Uzbekistan: Kỷ nguyên hậu Karimov

10:30 06/09/2016
Tình trạng sức khỏe xấu của Tổng thống Islam Karimov - người nắm quyền điều hành đất nước Uzbekistan trong suốt hơn 2 thập niên, bắt đầu từ năm 1991 sau khi độc lập - dẫn đến cuộc chiến ngầm gay gắt chọn người kế nhiệm đồng thời đe dọa dẫn đến an ninh bất ổn trong khu vực Trung Á. Đây cũng là thời khắc quan trọng mà giới chuyên gia an ninh Nga căng thẳng chờ đợi đánh giá tình hình.

Dư luận chấn động với thông tin Tổng thống đang được “điều trị tích cực”

Ở Uzbekistan, thông tin về tình trạng sức khỏe của tổng thống luôn phải che giấu trước công chúng và được coi là “bí mật quốc gia”. Đó là lý do tại sao thông báo từ nội các chính phủ Uzbekistan khẳng định Islam Karimov đang được “điều trị tích cực” trở thành tin tức gây chấn động dư luận nước này.

Thông tin được công bố chính thức vào ngày 29-8 vừa qua và ngay hôm sau, Lola Karimov-Tillyaeva, con gái của tổng thống, hiện là Đại sứ Uzbekistan ở UNESCO viết trên trang mạng xã hội Instagram: Ông Karimov bị xuất huyết não. Bà Lola cho biết tình trạng của cha mình đã ổn định và nhấn mạnh “hãy còn quá sớm để đưa ra bất cứ dự đoán nào về tình trạng sức khỏe sắp tới của ông”.

Tổng thống Islam Karimov năm 2015.

Ở Uzbekistan, bà Lola nổi tiếng trong vai trò quảng bá giáo dục và thể thao, và là người thành lập các tổ chức từ thiện trong nước. Không ai biết người cha của Islam Karimov thật sự là ai, và cũng không rõ ông là người Tajik hay Do Thái. Mẹ ông là người Uzbek. Karimov cưới người vợ đầu tiên là Natalya Petrovna Kuchmi năm 1964 và có chung người con trai tên Petr trước khi ly hôn. Người vợ sau của Karimov là Tatyana Akbarovna Karinova, một chuyên gia kinh tế. Họ có chung 2 con gái là Gulnara và Lola.

Trong quá khứ, cũng có nhiều lần rộ lên tin đồn Islam Karimov bị lên cơn đau tim nhưng cho đến nay, chưa lần nào có sự xác nhận chính thức hay bình luận từ phía chính quyền. Năm 2015, một số trang web tin tức của Nga đưa tin Karimov bị hôn mê sâu khi ông đột nhiên không xuất hiện trước công chúng trong suốt vài tuần nhưng sau đó Karimov bất ngờ xuất hiện trước công chúng và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 cùng năm.

Thường thì nguồn gốc của tin đồn xuất phát từ cộng đồng phe đối lập sống lưu vong ở hải ngoại, trong đó gồm các thành viên của Phong trào Dân tộc Uzbekistan (PMU) và lãnh đạo Muhammad Salih. Do đó, như để chứng minh sức khỏe còn tốt, Tổng thống Karimov thường đặt ra lệ tham gia nhảy múa trong những dịp lễ hội lớn trong năm. Khi vẫy tay theo nhịp bài dân ca Uzbek trước đám đông phấn khích, Karimov muốn gửi thông điệp: “Hãy nhìn tôi đây! Tôi đang khỏe mạnh và tiếp tục điều hành đất nước trong nhiều năm nữa”.

Trước thông tin Karimov nhập viện, nhà hoạt động nhân quyền Surat Ikramov ở Tashkent (thủ đô Uzbekistan) nhận định không có biểu hiện hoảng loạn nào trong dân chúng. Steve Swerdlow, nhà nghiên cứu và điều tra của Tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW) giải thích, việc bàn luận công khai về tình trạng sức khỏe của tổng thống được coi là mối đe dọa đến sự ổn định của chính quyền cho nên không có gì ngạc nhiên khi người dân vẫn giữ thái độ im lặng cũng như giới truyền thông Uzbekistan không dám rầm rộ đưa tin.

Rustam Inoyatov, lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia (SNB).

Islam Karimov điều hành đất nước với bàn tay sắt từ năm 1991. Vị trí của Karimov được xây dựng trên sự cân bằng giữa hai phe phái quyền lực nhất ở thành phố Samarkand (phe của Karimov) và Tashkent. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi cả hai phe phái chính trị mạnh nhất này ở Uzbekistan sẽ bước vào cuộc cạnh tranh với hai tổ chức an ninh nước này - đó là cơ quan tình báo có tên gọi chính thức là Hội đồng An ninh quốc gia (SNB) do Rustam Inoyatov thuộc phe Tashkent lãnh đạo, và Bộ Nội vụ (MVD) trước đây được lãnh đạo bởi Zakir Almatov thuộc phe Samarkand.

Các chuyên gia dự đoán cuộc thay thế Karimov sẽ diễn ra trong bạo lực và đe dọa gây bất ổn khu vực Trung Á trong khi con gái lớn của ông là Gulnara, ứng cử viên hàng đầu thay thế Karimov, đang bị quản thúc tại gia từ tháng 2-2014 do dính líu đến bê bối tham nhũng và rửa tiền. Tuy nhiên, Gulana luôn bác bỏ mọi sự buộc tội và mô tả những buộc tội chống lại bà là có mục đích chính trị.

Trong lịch sử, SNB và MVD luôn căng thẳng đối đầu nhau và thậm chí đôi khi xảy ra xung đột bạo lực. Zakir Almatov xây dựng được tiếng tăm và quyền lực sau khi kiểm soát lực lượng cảnh sát trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000. Để làm đối trọng, Tổng thống Karimov buộc phải cho thành lập SNB nhằm cân bằng sự ảnh hưởng, đồng thời sẵn sàng đập tan mọi âm mưu đảo chính tiềm ẩn. Cho đến năm 2005, Almatov rời khỏi chức vụ và đặt dấu chấm hết cho phe Samarkand kiểm soát lực lượng cảnh sát.

Việc lựa chọn Adhma Ahmedbaev thay thế cho Almatov để lãnh đạo MVD là cú ra đòn quyết định chống lại phe Samarkand và hiện nay nhiều tổ chức an ninh khác của Uzbekistan cũng nằm dưới quyền kiểm soát của phe Tashkent. Hiện nay, các chuyên gia đánh giá hai ứng cử viên đủ sức cạnh tranh với ông chủ quyền lực của SNB Rustam Inoyatov cho kỷ nguyên hậu Karimov là Thủ tướng Shavkat Mirziyoyev (thuộc phe Samarkand) và Bộ trưởng Tài chính Rustam Azimov (thuộc phe Tashkent).

Karimov nhảy múa tại các lễ hội để chứng tỏ ông còn khỏe mạnh.

Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cho rằng, Inoyatov có lẽ (do vấn đề tuổi tác) không quan tâm đến vị trí tổng thống Uzbekistan mà thay vào đó tự coi mình là nhân vật có thế lực chi phối quyết định bổ nhiệm các chức vụ quan trọng trong chính phủ và là đồng minh mạnh mẽ với bất cứ lãnh đạo tiềm tàng nào. Và mặc dù Bộ trưởng Tài chính Rustam Azimov thuộc phe Tashkent, song có thể Inoyatov ủng hộ Thủ tướng Mirziyoyev để cân bằng quyền lực giữa 2 phe.

Mối đe dọa bất ổn thời kỳ hậu Karimov

Vladimir Sotnikov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chiến lược Nga-Đông-Tây (một tổ chức độc lập) ở Moskva, nhận định: “Chúng ta có một số lý do để tin rằng thời kỳ chuyển tiếp quyền lực sẽ diễn ra trong tương lai gần và có thể diễn ra trong êm thấm”.

Trong khi đó Alexei Makarkin, Phó Giám đốc Tổ chức độc lập Trung tâm Công nghệ chính trị ở Moskva, bình luận: “Xung đột ngấm ngầm trong nội bộ Chính phủ Uzbekistan là mối nguy hiểm có thể gây bất ổn trong xã hội. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của người Hồi giáo vẫn tồn tại mặc dù không công khai”.

Lola Karimov-Tillyaeva.

Sotnikov cũng cho rằng Phong trào Hồi giáo Uzbekistan (IMU) sẽ nhanh chóng lợi dụng tình trạng bất ổn này. IMU là nhóm chiến binh Hồi giáo được thành lập năm 1998 bởi nhà tư tưởng Hồi giáo Tahir Yuldashev và cựu lính dù thời Liên Xô cũ Juma Namangani - cả hai đều thuộc sắc tộc Uzbek ở Thung lũng Fergana nằm cách Tashkent hơn 400km về phía đông.

Mục đích ban đầu của IMU là lật đổ chính quyền Tổng thống Karimov và lập ra nhà nước Hồi giáo, song vào những năm sau này dần biến thành đồng minh của Al Qaeda và Taliban. Vào giữa năm 2015, bộ phận lãnh đạo IMU tuyên bố cam kết trung thành với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Zakir Almatov, lãnh đạo Bộ Nội vụ (MVD).

Hiện nay, mặc dù các thủ lĩnh IMU đang sống lưu vong tại Pakistan nhưng nhóm vẫn duy trì sức mạnh đáng kể trong cộng đồng sắc tộc Uzbek ở miền bắc Afghanistan và thậm chí có khả năng tiến hành những cuộc tấn công bên trong Uzbekistan như đã từng làm trong quá khứ.

Mối lo ngại lớn nhất ở Moskva hiện nay là sự bùng nổ bất ổn ở Uzbekistan có thể gây xáo trộn an ninh khu vực Trung Á và trở thành mối đe dọa trực tiếp đến Nga. Vladimir Sotnikov phân tích: “Hiện nay, có nhiều chiến binh Uzbek chiến đấu cho IS ở Syria và Iraq. Khả năng chiến binh Hồi giáo hồi sinh tại Trung Á là vấn đề đau đầu cho Moskva. Uzbekistan có dân số khoảng 30 triệu người và cho phép Mỹ sử dụng một căn cứ quân sự ở nước này vào năm 2011 để tiến hành chiến dịch chống khủng bố ở quốc gia láng giềng Afghanistan.

Uzbekistan có tầm quan trọng về mặt địa chính trị cho nên bất cứ sự mất ổn định nào ở quốc gia Trung Á này cũng sẽ đe dọa gây tác động tiêu cực toàn cầu. Mặc dù bị chỉ trích vi phạm nhân quyền trầm trọng, song Uzbekistan vẫn là đối tác quan trọng với Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, cũng như hỗ trợ các nỗ lực của NATO ở Afghanistan và cuộc chiến chống khủng bố. Ngoài ra, Mỹ cũng coi Uzbekistan như là bức tường thành chống sự can thiệp của Nga vào Trung Á.

Sau khi chống đối Liên minh Kinh tế Eurasian (EAEU hay EEU) của Nga và rời khỏi liên minh quân sự Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO), Uzbekistan ngày càng tăng cường quan hệ với Trung Quốc và phương Tây. Đường ống dẫn dầu khí tự nhiên Trung Quốc - Trung Á được xây dựng xuyên qua Uzbekistan là bằng chứng rõ ràng về sự hợp tác giữa Tashkent và Bắc Kinh.

Chiến binh IMU.

Hiệp ước An ninh tập thể (CST) được ký kết ngày 15-5-1992 tại Tashkent bởi lãnh đạo 6 quốc gia - bao gồm Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan và Uzbekistan - tại thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Về sau, thêm 3 quốc gia thành viên là Azerbaijan, Georgia và Belarus. Năm 2002, CST trở thành tổ chức quốc tế CSTO.

Theo giới chuyên gia phân tích, để duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực Trung Á, lãnh đạo kế tiếp của Uzbekistan bắt buộc phải nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cả hai phe phái chính trị Samarkand và Tashkent. Do đó, “vấn đề sức khỏe” của Tổng thống Islam Karimov sẽ đe dọa gây nguy hiểm cho sự cân bằng quyền lực ở Uzbekistan và từ đó dẫn đến bùng nổ bạo lực chính trị.

Diên San (tổng hợp)

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) đã cận kề. Góp phần vào thành công của lễ kỷ niệm là 11 khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND (9 khối đi và 2 khối đứng). Để thực hiện nhiệm vụ này, lãnh đạo Bộ Công an giao Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) tổ chức tuyển chọn hơn 1.300 CBCS tham gia luyện tập, trong đó đoàn viên, thanh niên các học viện, trường CAND là nòng cốt, phối hợp Công an một số đơn vị, địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文