Pakistan: Bắt giữ ứng viên thủ tướng chỉ sau 1 ngày được đề cử

15:50 05/07/2012

Quyết định phế truất Thủ tướng Gilani của Tòa án tối cao hôm 19/6 vừa qua tưởng như đã đẩy chính phủ Pakistan đến bờ vực khủng hoảng chính trị. Ngay sau đó, Bộ trưởng Dệt may Makhdoom Shahabuddin được Tổng thống Asif Ali Zardari đề cử làm ứng viên chức thủ tướng. Tuy nhiên chỉ sau đúng một ngày, Tòa án Pakistan lại có lệnh bắt giữ ông Shahabuddin khiến chiếc ghế thủ tướng một lần nữa gặp khó khăn trong việc xác định chủ nhân xứng đáng của nó.

Ông Makhdoom Shahabuddin, hiện tại đang là Bộ trưởng Dệt may Pakistan, bị bắt vì có liên quan đến đường dây nhập khẩu thuốc trái phép trong thời gian ông này làm Bộ trưởng Bộ y tế. Đã có nhiều nghi vấn liệu lệnh bắt giữ có khiến sự nghiệp của ông Shahabuddin bị trật bánh khỏi con đường thăng tiến của mình hay không.

Từng là một nhân vật kỳ cựu trong đảng Nhân dân Pakistan (PPP), ông Shahabuddin đã làm việc lâu năm trong nội các của cố Thủ tướng Benazir Bhutto và gần đây trở thành Bộ trưởng Dệt may dưới quyền ông Gilani. Lệnh bắt giữ này được tòa án chống ma túy thành phố Rawalpindi thông qua. Ông Shahabuddin bị buộc tội đã vi phạm các điều khoản quy định hạn chế nhập khẩu thuốc hen suyễn trong năm 2010. Ông Shahabuddin đã bác bỏ cáo buộc và yêu cầu tòa án cần có một cuộc thẩm vấn cụ thể về vụ việc này.

Một số chuyên gia về pháp luật cho biết, ngay cả khi ông bị bắt giữ thì ông Shahabuddin vẫn có thể được Quốc hội bầu làm thủ tướng do ông Shahabuddin có một lý lịch chính trị rất dày dạn và thực sự là ứng viên sáng giá cho chiếc ghế thủ tướng. Trước tiên, cái tên Shahabuddin đã có một sự gắn bó rất lâu dài với đảng PPP và vẫn đang được xem như một cái tên không thể thiếu trong giới chính trị cao cấp. Tiểu sử về gia đình ông Shahabuddin có thể xem như hoàn hảo.

Cha của ông từng là một thành viên lãnh đạo của PPP và cũng là cánh tay đắc lực của cố Tổng thống Zulfiqar Ali Bhutto. Gia đình Shahabuddin có truyền thống chính trị rất hùng mạnh trên quê hương của họ, tỉnh Punjab, các thành viên của dòng họ từng là những người giữ chức vụ cao ở cả hai đảng lớn là đảng Nhân dân (PPP) và đảng Liên minh Hồi giáo Pakistan (PML). Bản thân ông Shahabuddin, trước kia từng là thành viên của PML, sau khi chuyển ia nhập đảng PPP cũng đã ít nhất một lần ở trong cuộc tranh cử đối đầu với một người chú của ông ở phía đảng PML.

Ông Shahabuddin gia nhập PPP dưới thời bà Benazir Bhutto. Ông Shahabuddin từng giữ nhiều chức vụ khác nhau trong suốt quá trình làm chính trị của mình bao gồm các bộ Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Ngân sách, Bộ Y tế và gần đây nhất là Bộ Dệt may.

Bộ trưởng dệt may Makhdoom Shahabuddin, từng là ứng viên nặng ký nhất của ngôi vị thủ tướng.

Các nhà lập pháp có phần chắc sẽ cân nhắc ít nhất 4 đề cử khác, gồm có hai người của phe đối lập. Đài truyền hình quốc gia Pakistan cho biết, một vị bộ trưởng khác là ông Raja Pervez Ashraf đã được đề cử làm ứng cử viên dự bị trong trường hợp vị cựu Bộ trưởng Dệt may bị Quốc hội phản đối. Ngoài ra, ba ứng cử viên khác cũng đã hoàn thành hồ sơ ứng cử của mình, một trong số họ là Qamar Zarman Kaira, cũng là thành viên của PPP, hai người còn lại là lãnh đạo Hồi giáo Jamiat-i-Ulema (JUI-F) - ông Maulana Fazlur Rehman và Sardar Mehtab Ahmed Khan Abbasi của  PML.

Ông Shahabuddin là người được đảng PPP đề cử, đảng này cùng với các đối tác liên minh của họ chiếm đa số trong Quốc hội. Tuy nhiên các thành viên khác của Quốc hội đã tỏ thái độ lo ngại rõ rệt vì nếu ông Shahabuddin được bầu làm thủ tướng thì cuộc điều trần các cáo buộc tham nhũng và rửa tiền đối với Tổng thống Zardari hẳn sẽ lại gặp nhiều tranh cãi do chính ông Zardari là người đề cử ông Shahabuddin. Sau khi cân nhắc các rắc rối của ứng viên số một, ông Shahabuddin, Quốc hội đã nhanh chóng bỏ phiếu bầu ra một thủ tướng mới thay thế.

Ngày 22/6 vừa qua , Bộ trưởng Công nghệ Thông tin Pakistan, ông Raja Pervez Ashraf đã chính thức được Hạ viện bầu làm Thủ tướng mới, thay thế ông Yusuf Raza Gilani.

Ông Ashraf là ứng cử viên của đảng PPP, ông giành được 211 phiếu ủng hộ trong tổng số 338 phiếu bầu tại Hạ viện Pakistan. Vị tân thủ tướng có thể sẽ phải đối mặt với áp lực tương tự cựu Thủ tướng Gilani trong vụ điều tra Tổng thống Zardari. Tuy nhiên việc chọn ra thủ tướng mới ít nhiều đã giúp chấm dứt tình trạng khủng hoảng chính trị đang leo thang tại Pakistan

Hoàng Cúc (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文