Liban: Tướng Michel Suleiman được chọn làm Tổng thống

09:30 27/12/2007
Nỗ lực tìm kiếm "nhân vật thỏa hiệp" của các đảng phái Liban, cuối cùng đã mang lại kết quả không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích. Ngày 3/12, sau 5 lần hoãn, các chính đảng Liban đã nhất trí đề cử tướng Michel Suleiman, Tổng tư lệnh quân đội, ra ứng cử chức tổng thống Liban, chấm dứt bế tắc chính trị kéo dài gần suốt năm nay tại nước này.

Tướng Michel Suleiman năm nay 59 tuổi, được dư luận đánh giá là người có quan điểm trung dung nhất ở Liban. Ông được Tổng thống Emile Lahoud bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh quân đội vào năm 1998 và nắm giữ chức vụ này cho đến nay.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Liban kéo dài hơn 2 tháng qua, tướng Suleiman là một trong những ứng cử viên hàng đầu, và là nhân vật mang tính thỏa hiệp, được xem là người thích hợp nhất lên thay thế Tổng thống Emile Lahoud trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, về nguyên tắc thì tướng Suleiman không được phép làm Tổng thống Liban do quy định trong Hiến pháp. Có lẽ chính vì lý do này mà ông đã không được chọn ngay từ đầu.

Chỉ sau khi không thể tìm ra lối thoát cho bế tắc chính trị kéo dài, các đảng phái mới chấp nhận ông như một sự chọn lựa khôn ngoan nhất.

Các đảng phái Liban đã cam kết sẽ sửa đổi Hiến pháp để tướng Suleiman có thể chính thức nhậm chức Tổng thống. Như vậy, ông Suleiman sẽ là vị tướng thứ 2 làm Tổng thống Liban.

Ngoài lý do là nhân vật thỏa hiệp, ông Suleiman được liên minh cầm quyền “14 tháng Ba” do Saad Hariri dẫn đầu ủng hộ còn vì một lý do khác: Ông là sự lựa chọn cuối cùng của liên minh này, không còn sự lựa chọn nào tốt hơn.

Trên thực tế, việc Liban chọn ông Suleiman làm Tổng thống sau khi Hội nghị Annapolis kết thúc đã có ý nghĩa nhất định: Chờ đợi “tín hiệu” từ Damascus. Và tín hiệu đó cho thấy rằng liên minh “14 tháng Ba” không còn cơ hội nhận được sự hậu thuẫn tối đa của Mỹ nữa.

Nhìn lại những lần khủng hoảng chính trị của Liban trong hơn 2 năm qua kể từ sau cái chết của cựu Thủ tướng Rafik Hariri, người ta thấy chính trường Liban phân hóa rõ rệt giữa một phe ủng hộ và một phe chống Syria.

Phe chống Syria bao gồm Chính phủ thân phương Tây của Thủ tướng Fouad Siniora và các đảng phái liên minh “14 tháng Ba” được Mỹ, phương Tây và Arập Xêút hậu thuẫn; còn phe ủng hộ Syria bao gồm nhóm Hồi giáo Shiite Hezbollah và các đảng đối lập khác nhận sự hậu thuẫn từ Syria và Iran.

Từ lâu nay, các cuộc xung đột, khủng hoảng chính trị ở Liban không chỉ đơn thuần là cuộc đấu đá giữa các phe phái chính trị trong nước mà còn ít nhiều chịu sự tác động từ bên ngoài. Chính vì thế mà các chuyên gia phân tích đã gọi Liban là “sàn đấu” chính trị của các thế lực bên ngoài, và nước này đang chịu tác động trực tiếp từ cuộc tranh giành ảnh hưởng trong khu vực Trung Đông giữa Arập Xêút với Iran và Syria.

Dư luận cho rằng cuộc khủng hoảng chính trị xung quanh việc bầu tổng thống mới tại Liban hiện nay đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các động thái chính trị gần đây của Mỹ và Syria.

Trước hết phải kể đến việc Syria đã hợp tác tốt trong vấn đề an ninh ở Liban và Iraq, sau vài lần gặp giữa các quan chức ngoại giao Mỹ - Syria từ tháng 3/2006 đến nay.

Syria đã thực thi việc đóng cửa biên giới với Iraq nhằm ngăn chặn các phần tử cực đoan từ các nước trong khu vực mượn đường xâm nhập vào Iraq. Hành động này đã góp phần cải thiện tình hình an ninh tại Iraq, làm giảm các vụ tấn công liều chết so với trước đây.

Đáng chú ý là sau cuộc gặp mặt giữa Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice với Ngoại trưởng Syria Walid Moualem tại Hội nghị Sharm el-Sheikh, Ai Cập hồi tháng 5/2007, ông Moualem đã liên tục được các đồng nghiệp từ Anh, Đức và Pháp tiếp xúc để bàn giải pháp góp phần ổn định tình hình Liban.

Đỉnh điểm của những động thái tích cực là việc Syria cử Thứ trưởng Ngoại giao Faysal Miqdad đi dự Hội nghị quốc tế về Hòa bình Trung Đông tại thành phố Annapolis, bang Maryland, Mỹ. Như báo chí đã thông tin, kết quả của Hội nghị Annapolis sẽ ảnh hưởng đến cuộc khủng hoảng chính trị ở Liban.

Theo tờ Time, dư luận chung sau Hội nghị Annapolis cho rằng, giữa Syria và Mỹ dường như “đã đạt được một thỏa thuận nào đó về việc ai sẽ làm tổng thống Liban” - trong nỗ lực giúp Liban tìm kiếm giải pháp ổn định tình hình an ninh, chính trị tại nước này. (Năm 1990, Tổng thống Mỹ George W.H. Bush từng bật đèn xanh cho việc Syria đưa quân đội vào Liban, giúp nước này chấm dứt nội chiến để đổi lấy việc Syria hỗ trợ Mỹ đánh bật quân đội Iraq của Tổng thống Saddam Hussein ra khỏi Kuweit trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần 1 năm 1991).

Vào những ngày cuối tháng 11/2007, công tố viên LHQ người Bỉ Serge Brammertz đã công bố báo cáo điều tra về cái chết của ông Rafik Hariri. Báo cáo không những không nêu ra bất cứ cái tên nghi can nào là người Syria, mà còn “khen ngợi” Syria đã hợp tác tốt trong cuộc điều tra của LHQ - những điều hoàn toàn trái ngược với báo cáo hồi năm 2005 của người tiền nhiệm ông Brammertz.

Chưa hết, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng không hề phản đối việc LHQ trợ giúp kỹ thuật cho Syria. Thậm chí Bộ Thương mại Mỹ còn cấp phép cho Công ty Cisco Systems cung cấp các thiết bị công nghệ cho Syria...

Một quan chức thuộc liên minh “14 tháng Ba” chua chát nói với báo chí: “Không ai có thể xóa đi được cảm giác của chúng tôi rằng mình đã bị người Mỹ bỏ rơi”.

Quả thật, với hàng loạt động thái tích cực như nêu trên, Washington không thể tiếp tục gây sức ép với Damascus để hậu thuẫn cho liên minh “14 tháng Ba” nữa. Vì vậy, hợp tác vì lợi ích chung của quốc gia chính là cách duy nhất để liên minh này duy trì vị thế chính trị của mình tại Liban

Văn Trương (tổng hợp)

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文