Tương lai chính trị của con rể Tổng thống D. Trump

17:00 19/07/2017
Do bị điều tra vì liên quan đến những cuộc gặp gỡ với người Nga, tương lai chính trị của Jared Kushner, con rể Tổng thống Donald Trump, đang được mang ra đặt lên bàn cân. Việc có tước quy chế an ninh của anh hay không sẽ phụ thuộc vào quyết định cá nhân của Tổng thống Trump.

Câu chuyện về vấn đề tước hay không tước quy chế an ninh đối với con rể Tổng thống Trump đang là đề tài bàn tán trong dư luận chính trị Mỹ. Trong câu chuyện này, một số người chống đối gia đình Tổng thống Trump cho rằng nên xem xét tước quy chế an ninh của Jared Kushner bởi lý do rất rõ ràng là anh đã có những hành động không phù hợp với tư cách an ninh của mình thời gian qua.

Từ thời làm ăn kinh tế gia đình cho đến khi trở thành con rể của tỉ phú Trump, Kushner đã có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài rất nhiều, đặc biệt là giới doanh nhân đến từ Nga. Khi ông Trump ra tranh cử tổng thống, những mối quan hệ trong làm ăn đã trở thành một ưu thế về mặt vận động tài chính tranh cử. Và Kushner đã chứng minh khả năng quan hệ rộng của mình trong việc giúp ích cho ông Trump trong quá trình tranh cử.

Tuy nhiên, việc Kushner gặp gỡ, tiếp xúc với người Nga trong giai đoạn này đã trở thành nguồn gốc gây ra những rắc rối sau khi ông Trump lên nhậm chức và trao cho con rể vị trí cố vấn quan trọng đòi hỏi phải có quy chế an ninh tối mật. Trong tờ khai ban đầu để làm hồ sơ xin cấp quy chế an ninh, Kushner đã bỏ sót, không khai báo về những cuộc tiếp xúc với các quan chức người nước ngoài, trong đó có cuộc tiếp xúc với Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak và một doanh nhân Nga.

Jared Kushner và Ivanka Trump.

Mới đây nhất, vào đầu tháng 7, người con trai Donald Trump Jr bị báo chí phanh phui đã có cuộc tiếp xúc không phù hợp với một luật sư người Nga tên là Natalia Veselnitskaya trong thời gian diễn ra cuộc vận động tranh cử năm 2016, và tại cuộc gặp đó cũng có mặt Kushner. Gần đây, Kushner mới cập nhật hồ sơ quy chế an ninh cá nhân, trong đó anh bổ sung thông tin là có tiếp xúc với... hơn 100 người nước ngoài.

Những hành động như tiếp xúc với người nước ngoài không khai báo được đánh giá là quá đủ để bất kỳ nhân viên nào của chính quyền liên bang bị mất quy chế an ninh. Nhưng với Kushner, câu chuyện có vẻ khác, vì anh không phải là một nhân viên bình thường. Quyết định đối với quy chế an ninh của Kushner phức tạp hơn nhiều so với các nhân viên và quan chức bình thường của chính quyền liên bang. Vậy ai là người có thẩm quyền cấp và tước quy chế an ninh cho Kushner?

Thẩm quyền cấp quy chế an ninh xuất phát từ quyền hành pháp chứ không do luật quy định, và Tổng thống Mỹ là người nắm quyền quyết định tối cao. Thường thì Tổng thống không tự mình quyết định vấn đề này mà giao quyền cho Văn phòng Quản lý nhân sự (OPM) và Cục Điều tra liên bang (FBI).

Ở Mỹ hiện có hơn 4 triệu người được cấp quy chế an ninh. Quy trình cấp quy chế an ninh được mô tả như sau: Người được cấp quy chế an ninh phải do một cơ quan quản lý giới thiệu và trải qua một quá trình điều tra, xác minh lý lịch nhân thân. Phần lớn việc điều tra để xác minh quy chế an ninh của các quan chức các cơ quan liên bang đều được xử lý bởi Văn phòng Quản lý nhân sự (OPM), nơi được giao nhiệm vụ giám sát từng li từng tí mọi hành động của giới công chức, quan chức chính quyền liên bang.

Quy trình và tiêu chuẩn để xét cấp quy chế an ninh vô cùng nghiêm ngặt và rất khó. Một luật sư chuyên về lý lịch an ninh ở Mỹ nói rằng, một người bình thường mắc nợ 2.000 USD, cho dù có trả xong nợ ngay trong quá trình điều tra thì anh ta cũng không được xét cấp quy chế an ninh. Quyết định cuối cùng của việc cấp quy chế an ninh do cơ quan chủ quản giới thiệu người được cấp quy chế quyết định.

Theo định kỳ, người được cấp quy chế an ninh sẽ được tái thẩm tra. Tuy nhiên, các quan chức Nhà Trắng thì theo một quy trình khác. Đối với các nhân viên mới của Nhà Trắng chưa có quy chế an ninh, việc điều tra lý lịch cá nhân thường do Cục Điều tra liên bang (FBI) đảm nhận, có thể có sự tham gia của Cục Tình báo trung ương (CIA). Sau khi điều tra xong, FBI sẽ gửi bản đề xuất ý kiến cho Nhà Trắng.

Tổng thống Trump là người nắm trong tay quyền quyết định quy chế an ninh của con rể.

Trong trường hợp con rể Tổng thống Trump buộc phải xác minh lý lịch an ninh thì ông có thể phải lên tiếng yêu cầu giữ lại quy chế an ninh cho con rể mình. Steven Aftergood, một chuyên gia về quy chế bảo mật của Chính phủ Mỹ cho rằng, trong trường hợp Tổng thống Trump muốn ai đó được cấp quy chế an ninh thì không ai có thể ngăn cản được ông.

Theo giới quan sát, Tổng thống Trump là người rất coi trọng gia đình, luôn đặt lợi ích của gia đình trên hết, vì vậy nhiều người cho rằng sẽ khó có chuyện con rể Kushner của ông bị tước quy chế an ninh.

Quy chế an ninh có tầm quan trọng rất lớn đối với Jared Kushner. Với tư cách là một cố vấn cấp cao cho Tổng thống Trump, Kushner nắm trong tay nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc tham gia giải quyết các vấn đề tại Trung Đông, cụ thể là thỏa thuận hòa bình Israel-Palestine. Không có quy chế an ninh sẽ là trở ngại lớn cho việc thực thi nhiệm vụ của Kushner.

Để giải quyết các vấn đề liên quan nhiệm vụ được giao, Kushner buộc phải dành nhiều ngày để nghiên cứu các tài liệu mật và thường xuyên ngồi nói chuyện riêng với bố vợ về những vấn đề bí mật quốc gia. Không có quy chế an ninh, Kushner không thể làm được như thế.

An Châu (tổng hợp)

Điện Kremlin khẳng định, ông Belousov là ứng viên phù hợp với vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Nga trong bối cảnh hiện nay và việc lựa chọn ông không báo hiệu sự thay đổi trong hệ thống quân sự hiện nay của Moscow.

Hôm thứ hai 29/4/2024, các quan chức dân sự, quân sự và công nghệ từ hơn 100 quốc gia đã gặp nhau tại Vienna, Áo, để thảo luận về việc kiểm soát trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành công nghiệp quốc phòng bởi ngày càng xuất hiện nhiều loại vũ khí sử dụng AI trong cuộc chiến giữa Ukraine và Nga, giữa Israel với Hamas, Houthi, Hezbollah cùng các vụ khủng bố…

Để theo kịp tốc độ tăng trưởng nhanh của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, trong những năm qua, Chính phủ đang dần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, hạn chế gian lận thương mại; tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp và người dân ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả, bền vững.

Để chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT đã ký với Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh về Dự án xây dựng tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, ngày 23/4/2023, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề nghị hướng dẫn thực hiện.

Trong ngày 11-12/5, UBND phường Mũi Né, TP Phan Thiết (Bình Thuận) cùng các lực lượng chức năng, người dân tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý dầu vón cục và rác thải trôi dạt vào bờ tại khu vực biển phường Mũi Né.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt đầu cải tổ nội các, đề xuất thay thế Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và tái bổ nhiệm ông làm Thư ký Hội đồng An ninh.

Điều dưỡng là những người trực tiếp theo dõi sức khoẻ người bệnh, nắm bắt sớm nhất những thay đổi, diễn biến trên người bệnh. Hoạt động chuyên môn của điều dưỡng viên giữ vai trò quan trọng trong chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện và có ảnh hưởng lớn đến người bệnh cũng như hình ảnh bệnh viện.

Ngoại trưởng Antony Blinken ngày 12/5 đã đưa ra những lời chỉ trích công khai mạnh mẽ nhất đối với việc Israel tiến hành cuộc chiến ở Gaza, nhấn mạnh rằng, các chiến thuật của Israel mang đến “sự mất mát khủng khiếp về sinh mạng của thường dân vô tội” nhưng không thể vô hiệu hóa các thủ lĩnh, chiến binh Hamas.

Sau khi được Chính phủ chấp thuận chủ trương xã hội hóa đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa - thương mại - dịch vụ trong Khu đô thị Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP Hồ Chí Minh, nhà trường đã tổ chức mời gọi, lựa chọn nhà đầu tư. Năm 2014, Công ty TNHH Đầu tư Thành Đạt (Công ty Thành Đạt) được nhà trường chấp thuận cho đầu tư vào 2 dự án xã hội hóa tại đây.

Sáng sớm đến trưa hôm nay, khu vực Bắc Bộ được dự báo mưa dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-20mm, có nơi trên 40mm. Thủ đô Hà Nội nền nhiệt từ 24-31 độ C.

Hoà cùng không khí cả nước phấn khởi, tự hào kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trong hai ngày 11 và 12/5, Đoàn công tác của Báo CAND do Thiếu tướng, nhà văn Phạm Khải, Tổng Biên tập Báo CAND dẫn đầu đã về tỉnh Quảng Bình tổ chức chương trình sinh hoạt chính trị, dâng hương, viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trao kinh phí 140 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa tặng 2 CBCS Công an tỉnh Quảng Bình có hoàn cảnh khó khăn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文