Libya trước nguy cơ chiến tranh ủy nhiệm

18:48 21/07/2020
Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đang có động thái có thể làm bùng nổ cuộc chiến quy mô lớn tại Libya. Trong khi có khả năng Nga sẽ “ngọa sơn quan hổ đấu” trước khi có quyết định cuối cùng nếu cuộc chiến này xảy ra.

Ngày 13-7, Nghị viện Libya hiện đóng tại thành phố cảng Tobruk - vốn ủng hộ Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của tướng Khalifa Haftar - đã "bật đèn xanh" để Ai Cập can thiệp quân sự vào nội tình nước này. Theo quyết định được Nghị viện Libya thông qua, "các lực lượng vũ trang Ai Cập được phép can thiệp với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia của Libya và Ai Cập nếu nhận thấy một mối đe dọa với cả hai bên".

Trước việc Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ Chính phủ Đoàn kết Quốc gia Libya (GNA) ở thủ đô Tripoli, người đại diện Nghị viện Libya tuyên bố: "Chúng tôi kêu gọi những nỗ lực chung giữa hai quốc gia anh em Libya và Ai Cập để đánh bại kẻ chiếm đóng cũng như duy trì an ninh, ổn định chung ở hai đất nước và ổn định trong khu vực".

Thủ tướng GNA Fayez al-Sarraj và Tướng Khalifa Haftar.

Quyết định của Nghị viện Libya được đưa ra trong bối cảnh hồi đầu tháng 6, Ai Cập có đề xuất Sáng kiến hòa bình Cairo, vạch ra một tiến trình chính trị ở Libya và kêu gọi các bên ngừng bắn kể từ ngày 8-6. Đề xuất này được Liên đoàn Arab, Nga, Arab Saudi và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất ủng hộ nhưng lại bị Chính phủ Đoàn kết Quốc gia Libya và Thổ Nhĩ Kỳ từ chối.

Như vậy, nếu Cairo đáp ứng lời kêu gọi của Nghị viện Libya thì tại quốc gia Bắc Phi sẽ có 2 lực lượng nước ngoài chính thức can thiệp là Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập nhưng với hai danh nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.

Tuần trước, quân đội Ai Cập tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn mang tên Resolve  -  2020. Hoạt động này diễn ra ở quận phía Tây Bắc của Qabr Gabis, cách biên giới Libya 60 km. Nhận định về Resolve - 2020, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Ai Cập, thiếu tướng Kamal Amer cho rằng Cairo đã gửi 3 thông điệp quan trọng tới các lực lượng ở Libya, tới các lực lượng đã và đang can thiệp vào Libya. Một là, các lực lượng vũ trang Ai Cập đủ sức mạnh để bảo vệ an ninh quốc gia. Hai là, an ninh quốc gia của Libya cũng là một phần của an ninh quốc gia Ai Cập. Ba là, Ai Cập đủ khả năng đối mặt với mọi đe dọa ảnh hưởng đến an ninh của hai quốc gia.

Theo chỉ huy quân đội Ai Cập, Tướng Mahfouz Marzouq, hiện nay một loạt các cuộc diễn tập với nhiều binh chủng khác nhau đang được quân đội nước này thực hiện cho thấy Cairo đang rất nghiêm túc với chiến dịch quân sự quy mô lớn sắp diễn ra tại Libya của mình.

Ngày 9-7, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng chỉ trích Ai Cập là bên đứng sau vụ không kích quy mô lớn vào căn cứ chiến lược Al-Watiya tại Libya. Cuộc tấn công đã gây thiệt hại lớn về cơ sở vật chất và vũ khí đối với Thổ và lực lượng hậu thuẫn. "Ai Cập và những thế lực tại Libya có liên quan đến vụ không kích sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Một cuộc tấn công đáp trả của chúng tôi trong thời gian tới là rất khó tránh khỏi", Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố.

Để hiện thực hóa tuyên bố của mình, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở ngoài khơi Libya. Ngày 13-7, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nếu Quân đội Quốc gia Libya của Nguyên soái Khalifa Haftar không rút khỏi thành phố biển Sirte sẽ nhận hậu quả thảm khốc.

Quân đội Ai Cập tập trận gần biên giới Libya.

"Sirte nên được trao lại cho Chính phủ GNA được quốc tế công nhận. Và một chiến dịch quân sự có thể được thực hiện trong trường hợp quân đội của Nguyên soái Khalifa Haftar không chịu rút khỏi Sirte. Mọi thứ đã sẵn sàng, một cuộc tấn công quy mô lớn bằng cả hải quân và không quân vào lực lượng LNA trong những ngày tới rất khó tránh khỏi", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu tuyên bố.

Như vậy, với sự chấp thuận của Quân đội Quốc gia Libya và tuyên bố của Ai Cập, một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa quân đội nước này với lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và GNA tại Libya rất khó tránh khỏi trong thời gian tới. Nội chiến ở Syria bắt đầu từ năm 2011. Ở quốc gia này tồn tại quyền lực kép: Tripoli và các vùng lãnh thổ ở phía Tây của đất nước được kiểm soát bởi GNA do ông Fayez Sarraj đứng đầu và LNA, dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Khalifa Haftar.

Theo giới quan sát, xung đột tại Libya mang đặc trưng của một cuộc chiến ủy nhiệm. Iran, Hy Lạp, Italia, Pháp đều đang theo dõi sát diễn biến ở Libya. Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Arab Saudi, Nga và có thể là cả Pháp - ủng hộ LNA. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar hậu thuẫn GNA. Đối đầu giữa hai lực lượng hiện ở mức báo động. Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng tỏ sự lão luyện với bước đi chi viện vũ khí, chuyển giao công nghệ quốc phòng cho lực lượng GNA.

Chính mẫu drone Bayraktar do Ankara cung cấp đã giúp quân đội GNA đánh bại hệ thống phòng thủ Panstir của Nga do UAE chuyển cho lực lượng thân tướng Haftar, đẩy lui các cuộc tấn công của LNA. Hiện chính quyền Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang tìm cách chứng minh Thổ Nhĩ Kỳ có đủ khả năng kiểm soát Đông Địa Trung Hải và cũng chi phối luôn chính sách của Mỹ ở Syria, Libya. Thổ Nhĩ Kỳ đang điều chuyển các tay súng thân Ankara ở Syria sang chiến trường Libya. Điều này phù hợp với lợi ích của Đức, nước ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ vì muốn ngăn chặn dòng người di cư sang châu Âu.

Việc Nghị viện Libya cho phép Ai Cập can thiệp vào quốc gia Bắc Phi này đã đưa Mỹ, phương Tây vào thế bí. Ủng hộ Ankara hay đứng về phía Cairo? Rõ ràng, Mỹ, phương Tây không dễ dàng có câu trả lời. Về phần mình, Nga có thể sẽ tìm cách gây căng thẳng tại Idlib/Syria để buộc Ankara giảm can dự tại Libya. Mọi cuộc xung đột và người tị nạn vì thế đều có liên hệ với nhau. Nga có lựa chọn tốt nhất trong vấn đề Libya. Moscow có thể ngồi xem việc chuyển hóa tình hình Libya, từ xung đột giữa những đồng minh của Mỹ, trước khi có hành động chính thức ở Libya.

Câu hỏi lớn hiện nay thuộc về Tổng thống Ai Cập. Cairo sẽ gửi quân tham chiến, hay thúc đẩy một lệnh ngừng bắn? Với những bước đi gần đây của Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề Libya cho thấy, cơ hội tìm kiếm một lệnh ngừng bắn rất mong manh khiến nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa hai bên đang ở mức rất cao.

Việc Libya đang trở thành chiến trường giao tranh giữa các lực lượng cả ở cả trong và ngoài quốc gia này khiến Liên Hợp quốc bày tỏ lo ngại rằng, sự can dự của nước ngoài vào quốc gia Arab này đang ở “mức chưa từng có”.

Trong một phát biểu mới đây trong cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Bảo an, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres nói: “Thời gian đang không đứng về phía chúng ta tại Libya. Cuộc xung đột tại quốc gia này đã bước sang giai đoạn mới với sự can thiệp của nước ngoài đã đạt đến mức độ chưa từng thấy, bao gồm cả việc cung cấp các loại vũ khí tinh vi và số lượng lính đánh thuê tham gia chiến đấu”.

Dù cộng đồng quốc tế đã nhiều lần thảo luận về vấn đề Libya nhưng các nước can dự vào Libya vẫn chưa thể thống nhất được giải pháp cho cuộc xung đột, đồng thời vẫn đổ lỗi cho nhau về những căng thẳng hiện nay. Vì thế, theo nhận định của các nhà phân tích, khi quyền lợi tại đất nước giàu dầu mỏ này chưa được phân chia, sự can dự của nước ngoài sẽ còn tiếp tục, đẩy cuộc chiến tại Libya thêm phức tạp.

Mộc Thạch (Tổng hợp)

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang Florida Pam Bondi, 59 tuổi, làm Tổng chưởng lý Mỹ, nhanh chóng thay thế cựu ứng cử viên Matt Gaetz sau khi ông này rút lui.

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文