về phong trào những bà mẹ có con mất tích dưới chế độ quân sự độc tài trước đây ở nước mình".

Sau đó, Maria Perceval tặng cho phụ nữ Syria chiếc khăn quàng cổ màu trắng được coi là biểu tượng của phong trào. Người ta nhận định có lẽ nam đại sứ sẽ không hành động như Maria Perceval! Tuy nhiên, mọi phụ nữ trong UNSC đều bức xúc trước việc họ chỉ đại diện cho quốc gia chứ không phải giới tính của mình. Phụ nữ ở LHQ cũng có thể tỏ ra "hiếu chiến" như nam giới. Bà Raimonda Murmokaite, Đại sứ Lithuania, nằm trong số những người chỉ trích Nga dữ dội nhất về cuộc khủng hoảng Ukraina và Crimea. Samantha Power cũng tấn công Đại sứ Nga Vitaly Churkin không kém phần mạnh mẽ. Nước Mỹ có đến 4 phụ nữ giữ chức đại sứ tại LHQ - Jeane Kirkpatrick, Madeleine Albright, Susan Rice và nay là Samantha Power.

Dina Kawar (bên phải ảnh trái), đại sứ Jordan tại LHQ; Đại sứ Mỹ Samantha Power (ảnh phải).

Tại LHQ, hiện nay, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các chức vụ cao cấp đang cải thiện rõ rệt. Valerie Amos, đại diện cho nước Anh, hiện là nữ Cao ủy nhân đạo LHQ. Bà Amos cũng là phụ nữ da đen đầu tiên có mặt trong Nội các Anh dưới thời Thủ tướng Tony Blair và rời khỏi nơi đây sau khi Gordon Brown trở thành Thủ tướng nước này. Angela Kane của nước Đức là Cao ủy Giải trừ quân bị LHQ, người giúp mở đường cho lộ trình giải giáp kho vũ khí hóa học của Syria. Sigrid Kaag, nhà ngoại giao Hà Lan, được LHQ chỉ định đứng đầu phái đoàn quốc tế về tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria. Với vai trò quan trọng này, bà Sigrid Kaag từng bày tỏ mối quan ngại về những vũ khí hóa học có thể còn chưa được đưa vào bản kê khai của chính quyền Syria. Bà Margaret Chan, nắm giữ vai trò lãnh đạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của LHQ. Trong giai đoạn bùng nổ dịch bệnh Ebola ở khu vực Tây Phi đe dọa thế giới, Margaret Chan càng trở nên nổi bật. Tháng 8/2014, Thiếu tướng Kristin Lund người Na Uy là phụ nữ đầu tiên đảm nhận cương vị Tư lệnh các lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Cyprus (UNFICYP). Bà Kristin Lund từng phục vụ nhiều năm trong lực lượng quốc tế của LHQ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Mặc dù trong tình hình hiện nay phụ nữ đã có nhiều vai trò hơn trong LHQ song nam giới vẫn còn chiếm số đông áp đảo tại tổ chức quốc tế này. Thực tế cho thấy nam giới vẫn còn nắm giữ những chức vụ cao cấp nhất trong LHQ, bao gồm: tổng thư ký, phó tổng thứ ký, lãnh đạo các vấn đề chính trị và lãnh đạo cơ quan người tị nạn UNHRC. Tất cả 7 tổng thư ký LHQ từ trước đến nay đều là nam giới. Người ta cho rằng, khi Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm 2016, 5 thành viên thường trực UNSC - những người có quyết định cuối cùng đối với các ứng cử viên vào chức vụ - sẽ chịu sức ép để chỉ định một phụ nữ!

Diên San (tổng hợp)

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文