Số phận hơn 7.000 tù nhân chiến tranh ở Libya

15:25 04/11/2011
Libya hậu Gaddafi đang hiện ra với vô vàn khó khăn và hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Trong đó, việc định đoạt số phận của hơn 7.000 tù nhân là những tay súng từng chiến đấu trong hàng ngũ quân đội của ông Gaddafi và cả những thường dân bị "tình nghi" tham gia chiến đấu cho ông Gaddafi đang là một thách thức lớn đối với chính quyền lâm thời.

Bởi vì, tất cả họ đều đang bị giam giữ trong những nhà tù do các lực lượng bán quân sự địa phương quản lý.

Theo các tổ chức nhân đạo quốc tế, hơn 7.000 tù nhân này hiện đang bị giam giữ trong những nhà tù dã chiến, tạm bợ, với điều kiện hết sức tồi tàn, kém vệ sinh và không an toàn. Và thực trạng này đang phổ biến khắp Libya, kể cả ở Tripoli, nơi được xem là có các điều kiện tốt nhất Libya. Người ta có cảm giác, những thực tế ở Libya hiện nay thậm chí còn tệ hơn những gì mà lực lượng chống đối ông Gaddafi từng mô tả là rất tồi tệ dưới thời ông Gaddafi lãnh đạo Libya.

Nhiều tù nhân đã phản ánh với báo chí và các tổ chức nhân đạo rằng họ thường xuyên bị ngược đãi, tra tấn và hành hạ; phụ nữ bị hãm hiếp, còn một số tù nhân cứng đầu, ngoan cố thì bị giết. Tất cả các tù nhân tại các nhà tù Libya hiện nay không biết tương lai mình sẽ ra sao.

Theo nguyên tắc luật pháp quốc tế, tất cả những tù binh trong các cuộc nội chiến, sau khi cuộc chiến kết thúc đều phải được trả tự do, trừ những trường hợp gây ra tội ác đối với dân thường phải bị xét xử theo luật pháp quốc tế về tội ác chiến tranh hoặc luật pháp sở tại. Trong cuộc chiến ở Libya, ngoại trừ những người được xem là tướng tá, thuộc hạ thân cận của ông Gaddafi có tham gia vào việc bắn giết người biểu tình hồi đầu năm nay, còn lại đa số những tay súng tham gia cuộc chiến đều không thuộc diện tội ác chiến tranh. Vậy, nếu không thể xét xử tội ác chiến tranh thì những tù nhân này sẽ phải được xét xử theo luật pháp nào?

Cho đến nay, chính quyền lâm thời tại Libya không biết phải xét xử các tù nhân chiến tranh này theo luật lệ nào, và liệu có nên áp dụng luật pháp do ông Gaddafi để lại để xét xử người của ông? Ali Sweti, một luật sư ở thành phố Misurata, cho biết, ngay cả tòa án còn không có thì lấy gì để xét xử các tù nhân này. Theo luật sư Sweti, hiện các tù nhân đang bị giam giữ để chờ có đủ điều kiện luật pháp và cơ sở vật chất xét xử, đồng thời để thẩm định tư cách của họ, thuộc diện phải thả hay chờ xét xử.

Các tổ chức nhân đạo quốc tế đã lên tiếng cảnh báo, hàng ngàn tù nhân đang bị giam giữ tại Libya có nguy cơ đối mặt tình trạng bị hành hạ thường xuyên, một phần là để trả thù những gì họ từng làm trước đây khi tham gia chính quyền của ông Gaddafi; phần còn lại gồm những người châu Phi da đen và Hạ Sahara thì bị đối xử kỳ thị chủng tộc.

Khi cuộc chiến tại Libya còn chưa kết thúc, báo chí quốc tế cũng đã từng phản ánh tình trạng đối xử vô nhân tính của các tay súng nổi dậy đối với những người châu Phi da đen di cư. Tuy nhiên, vấn đề này hoặc là đã được Hội đồng Chuyển tiếp quốc gia (NTC) và đồng minh NATO bao che, hoặc là do các nhóm bán quân sự cát cứ địa phương quá mạnh, vượt ngoài tầm kiểm soát của NTC, mà NATO thì không muốn phá vỡ mối quan hệ đồng minh với thành phần chống Gaddafi đang cố gắng ổn định tình hình tại Libya, vì sợ "bứt dây động rừng", sự hỗn loạn có thể còn tồi tệ hơn ở Iraq và Afghanistan.

Một thực tế hàng ngày tại các nhà tù dã chiến ở Libya, theo lời các nhóm nghiên cứu nhân đạo quốc tế, là các tù nhân bị đối xử bằng các hình thức quái đản, không đâu có được. Họ bị đánh đập, bắt quỳ gối di chuyển,… vì theo những tay súng canh giữ ngục, đây là những kẻ từng thi hành những "hành động rất xấu xa" dưới thời ông Gaddafi, cho nên bây giờ họ phải bị đối xử như thế.

Một tù nhân tên là Abdul Aziz, đến từ thành phố Tawergha, từng là một trong những cứ địa của ông Gaddafi, cho biết anh ta bị bắt giam chỉ vì nhà anh ta có treo lá cờ màu xanh lá cây của Nhà nước Libya do ông Gaddafi lãnh đạo. "Chúng tôi treo lá cờ, vì tất cả mọi người trong thành phố nơi tôi ở đều ủng hộ ông Gaddafi" - Aziz nói. Nhưng chỉ cần như thế thôi đã bị xem là "hành động rất xấu xa" và bị bắt giam, bị ngược đãi

Nguyên Khang (Tổng hợp)

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文