Vị Quốc vương hai lần bị lưu đầy

09:30 09/09/2006

Sau cuộc cách mạng của Khomeini, Hoàng gia Iran lưu đày trở nên những người xa lạ với thế giới, đặc biệt là phương Tây - trớ trêu thay là những người trước đây đã ủng hộ họ. Họ đi lang thang hết nước này sang nước khác (Ai Cập, Moroc, Bahamas, Mexico)  để mong tìm một nơi lưu trú tạm thời.

Năm 1951, Quốc hội Iran, dưới sự lãnh đạo của phong trào chủ nghĩa quốc gia do Mohammed Mossadegh chỉ huy, đã đồng lòng bỏ phiếu cho tiến trình quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu mỏ của đất nước. Một tháng sau, Mossadegh lên chức  thủ tướng. Tuy nhiên, hành động này của ông đã đặt dấu chấm hết cho Công ty Dầu khí Anh-Iran đang thu được rất nhiều lợi nhuận. Hậu quả là Iran bị cấm vận, không được xuất khẩu dầu mỏ, khiến cho nền kinh tế vốn đã èo uột lại càng tuột dốc.

Với sự giúp đỡ của các lực lượng quân sự trung thành với Quốc vương Mohammad Reza Pahlavi, một cuộc binh biến đã được tiến hành nhằm lật đổ Mossadegh và thay thế ông bằng tướng Fazlollah  Zahedi. Thế nhưng, dù có sự phối hợp và lên kế hoạch kỹ càng, cuộc đảo chính vẫn thất bại. Năm 1953, Mossadegh đề nghị Quốc vương Pahlavi phải rời Iran. Quốc vương Pahlavi từ chối và dùng quyền hiến pháp của mình để chính thức sa thải Mossadegh. Thế nhưng Mossadegh không chịu ra đi và chuẩn bị binh biến để chống lại.

Quốc vương Pahlavi bị buộc phải đến Rome, Italia. Sau một chuyến lưu đày ngắn ngủi, ông lại trở về Iran. Một lần nữa, đất nước này bị giày xéo bởi những cuộc bạo loạn nổ ra trên đường phố giữa hai lực lượng ủng hộ và chống đối nền quân chủ, dẫn đến cái chết của 300 người. Những binh đoàn ủng hộ Quốc vương tấn công vào thủ đô, giội bom vào văn phòng thủ tướng. Mossadegh đầu hàng và bị bắt vào ngày 20/8/1953. Zahedi được lên làm thủ tướng thay thế.

Với nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào của Iran, Mohammad Reza Pahlavi đã  trở thành vị lãnh tụ nổi bật của Trung Đông, tự xưng mình là “Người bảo vệ vịnh Ba Tư” và “Ánh sáng của người Aryan”. Năm 1975, ông xóa bỏ hệ thống đa đảng để có thể độc tài cai trị đất nước thông qua một đảng duy nhất của mình là Rastakhiz. Tất cả các công dân Iran và các đảng phái nhỏ bé còn lại phải trở thành một bộ phận của Rastakhiz.

Ông còn xây dựng lực lượng cảnh sát mật vụ gọi là SAVAK (Tổ chức thông tin và an ninh quốc gia), nổi tiếng về sự khủng bố và hành  hình tàn bạo những người phản đối. Ông đã cắt bỏ quyền lợi của một số các thành phần ưu đãi trước đây bằng cách tịch thu, sung công những tài sản cỡ trung và vừa để ban phát cho hơn 4 triệu nông dân nghèo.

Trong cuộc Cách mạng trắng này, ông đã áp dụng một số biện pháp hiện đại quan trọng, chẳng hạn như ban cho phụ nữ quyền được đi bầu cử. Các giới chức Hồi giáo vô cùng bực tức và căm phẫn. Quốc vương không những tước đoạt  quyền lợi của họ, mà còn phá vỡ truyền thống từ bao thế kỷ nay bằng cách giải phóng phụ nữ, ban  hành thể chế kiểm tra các nhà nghiên cứu Hồi giáo trước khi cho phép  họ trở thành giáo sĩ. Chính sách của ông đã giúp  nền kinh tế phát triển vào thập niên  60, 70, nhưng đồng thời cũng gây nên sự phản đối quyết liệt từ những nhóm theo trào lưu chính thống Hồi giáo.

Ngày 16/1/1979, Quốc vương Pahlavi và Hoàng hậu Farah buộc phải rời Iran theo chỉ thị của Thủ tướng Shapour Bakhtiar - một lãnh đạo đối nghịch lâu đời - nhằm làm dịu tình hình dầu sôi lửa bỏng. Bakhtiar đã  giải tán SAVAK, phóng thích tất cả các tù nhân chính trị và cho phép Ayatollah Khomeini trở về Iran sau nhiều năm lưu đày, yêu cầu ông này lập ra một quốc gia tôn giáo ở Qom theo mô hình Vatican, đồng thời kêu gọi lực lượng đối lập giúp đỡ bảo vệ thể chế, hứa hẹn bầu cử tự do.

Khomeini phản đối kịch liệt yêu cầu của Bakhtiar, tự mình chọn ra một chính quyền lâm thời. Không lâu sau đó, với tuyên bố trung lập của quân đội trong cuộc xung đột, nền quân chủ của Iran đã chấm dứt trong bàn tay những người cách mạng của Khomeini.

Hoàng gia Iran lưu đày trở nên những người xa lạ với thế giới, đặc biệt là phương Tây - trớ trêu thay là những người trước đây đã ủng hộ họ. Họ đi lang thang hết nước này sang nước khác (Ai Cập, Moroc, Bahamas, Mexico)  để mong tìm một nơi lưu trú tạm thời. Nhưng căn bệnh tế bào bạch huyết của Quốc vương trở nặng, cần phải được chữa trị ngay.

Tháng 10/1979, ông được phép tạm trú 2 tháng để chữa bệnh ở Mỹ, với điều kiện sau đó phải trở lại Iran để chịu thi hành án. Kết quả của sự thờ ơ này là “cuộc khủng hoảng con tin Iran" một số nhà ngoại  giao, viên chức quân sự Mỹ đã bị bắt cóc. Tháng 12/1979, ông rời nước Mỹ đến sống một thời gian ngắn ở Panama, xong qua Ai Cập và mất ở đó vào ngày 27/7/1980, ở tuổi 60.

Quốc vương Pahlavi lấy vợ 3 lần. Người đầu tiên là Công chúa Fawzia, con gái Vua Fuad I của Ai Cập. Họ kết hôn vào năm 1939 và ly dị vào năm 1948, vì nàng chỉ sinh được Công chúa Shanaz  Pahlavi (dù sau đó  đã có con trai với người chồng thứ hai). Fawzia vô cùng đau khổ khi còn ở trong Hoàng gia Iran. Nàng chỉ muốn quay về quê hương và điều này đã được thỏa nguyện sau khi nền quân chủ Iran bị sụp đổ.

Người vợ thứ hai là Soraya Esfandiary Bakhtiari, con gái của Đại sứ  Đức tại Iran. Họ kết hôn  năm 1952 và ly dị năm 1958 vì nàng rõ ràng là không thể sinh được người con nào. Với danh hiệu “Công nương Soraya của Iran”, nàng nhanh chóng trở thành diễn viên điện ảnh và là vợ của đạo diễn Italia là Franco Indovina.

Người vợ thứ 3 là Farah Diba, con gái của Sohrab Diba, đại úy phục vụ trong Quân đội Đế chế Iran. Nhờ sinh được hai hoàng tử và hai công chúa nên được Quốc vương ưu ái ban tặng tước hiệu do ông đặt ra là Shahbanu - Nữ hoàng.

Nữ hoàng Farah được nhớ đến vì mối quan tâm của bà dành cho công tác xã hội, cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ và nghệ thuật, thể thao. Bà là người tài trợ cho 24 tổ chức từ thiện, văn hóa, sức khỏe và giáo dục. Bà cũng thường xuyên đi đến những vùng sâu vùng xa để tìm hiểu về đời sống của người dân thường và các nông dân. Năm nay 68 tuổi, Farah vẫn tiếp tục sống lưu vong tại Paris (Pháp) và Connecticut (Mỹ)

Thuý Hân (theo Wikypedia)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文