Mức thu nhập “khủng” của giới dân biểu EU

16:00 09/06/2014

Từ ngày 22 đến 25/5 vừa qua, cư dân 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tham gia kỳ bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) lần thứ 8, nhằm chọn ra những người xứng đáng đại diện cho tiếng nói của cử tri. Ngoài danh tiếng là nghị sĩ EU (MEP) ra, các dân biểu trúng cử còn có khoản thu nhập "khủng" đầy mơ ước đối với bất cứ công dân EU nào.

Để so sánh, mức lương hàng tháng của một MEP là 17.827 euro, tính ra mỗi năm là 213.924 euro, gấp 878% mức thu nhập trung bình của người dân trong toàn khối EU. Cụ thể hơn, một MEP người Pháp nhận khoản lương nhiều gấp 740% so với mức thu nhập trung bình của những người đồng hương bình thường khác. Nhưng "nhà vô địch" thuộc về MEP người Bulgaria, có mức lương gấp… 2.051% mức trung bình của một người Bulgaria bình thường. Trong khi một thành viên của Quốc hội Cộng hòa Bulgaria nhận khoản lương chỉ cao hơn 6% so với mức thu nhập trung bình trong cả nước là 9.948 euro/năm.

Ngoài khoản tiền lương trang trải sinh hoạt phí hàng tháng, mỗi nghị sĩ EU còn được nhận bổ sung thêm 21.209 euro/tháng, hay 254.508 euro/năm để thuê mướn văn phòng và đội ngũ nhân viên phục vụ. Trong một nhiệm kỳ kéo dài 5 năm, chỉ riêng lương "cứng" của một MEP đã xấp xỉ 1,3 triệu euro, chưa kể các khoản thu nhập kiếm thêm khác ngoài chức danh MEP theo nghề nghiệp chuyên môn của vị dân biểu.

Trong 5 năm tại nhiệm, tiền lương của một nghị sĩ đã bằng 55 năm miệt mài lao động của một công dân EU. Chi tiết cụ thể hơn nữa là bằng 24 năm thu nhập của một người Luxembourg, 39 năm làm việc của một người Đức, 45 năm lao động của một người Italia, 78 năm của một người Ba Lan… Thậm chí bằng 108 năm làm việc của một người Bulgaria.

Quảng bá tốn kém nhằm "đánh bóng tên tuổi" là điều tối cần cho những ai muốn trở thành MEP.

Trong một nhiệm kỳ, giới dân biểu EU thường tham gia biểu quyết "quanh quẩn" nhiều vấn đề khác nhau, "từ thay thế bóng đèn sợi đốt qua đường cong tiêu chuẩn của quả dưa chuột thành phẩm, đến kích thước bao bì chai lọ đựng dầu ăn…" như lời nhận định trên trang web Preisvergleich.de, cổng thông tin điện tử dành cho người tiêu dùng EU chuyên so sánh giá cả hàng hóa, nhiên liệu, năng lượng và dịch vụ tài chính giữa các quốc gia thành viên EU.

Đồng thời website Preisvergleich.de cũng cho biết ngay từ thời điểm khai mạc EP khóa 7, tức là cách đây 5 năm, giới MEP đã có mức thu nhập chênh lệch khổng lồ nêu trên.

Với mức lương "khủng" như vậy, vô hình trung đã tạo ra hố ngăn cách giữa các MEP với giới dân biểu quốc nội. Bằng tiềm lực kinh tế sẵn có, các cựu nghị sĩ EU thừa khả năng "chi đậm" cho các chiến dịch quảng cáo "đánh bóng tên tuổi" nhằm tái đắc cử, trong khi giới dân biểu địa phương như ở Bulgaria chẳng hạn phải rất chật vật mới hy vọng trúng cử. Do vậy chẳng có gì lạ khi người ta đua nhau ghi danh ứng cử, cốt để trở thành thành viên EP với mức thu nhập cao ngất ngưởng.

Theo thống kê chính thức từ Ủy ban bầu cử của EU, đã có hơn 16.300 ứng viên thuộc đủ mọi đảng phái khác nhau ra tranh cử 751 ghế MEP.

Giới nghị sĩ EU đều là những triệu phú đích thực.

Cuộc bầu cử EP khóa 8 lần đầu tiên sẽ thực thi sự điều chỉnh theo Hiệp ước Lisbon, được các quốc gia thành viên EU ký kết và thông qua trong năm 2008. Theo đó số lượng các MEP sẽ giảm từ 766 ghế xuống còn 751 ghế, được phân chia dựa trên số dân của mỗi nước. Ví như CHLB Đức có nhiều MEP nhất với 96 ghế, tiếp theo là Pháp được 74 ghế, Anh và Italia mỗi nước đều có 73 ghế...  Các nước có dân số thấp trong EU là Síp, Estonia, Luxembourg và Malta mỗi nước được 6 ghế.

Một điểm mới đáng lưu ý sau cuộc bầu cử EP kỳ này, là lần đầu tiên sẽ tiến hành nghi thức bầu chức danh Tổng thống EU do Hội đồng châu Âu (EC), cơ quan hành pháp cao nhất ở EU giới thiệu dựa trên kết quả cuộc bầu cử vừa qua để EP biểu quyết bầu chọn. Hiện 2 ứng viên sáng giá nhất cho chức vụ Tổng thống EU đầu tiên là cựu Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker, ứng viên của đảng Nhân dân châu Âu (EPP) và ông Martin Schulz người Đức, ứng viên của đảng Xã hội châu Âu (PES) cũng là Chủ tịch EP khóa trước.

Trong khi Ban lãnh đạo EU luôn tự hào rằng, công cuộc dân chủ hóa bao trùm là sức mạnh của toàn khối, nhưng thực tế cho thấy qua việc tranh cử vào EP, cơ quan lập pháp tối cao của EU đã thể hiện sự bất bình đẳng "từ trong trứng nước".

Công luận đòi hỏi Quốc hội mới của EU phải tiến hành cải cách mạnh mẽ hơn nữa theo tinh thần của Hiệp ước Lisbon, nhất là giản ước mức lương "khủng" trong giới nghị sĩ dân cử để khỏa lấp hố ngăn cách về thu nhập đang tồn tại

T.Q.Long (theo Deutsche Welle)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文