Một năm Tổng thống DonalD Trump cầm quyền:

Lữ khách giàu có và hành trình “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”

15:46 23/01/2018
Ngày 20-1-2018 đánh dấu tròn 1 năm ngày tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, tỷ phú Donald Trump chính thức nhậm chức. Một năm qua đi cùng biến đổi quá nhanh trên thế giới, Tổng thống D.Trump đã làm được gì với cam kết “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” bằng những động thái quyết liệt, thực dụng trong cả đối nội và đối ngoại.

Việc đảo ngược hầu hết chính sách của chính phủ tiền nhiệm theo quan điểm “Nước Mỹ trên hết” khiến nước Mỹ và thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc chỉ trong một năm.

Tăng tốc kinh tế

Kể từ sau ngày nhậm chức, Tổng thống Trump đã đưa ra một loạt chính sách nhằm đưa nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt hơn. Đó là thực thi ngay lập tức những chính sách bảo hộ kinh tế, tăng cường chi tiêu cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, tăng chi tiêu chính phủ, giảm thuế và nới lỏng các quy định kiểm soát các doanh nghiệp. Kết quả, sau một năm, bức tranh kinh tế Mỹ với nhiều gam màu sáng đã chứng minh những chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump đang đi đúng hướng.

Cụ thể, từ mức tăng trưởng GDP 1,2% trong quý I-2017, kinh tế Mỹ đã tăng tốc nhanh chóng và đạt mức tăng trưởng 3,1% trong quý II và 3,3% trong quý III. Đây được coi là một chiến thắng lớn dành cho Tổng thống Trump, bởi đã rất nhiều lần các chuyên gia kinh tế cho rằng mục tiêu tăng trưởng 3% mà ông đề ra là phi thực tế, thậm chí được coi là bất khả thi.

Thị trường lao động tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức 4,1% trong tháng 11-2017, thấp nhất trong 17 năm qua. Năm 2017 khép lại với thêm một ấn tượng nữa là Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cải cách thuế lớn nhất trong nhiều thập kỷ, đánh dấu chiến thắng lập pháp cho ông Trump.

“Trảm tướng” và “chống lại tất cả”

Thắt chặt nhập cư là một trong những lời hứa lớn đầu tiên mà Tổng thống Trump quyết liệt thực hiện. Ngay trong tuần thứ nhất, ông ban hành sắc lệnh cấm công dân từ Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày. Lệnh cấm tạo ra sự hỗn loạn chưa từng có tại Mỹ, kích động biểu tình phản đối từ sân bay đến đường phố.

Sắc lệnh cũng mở ra cuộc đối đầu giữa chính quyền với cơ quan tư pháp, khi nhiều tòa án ra lệnh chặn đứng lệnh cấm này của ông Trump.

Việc liên tục “trảm tướng” trong năm 2017 cũng khiến không ít quan chức và người dân Mỹ “thảng thốt”. Nhiều tờ báo Mỹ cho rằng, việc cách chức giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey có thể là sai lầm nghiêm trọng nhất đối với ông Trump, và nó có thể đeo bám ông suốt những năm còn lại của nhiệm kỳ.

Ngoài ông Comey được xem là một "quả bom tháng 5", 4 cựu quan chức khác trong bộ máy tranh cử của Trump đã bị khởi tố.

Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm Trung Đông. Ảnh: AP.

Rút, rút... và rút

Chỉ 3 ngày sau khi nhậm chức, ông Trump đã không ngần ngại tuyên bố đưa Mỹ rút khỏi thỏa thuận đa phương được kỳ vọng lớn là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và đe dọa xem xét lại hàng loạt hiệp định song phương. Ngày 1-6-2017, Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Ông còn quyết định rút Mỹ khỏi UNESCO. Trong lĩnh vực kinh tế, ông khởi động đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Hiện nước Mỹ đã rút khỏi hầu hết các thỏa thuận, hiệp định quốc tế mà chính quyền tiền nhiệm đã tham gia, hoặc đã đàm phán ký kết, như: Thỏa thuận hạt nhân với Iran, thỏa thuận việc bình thường hóa quan hệ với Cuba, Myanmar... Không chỉ có vậy, việc ông Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đang gây ra nhiều chỉ trích và khiến Trung Đông trở nên hỗn loạn.

Đối với quan hệ đồng minh truyền thống giữa Mỹ với Liên minh châu Âu (EU) cũng phải trải qua thử thách khắc nghiệt trong năm 2017 với động thái đình chỉ một số dự án hợp tác hai bên, trong đó có Hiệp định đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP), Tổng thống Trump đã khiến các đồng minh châu Âu hoài nghi về mối quan hệ khăng khít vốn đã được hai bên duy trì hơn 70 năm qua.

Về vấn đề di cư, ông Trump cũng đã quyết định đưa Mỹ đứng ngoài Hiệp ước Di trú toàn cầu (GCM) khi ban hành sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân một số nước Hồi giáo, hay quyết định bãi bỏ "Chương trình Trì hoãn hành động đối với người nhập cảnh Mỹ khi còn nhỏ" (DACA)...

Tăng tiền cho quân đội, giảm tiền cho ngoại giao

Với chính sách “Nước Mỹ trên hết” ông Trump đã không thương tiếc cắt giảm các cam kết quốc tế, nhân viên ngoại giao, ngân sách ngoại giao, trong khi đó tăng đầu tư cho quân đội, sử dụng sức mạnh để bảo đảm hòa bình, an ninh quốc gia, cả ở bên trong và bên ngoài nước Mỹ.

Tổng thống Trump nhận thấy chi tiêu quân sự nhiệm kì Tổng thống Obama đã bị cắt giảm quá mức, khiến Mỹ không thể thực hiện những cam kết trên toàn cầu. Và Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật ngân sách quốc phòng trị giá 700 tỉ USD, cho phép quân đội Mỹ tuyển mộ thêm 20.000 binh sĩ, mua thêm 90 chiến đấu cơ hiện đại, thêm 1 tàu sân bay, cùng nhiều sự bổ sung khác.

Trái với việc tăng sức mạnh quân sự, ông Trump cắt giảm 30% ngân sách Bộ Ngoại giao, một mức giảm rất lớn và kêu gọi cắt giảm 37% kinh phí hỗ trợ nước ngoài, đồng thời "điểm mặt chỉ tên", chỉ trích các cơ quan an ninh quốc gia như CIA, NSA,... làm việc thiếu hiệu quả và tràn ngập tham nhũng.

Trong một năm tại vị của ông Trump, tình hình Bán đảo Triều Tiên và Trung Đông thêm căng thẳng. Càng đến cuối năm 2017, mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên càng gia tăng khi nhà lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố rằng tên lửa Triều Tiên có thể tấn công bất kỳ thành phố nào trên đất Mỹ.

Nguyễn Hòa

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文