Pakistan: “Bóng hồng” đơn độc giữa rừng gươm

09:30 20/04/2011
Sherry Rehman, nữ nghị sĩ thuộc đảng Nhân dân Pakistan (PPP) đang trở thành mục tiêu mới của các phái Hồi giáo cực đoan ở Pakistan khi bà tiếp tục con đường đấu tranh của đàn chị quá cố - cựu Thủ tướng Benazir Bhutto. Thân phận nữ nhi yếu đuối nhưng can trường của Rehman trước sức ép quá lớn từ những đảng phái cực đoan khiến cho nhiều người lo ngại liệu bà "trụ" được bao lâu?

Trong 3 tháng qua, bà Sherry Rehman hầu như chỉ quanh quẩn trong ngôi nhà riêng của mình ở thành phố Karachi, miền Nam Pakistan; đó như là một thứ tù giam lỏng mà Rehman tự nguyện giam hãm bản thân mình vì đối với bà, việc đi ra ngoài đường vào thời gian này là cực kỳ nguy hiểm - bà có thể làm mồi cho bọn cực đoan bất cứ lúc nào. Ngay cả tại ngôi nhà của mình, Rehman cũng phải cần đến một đội quân cảnh sát bảo vệ nghiêm ngặt 24/24 giờ mỗi ngày để đề phòng bị tấn công bằng bom bởi các lực lượng Hồi giáo cực đoan.

Cái "tội" của Rehman được các phái Hồi giáo cực đoan định đoạt là việc bà theo đuổi đường lối đấu tranh vì quyền lợi phụ nữ, dám chống lại những giới luật, những quy tắc tôn giáo đã hình thành từ rất lâu trong xã hội Hồi giáo là cấm phụ nữ tham gia tất cả các hoạt động xã hội, chính trị,... vốn được xem là lãnh địa của nam giới. Trong các tội đó là những hoạt động chính trị mạnh mẽ, đáng kể nhất là việc bà theo đuổi những dự án luật quan trọng, như luật chống bạo lực nhắm vào phụ nữ và các nhóm thiểu số, sửa đổi Luật báng bổ Hồi giáo do chính bà soạn thảo và đề xuất.

Năm nay 50 tuổi, Rehman là một cựu biên tập viên của tuần báo Herald (Pakistan), sau đó bà được bầu vào Quốc hội năm 2002 và được xem là "truyền nhân" rõ rệt nhất của cựu Thủ tướng bị ám sát Benazir Bhutto. Rehman đã sát cánh cùng bà Bhutto trên bước đường vận động chính trị khi bà Bhutto vừa từ nước ngoài trở về Pakistan cuối năm 2007. Khi xảy ra vụ đánh bom đầu tiên của bọn cực đoan nhắm vào đoàn xe của bà Bhutto tại thành phố Karachi, Rehman đang ngồi trong xe cùng bà Bhutto và lãnh một miếng bom, tới nay vẫn còn sẹo trên lưng.

Khi bà Bhutto bị bắn chết trong một vụ tấn công khác tại tỉnh Punjab, Rehman cũng ngồi chung xe và chính bà là người đưa bà Bhutto đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi ông Asif Ali Zardari, chồng bà Bhutto lên làm Tổng thống, Rehman trở thành Bộ trưởng Thông tin vào năm 2008 nhưng từ chức sau đó một năm để phản đối việc chính phủ siết chặt kiểm soát các đài truyền hình do phê bình chính sách của chính phủ. Từ khi rời chính phủ, Rehman vẫn duy trì ghế nghị sĩ trong Quốc hội và tiếp tục con đường đấu tranh của bà Bhutto.

Trọng tâm của cuộc đấu tranh của bà Rehman là Luật báng bổ đạo Hồi, được Quốc hội gồm đa số là các phái Hồi giáo thông qua nhằm bảo vệ hình ảnh, giá trị của đạo Hồi, thẳng tay trừng trị những ai cố tình bôi nhọ, phỉ báng hoặc xúc phạm đến đấng tiên tri Mohammed và các giá trị đạo Hồi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc áp dụng luật này cho đến nay chủ yếu để đàn áp các tôn giáo thiểu số, như Thiên Chúa giáo và vài tôn giáo khác vì "đã xúc phạm đạo Hồi và đấng tiên tri Mohammed" theo cách nhìn một phía của các giáo sĩ cực đoan.

Dĩ nhiên, các hoạt động chính trị và xã hội của những phụ nữ như bà Rehman cũng bị giới cực đoan xem là "báng bổ đạo Hồi" vì bà đã vi phạm giáo luật của đạo Hồi. Kể cả những chính khách nam giới cũng bị xem là báng bổ đạo Hồi nếu có những lời lẽ, hành động chống lại những nhân vật đạo Hồi, những hành động tội ác do thành phần Hồi giáo cực đoan gây ra.

Bà Sherry Rehman và những người ủng hộ.

Việc Rehman và đảng PPP của bà tung ra dự án luật sửa đổi Luật báng bổ đạo Hồi xuất phát từ sự kiện một tòa án địa phương Pakistan tuyên án tử hình một phụ nữ theo đạo Thiên Chúa vào tháng 11/2010, vì cho rằng người phụ nữ này "báng bổ đạo Hồi". Dự án luật do chính Rehman phụ trách soạn thảo và đề xuất lên Quốc hội Pakistan xem xét thông qua. Tuy nhiên, quá trình xem xét dự luật này đã đụng chạm đến tất cả các phái Hồi giáo ở Pakistan và do đó đã xảy ra nhiều vụ việc căng thẳng, kể cả những vụ ám sát do các nhóm Hồi giáo cực đoan gây ra.

Những nạn nhân của "cuộc chiến" quanh dự luật của Rehman không phải là ít, gần đây nhất là Tỉnh trưởng tỉnh Punjab Salman Taseer và Bộ trưởng các dân tộc thiểu số Shahbaz Bhatti, cùng đảng PPP với bà Rehman. Trước đó nữa, đã có vài nữ nghị sĩ bị giết hoặc bị dọa giết mà động cơ xuất phát từ việc bà Rehman và đảng PPP của bà đòi sửa luật báng bổ. Sau khi 2 ông Taseer và Bhatti bị sát hại, "cuộc chiến" sửa luật báng bổ chỉ còn lại một mình bà Rehman theo đuổi.

Về lý thuyết thì bà Rehman không hề đơn độc trong cuộc chiến của mình. Ngày càng có nhiều người cùng quan điểm với bà về các vấn đề liên quan đến quyền phụ nữ và dân tộc thiểu số ở Pakistan - kể cả giới luật sư từng làm nên các cuộc biểu tình rầm rộ buộc ông Parvez Musharraf từ chức cách đây 3 năm, đều đang tỏ ra thận trọng hơn khi họ biết mình đang đối đầu với những lực lượng cực kỳ nguy hiểm: những chiến binh cực đoan sẵn sàng liều chết để bảo vệ các giá trị tôn giáo, tín ngưỡng của mình. Ngay cả đảng PPP cũng bắt đầu tỏ ra dè dặt hơn và đang cân nhắc tạm thời ngừng việc thông qua dự luật này.

Bản thân bà Rehman vẫn không thay đổi quan điểm, nhưng hiện tại bà khó lòng làm nên chuyện. Phát biểu với báo chí mới đây, bà Rehman cho biết các thế lực cực đoan Pakistan muốn bà "im lặng" và đừng đụng đến luật báng bổ nữa. Một số người khuyên bà rời bỏ Pakistan ra nước ngoài tị nạn, như bà Bhutto từng làm, nhưng Rehman nhất quyết không chịu, vì đối với bà, đó chẳng khác gì một hành động đầu hàng, chấp nhận lùi bước trước các thế lực cực đoan

Văn Trương (tổng hợp)

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文