Vấn đề biên giới quốc gia thách thức sự tồn vong của EU

15:10 12/07/2018
Để bảo đảm sự tồn tại một khối liên minh vững chắc, châu Âu đặt những mục tiêu tuyệt vời nhất để thuyết phục người dân các quốc gia thành viên, đó là: Sản phẩm rẻ hơn; đi lại dễ dàng, thuận tiện hơn; đời sống kinh tế thịnh vượng hơn và an ninh đảm bảo hơn. Thế nhưng, thực tế sau gần 70 năm, những mục tiêu trên dường như vẫn còn xa.

Trước thực trạng di dân đang ngày càng diễn biến phức tạp, vấn đề biên giới quốc gia lại được đặt ra gay gắt khiến các mục tiêu ấy càng trở nên xa vời.

Để “nhào nặn” nên một châu Âu thống nhất toàn diện theo kiểu Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, các nhà sáng lập EU đã “thai nghén” một cuộc thí nghiệm cấp tiến nhằm xóa đi khái niệm quốc gia dân tộc, trong đó tư tưởng cốt lõi dựa trên bản sắc dân tộc không cạnh tranh đã dẫn đến thảm họa là những cuộc đại chiến thế giới.

Trong tuyên bố thành lập khối tiền thân của EU ngày nay vào năm 1949, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp khi đó Robert Schuman đã gọi đây là “một thí nghiệm vĩ đại” hứa hẹn sẽ “đặt dấu chấm hết cho chiến tranh” và bảo đảm một “nền hòa bình bất diệt”. Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Halvard M. Lange so sánh châu Âu khi đó như những thuộc địa Bắc Mỹ thời kỳ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ chưa hình thành.

Trong một bài viết đăng trên báo, ông Lange cho rằng các quốc gia châu Âu rồi đây cũng sẽ rũ bỏ sự độc lập, tự chủ và bản sắc quốc gia dân tộc để hợp lại thành một liên hiệp mang tên “châu Âu”, nếu người dân các quốc gia chấp nhận. Như vậy, 6 quốc gia đầu tiên gồm Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan, Italia và Luxemburg đã ra tuyên bố chung thành lập khối liên minh châu Âu đầu tiên. Đến năm 1957, một hiệp ước chính thức đã được ký kết, hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).

Ngay từ khi mới hình thành, các lãnh đạo ở châu Âu đã nhận diện vấn đề lớn nhất của khối. “Cảm giác sâu sắc về bản sắc dân tộc phải được xem là rào cản thật sự cho sự hòa hợp châu Âu” - ông Lange viết trong bài chính luận đã trở thành văn kiện cơ sở thành lập Liên minh châu Âu (EU). Nhưng thay vì vượt qua, khắc phục rào cản đó, các lãnh đạo châu Âu đã giả vờ xem như nó chưa từng tồn tại. Nguy hại hơn, họ hoàn toàn né tránh đề cập một vấn đề mà người châu Âu cần phải từ bỏ: bản sắc dân tộc sâu sắc và chủ quyền quốc gia vững chắc.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã từng cảnh báo nguy cơ tan rã EU vì vấn đề biên giới quốc gia.

Thế rồi ngày nay, khi châu Âu chật vật đối phó với những vấn đề xã hội và chính trị căng thẳng do dòng người nhập cư từ bên ngoài khối, một số người lại kêu ầm lên phải bảo vệ cho điều mà họ chưa bao giờ từ bỏ: biên giới quốc gia. Cuộc chiến của họ với các lãnh đạo châu Âu đã làm lộ ra mâu thuẫn gay gắt giữa “giấc mơ EU” và bản sắc của các dân tộc châu Âu.

Trong đó, các lãnh đạo châu Âu truyền thống khẳng định mở cửa biên giới bên trong khối. Sự tự do đi lại chỉ có nghĩa là xóa nhòa ranh giới, rào cản văn hóa, hội nhập về kinh tế và làm cho thị trường chung hoạt động trơn tru hơn. Trong khi đó, ngày càng có nhiều cử tri châu Âu muốn hạn chế tối đa số người tị nạn đến nước mình và điều này có thể đòi hỏi phải đóng cửa biên giới.

Giới phân tích có lý do để cho rằng vấn đề người tị nạn và biên giới quốc gia đang đẩy châu Âu đi đến ranh giới nguy hiểm của sự tồn vong. Thủ tướng Đức Angela Merkel, lãnh đạo quan trọng nhất của khối, đã đưa ra cảnh báo “thảm họa” và bản thân bà cũng đang gặp rủi ro lớn vì vấn đề biên giới và người nhập cư.

Vào lúc cao điểm khủng hoảng người di cư năm 2015, bà Merkel đã cảnh báo rằng nếu các quốc gia châu Âu chia sẻ gánh nặng một cách công bằng với nước Đức, thì các lãnh đạo chính trị cơ hội có thể nhân đó mà tước mất tự do đi lại bên trong khối. “Đó không phải là châu Âu mà chúng ta mong muốn” - bà Merkel cảnh báo.

Tuy nhiên, 3 năm sau lời cảnh báo đó, chính bà Merkel đã làm điều mà bà đã từng cảnh báo: vì để cứu liên minh cầm quyền và sinh mệnh chính trị của mình, bà đành áp đặt lệnh kiểm soát cửa khẩu biên giới với Áo để ngăn dòng người tị nạn vào Đức mặc dù thời điểm hiện nay người di cư vào châu Âu không còn nhiều như cách đây 3 năm. Người tị nạn sau khi vào châu Âu chủ yếu lưu lại Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha để chờ xin phép tị nạn. Nhưng trên thực tế một số người đã lén di chuyển lên phương Bắc.

Cái khó của việc kiểm soát cửa khẩu biên giới Đức-Áo chính là làm thế nào để nhận diện một người tị nạn với người châu Âu bình thường di chuyển từ Áo sang Đức? Dĩ nhiên là nhà chức trách các quốc gia có thể áp dụng biện pháp cắm chốt kiểm soát để kiểm tra từng cá nhân. Nhưng làm như thế chẳng khác nào đóng cửa biên giới. Và nếu kiểm soát biên giới quá chặt, có thể người tị nạn sẽ bị ách lại ở các quốc gia tiếp nhận tị nạn Italia, Hy Lạp, Tây Ban Nha.

Như bà Merkel cảnh báo, điều này làm gia tăng khả năng các quốc gia này xin rời khỏi EU. Siết chặt kiểm soát biên giới hay đóng cửa biên giới nội bộ EU cũng sẽ làm mất đi một trong những mục tiêu quan trọng nhất của khối, đó là sự đi lại thuận tiện, từ đó làm giảm giao thương, luân chuyển việc làm và làm suy yếu nền kinh tế chung.

Trong chừng mực nào đó, chính các đường biên giới là động lực của trào lưu khôi phục biên giới các quốc gia trong EU, được thúc đẩy mạnh lên bằng những luận điệu tuyên truyền của chính trị dân túy về việc khôi phục chủ quyền lãnh thổ quốc gia và bản sắc dân tộc. Làn gió dân túy được nuôi dưỡng bởi những con lốc nhỏ rải rác khắp EU.

Đây đó, từ Đức đến Pháp, Áo và cả Anh (đang trong quá trình Brexit), người dân đang ta thán về những vấn đề đáng quan tâm như: đường biên giới biến mất, mất bản sắc, bộ máy không đáng tin tưởng, chủ quyền quốc gia đã được trao cho EU và quá nhiều người tị nạn. Trong đó, những nhà chính trị dân túy thường lấy vấn đề người tị nạn làm trọng tâm cho cuộc đấu tranh đòi khôi phục biên giới và chủ quyền quốc gia trong EU.

Thật khó cho người châu Âu khi phải từ bỏ bản sắc dân tộc truyền thống, vốn được xác định bằng sắc tộc và ngôn ngữ. Nhu cầu mãnh liệt nhất của nhân loại chính là củng cố bản sắc dân tộc của mình. Vì thế, cho dù lập luận kiểu gì thì cũng khó thuyết phục những dân tộc khác nhau trong EU từ bỏ chủ quyền quốc gia, bản sắc dân tộc của họ. Và biên giới quốc gia luôn tồn tại dù dưới hình thức nào.

An Châu (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文