Vì sao người dân Trung Phi phản đối Pháp?

22:15 29/12/2013

Những gì mà thủ đô Bangui của nước Cộng hòa Trung Phi e ngại đã xảy ra. Những tiếng súng đầu tiên đã nổ ra ngày 20/12 lúc 4 giờ sáng. Vài giờ sau các thi thể mới lại xuất hiện trên đường phố. Ngay lập tức sự trả đũa đã được tổ chức bằng đại bác và đại liên. Tiếng súng cũng vang lên quanh khu vực phi trường.

Đến sáng ngày 20 một nhóm dân quân cố tấn công vào khu phố có đa số người Hồi giáo sinh sống. Tại đấy các binh sĩ Tchad giữ tuyến đầu để đẩy lui phe tiến công. Cuộc đụng độ diễn ra tại khu Bahia Dumbia. Đối với người Hồi giáo, binh sĩ Tchad là hy vọng cuối cùng, là lực lượng duy nhất có thể bảo vệ họ vì phần lớn dân chúng rất căm ghét họ, xem họ như một giuộc với phiến quân Séléka trước đây.

Chiến lược của Pháp nhằm làm chậm tiến trình giải giáp khiến cho các sĩ quan Tchad trong Misca tức giận. Theo họ, nếu phe Sékéka đã chấp nhận quy phục, giờ đây phải nhắm vào các dân quân đang đấu tranh chống chính phủ và sát hại người Hồi giáo.

Một nhóm dân quân xuất hiện ở góc phố. Họ trang bị lựu đạn, súng lục, súng trường cũ hay dao rựa. Khẩu hiệu của họ chỉ có vài từ: "Djotodia phải ra đi". Quân đội Pháp không tước vũ khí của họ. Khi đi vào khu phố, cư dân đang dùng búa đập phá một đền thờ Hồi giáo. Những tấm tôn, khung cửa, cửa sổ được hối hả mang đi, sách kinh bị xé nát.

Sau khi hãnh diện giơ cao mảnh kim loại có dạng lưỡi liềm gắn trên nóc đền thờ, ông Claver mô tả chính xác hành động của mình: "Chúng tôi làm thế vì không cần người Hồi giáo nữa bởi vì chúng tôi là người Thiên Chúa giáo. Nếu người Tchad ở lại, sẽ có diệt chủng. Tại sao Tổng thống Idriss Déby lại can thiệp vào nội bộ của chúng tôi và vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc? Nước Pháp phải làm giống như tại Libya và tống cổ Djotodia như đã hạ bệ Gaddafi, nếu không chúng tôi sẽ đấu tranh chống lại họ. Chúng tôi không muốn Hồi giáo trong nước. Chúng tôi sẵn sàng làm chảy những con sông máu".

Người dân Trung Phi biểu tình đả kích Pháp.

Hôm 22/10, hàng ngàn người Hồi giáo đã tuần hành ôn hòa tại thủ đô Bangui để phản đối quân đội Pháp sau cái chết của 3 phiến quân Séléka trước đó vài giờ trong một vụ đụng độ với binh sĩ Pháp đang mở chiến dịch giải giáp các lực lượng vũ trang tại phía bắc thành phố. "Không cần nước Pháp!" "Hollande là tội phạm!" - đám biểu tình hô to khẩu hiệu để cáo giác "sự thiên vị" của lực lượng Pháp.

Tập trung tại trung tâm thành phố, đoàn biểu tình mang biển và biểu ngữ tuần hành gần 1 giờ trên đại lộ để đến khu Hồi giáo PK5. Cuộc biểu tình diễn ra một cách ôn hòa trước khi bị giải tán bởi lực lượng Misca trong thủ đô sôi sục máu lửa từ 3 tuần qua giữa người Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.

Bộ Tư lệnh Pháp tại Paris xác nhận vụ đụng độ nhưng không cho biết con số thương vong.

Vụ đụng độ đã khiến cộng đồng Hồi giáo cáo buộc sự thiên vị của binh sĩ Pháp vì chỉ tước vũ khí của phiến quân Séléka mà bỏ qua phe dân quân Thiên Chúa giáo vốn đã gây ra nhiều vụ sát hại người Hồi giáo trong thời gian gần đây. "Chúng tôi không cần nước Pháp! Chúng tôi không cần chiến dịch Sangaris! Họ áp đặt ý muốn của họ để chúng tôi bị giết mỗi ngày. Họ phải dừng lại!" - người biểu tình hô to.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, gần 1.000 người đã bị giết từ ngày 5/12 tại Bangui và các tỉnh trong những vụ bạo lực giữa người Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Phần lớn các nạn nhân bị giết hại trong những vụ trả thù của Séléka và các cuộc tấn công hay hành động cuồng sát của dân quân. Pháp đã đưa quân vào Trung Phi để tước vũ khí các phe tham chiến và hỗ trợ cho lực lượng Misca với quân số 3.700 người.

Lực lượng Pháp với 1.600 người, khoảng 1.000 người đóng tại Bangui, đã ưu tiên trấn áp phiến quân Séléka. Đối với nhiều người Hồi giáo, chiến dịch giải giáp tại thủ đô khiến cho họ không có được sự bảo vệ của Séléka và trơ trọi trước sự căm ghét của dân chúng và dân quân. Họ đổ trách nhiệm cho lính Pháp trong khi Bộ chỉ huy Pháp luôn khẳng định tính trung lập và đã mở nhiều chiến dịch giải giáp tại các căn cứ dân quân ở Bangui trong những tuần vừa qua

Minh Luân (tổng hợp)

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Lợi dụng một bộ phận người dân chưa nắm đầy đủ thông tin về việc cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID), kẻ gian đã giả danh Công an, gọi điện thoại hướng dẫn, yêu cầu người dân cài đặt các ứng dụng giả mạo vào ĐTDĐ để lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều trường hợp rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo, tài sản bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文