Thách thức hậu tái đắc cử của ông Lukashenko

19:25 15/10/2015
Việc đương kim Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tái đắc cử nhiệm kỳ thứ năm với tỷ lệ phiếu ủng hộ áp đảo (83,4%) có lẽ không hoàn toàn bất ngờ. Không chỉ bởi lẽ hình ảnh ông Lukashenko đang cải thiện trong nước thời gian qua, mà ông được giới phân tích đánh giá là một trong những chính trị gia lão luyện với kinh nghiệm hơn 20 năm lãnh đạo đất nước với một chính sách đối ngoại linh hoạt và khôn khéo.

Có thể lý giải sự tín nhiệm lớn nhất của người dân Belarus dành cho vị tổng thống của mình qua những số liệu kinh tế. Năm 1994, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Belarus đạt 14 tỉ USD, con số này tăng gấp 5 lần lên 72 tỉ USD trong năm 2013, trong khi Ukraine chỉ tăng trưởng chưa đầy 2 lần trong cùng kỳ (từ 100 tỉ USD lên 170 tỉ USD).

Một trong những thành công không thể không nhắc đến của chính quyền Belarus là giữ được tình hình kinh tế-xã hội tương đối ổn định ngay cả trong những thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay phải chịu tác động nặng nề từ tình hình khó khăn của nền kinh tế Nga, đối tác thương mại chủ yếu của Belarus.

Mặc dù cuộc bầu cử tổng thống tại Belarus  lần này diễn ra trong bối cảnh phức tạp và nó có thể làm thay đổi quan hệ giữa  Belarus với Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nga, song các chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng tại  Ukraine  đã ghi điểm cho ông Lukashenko và dẫn tới sự xích lại giữa Belarus và phương Tây.

Với việc trở thành "trung gian hòa giải", chủ trì và đưa Minsk trở thành địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraine với sự tham gia của các nước Đức, Pháp và Nga, ông Lukashenko và chính quyền Belarus đã tránh được việc bị kéo vào cuộc xung đột tại Ukraine.

Dù vẫn chưa được giải quyết triệt để, song không thể phủ nhận vai trò của Belarus trong việc đưa các bên xung đột ở Ukraine và các bên liên quan ngồi vào bàn đàm phán. Các thỏa thuận Minsk ra đời đã giúp tháo gỡ phần nào căng thẳng trong cuộc xung đột Ukraine.

Tổng thống Alexander Lukashenko vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Belarus.

Có thể nói chính sách của Belarus đã giúp nước này tránh được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trong khu vực, không làm rạn nứt mối quan hệ truyền thống với Nga và Ukraine, đồng thời góp phần đưa Minsk và EU "xích lại gần nhau" hơn. EU thậm chí đã tuyên bố dỡ lệnh trừng phạt được áp đặt với hàng trăm cá nhân và tổ chức của Belarus, trong đó có cả Tổng thống Lukashenko và các thành viên ban lãnh đạo nước này trong vòng 4 tháng vì kết quả cuộc bầu cử tổng thống của nước này đã diễn ra tốt đẹp.

Quan hệ của Nga với Belarus - quốc gia thuộc Liên Xô cũ - đã xuất hiện một số dấu hiệu căng thẳng sau khi ông Lukashenko, trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử,  tuyên bố Minsk không cần căn cứ quân sự, một kế hoạch được Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn xây dựng ở Belarus vào tháng 9 vừa qua.

Song, giới phân tích cho rằng đây chỉ là động thái nhằm chiều lòng người dân nước này trước thềm bầu cử, trên thực tế Belarus luôn giữ chính sách đối ngoại cân bằng theo hướng tăng cường đối tác chiến lược và hợp tác chặt chẽ với Nga, phát triển quan hệ với các nước láng giềng gần gũi thuộc Cộng đồng Các quốc gia độc lập (SNG), trong khi vẫn chủ trương thiết lập quan hệ bình đẳng với EU và Mỹ trên cơ sở bảo đảm lợi ích của cả hai bên.

Trong bối cảnh tình hình khu vực phức tạp hiện nay, cùng với những nguy cơ và thách thức mới, sự ổn định vẫn được xem  là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với Belarus. Dù đạt tăng trưởng liên tục suốt 21 năm kể từ khi độc lập và quy mô kinh tế đã tăng hơn 5 lần, song với việc giá dầu giảm cùng cuộc khủng hoảng tài chính tại Nga đang khiến cho kinh tế Belarus rơi vào suy thoái.

Có lẽ đây là thách thức thực sự trước mắt đối với ông Lukashenko nhằm khẳng định hình ảnh của ông cũng như vị  thế của Belarus sau cuộc bầu cử được coi là dân chủ nhất này.

Bảo Trân (tổng hợp)

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

Qua công tác năm địa bàn, đối tượng, Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) phát hiện có một nhóm đối tượng từ phía Bắc đến khu vực tổ 16, khóm Xuân Hoà, phường Tịnh Biên cho người dân vay tiền trả góp với lãi suất cao 10-30%/tháng. Nếu người vay không góp đúng hạn thì bị đối tượng đe dọa… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文