Phiên điều trần về mafia trong dinh thự của Tổng thống Italia

14:15 10/11/2014

Tổng thống Giorgio Napolitano (89 tuổi) là Chủ tịch Hạ viện Italia thời kỳ 1992-1993, có biết về những phi vụ giữa mafia và một vài bộ phận trong chính phủ không? Ông có biết về âm mưu tấn công nhắm vào ông và vào Chủ tịch Thượng viện Giovanni Spadolini do tên trùm mạng lưới Cosa Nostra là Toto Riina chỉ đạo không?

Ông có được thông báo về những vụ việc mà cố vấn pháp luật Loris d'Ambrosio của ông (đã chết cách đây 2 năm) dường như biết rõ không? Đó là một số câu hỏi đã được đặt ra với Tổng thống trong buổi điều trần dài 3 giờ trước Tòa thượng thẩm Palermo vào ngày 28/10 vừa qua.

Buổi điều trần đặc biệt về mọi điểm: Lần đầu tiên trong lịch sử Italia, một buổi điều trần đã diễn ra bên trong cung Quirinal, dinh thự của Tổng thống. Và lần đầu tiên một vị nguyên thủ quốc gia được nghe điều trần với tư cách nhân chứng.

Đây là phiên điều trần kín, nhưng cũng có mặt 40 nhân vật ngoài các quan tòa, bồi thẩm đoàn, luật sư và những nhân viên của văn phòng Tổng thống và tòa án không được mang theo điện thoại di động. Phóng viên không được tham dự, cấm mang theo máy ảnh, máy ghi âm, camea và điện thoại di động. Sau buổi điều trần không có thông báo nào cả. Tuy nhiên, sau này tòa án sẽ công bố biên bản.

Khi ra khỏi phòng họp, các luật sư cho biết, Tổng thống "đã trả lời mọi chất vấn một cách thẳng thắn và khẳng định rằng, ông không hề biết về thỏa thuận giữa chính phủ với tổ chức Cosa Nostra".

Tháng trước Tổng thống Napolitano đã viết một bức thư gửi Tòa thượng thẩm cho biết, ông không thể trả lời một số câu hỏi. Các quan tòa muốn nghe điều đó từ chính miệng của ông. Toto Riina và Leoluca Bagarella, 2 kẻ chịu trách nhiệm về hàng trăm vụ ám sát và bị giam cách ly từ 20 năm qua, đã thỉnh cầu được tham dự buổi điều trần vì cho rằng có liên quan đến các vụ việc được nêu. Nhưng tòa án đã bác bỏ yêu cầu với lý do an ninh nhưng cho phép các luật sư của họ được quyền đặt câu hỏi.

Buổi điều trần này gợi nhắc đến quá khứ tội ác từ những tháng năm đen tối của nạn khủng bố mafia. Năm 1989, Cosa Nostra quyết định tung ra chiến dịch gieo kinh hoàng để áp đặt sự hiện diện của chúng trên chính trường. Vào tháng 3-1989, dân biểu châu Âu Salvo Lima, người thân cận với cựu Thủ tướng Giulio Andreotti, bị ám sát. Kế đó 2 thẩm phán chống mafia Giovanni Falcone và Paolo Borsellino bị ám sát bằng bom.

Những quả bom nổ vào tháng 5 tại Florence, tháng 7 tại Milan và Roma đã làm chết 10 người. Trong sự xúc động, Quốc hội Italia đã đề ra một quy định cách ly hoàn toàn những tên trùm mafia. Ngày 15/1/1993, một tên mafia cải tà quy chính đã chỉ điểm Toto Riina và hắn bị bắt tại Palermo trong một chiến dịch của cảnh sát đặc nhiệm.

Qua trung gian cựu Thị trưởng Palermo Vito Ciancimino và con trai ông ta (mà sau này bị kết án vì có dính líu đến Cosa Nostra), Toto Riina đã đưa ra các yêu cầu nhằm giảm bớt nạn hoành hành của mafia. Trong một tài liệu, hắn nói đến việc bãi bỏ những đạo luật đặc biệt, chấm dứt chế độ cải huấn cứng rắn đối với các tên trùm, cho quản thúc tại gia nếu các “bố già” trên 70 tuổi… Tất cả có 12 điều kiện mà hắn đòi hỏi, và tất cả đều không thể chấp nhận được.

Thế nhưng chúng sẽ gây ảnh hưởng đến một số quan chức chính phủ, những cán bộ cao cấp của cơ quan an ninh, chính trị gia và một vài bộ trưởng. Mùa thu 1993, Bộ trưởng Tư pháp Giovanni Conso bãi bỏ 300 sắc lệnh đặc biệt cho các tên trùm. Viện Công tố Palermo đã điều tra trong nhiều năm về các thỏa thuận bí mật này.

Đến tháng 6/2012, khoảng 2 tháng trước khi chết, Loris d'Ambrosio đệ đơn từ chức cố vấn pháp luật của Tổng thống, ghi rõ rằng khi còn là cao ủy chống mafia trong chính phủ từ năm 1989 - 1993, ông cảm thấy mình là "một viên chức hữu dụng để làm vật đỡ cho những thỏa thuận khó nói".

Buổi điều trần ngày 28/10 sẽ soi sáng về các thỏa thuận đó? Các tư liệu của cơ quan an ninh được tiết lộ sẽ chứa đựng những hồ sơ gì ? Một nhà bình luận đã nói rằng "các câu hỏi đặt ra với Tổng thống Napolitano có thể có giá trị hơn là những câu trả lời"

Mê Linh (theo Le Figaro)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文