Vì sao ông Donald Rumsfeld bị “ép” từ nhiệm?

08:00 26/04/2006

Cách nay không lâu, Tổng thống Bush đã từng tuyên bố rất vừa lòng với cách ông Donald Rumsfeld (73 tuổi) điều hành công việc và xử lý những tình huống bất ổn tại Iraq. Thế nhưng, ngày càng có nhiều tướng lĩnh về hưu kêu gọi ông này từ chức.

Con số tướng lĩnh chỉ trích ông Rumsfeld tính đến ngày 13/4 đã tăng lên 6 người, không chỉ 4 như trước kia. Nhóm 6 tướng lĩnh đã nghỉ hưu ấy được mô tả như một bộ sậu biết rõ tài điều binh khiển tướng của ông Rumsfeld trong cuộc chiến Iraq như thuộc lòng bàn tay của họ vậy.

Hai người mới nhất bày tỏ sự bất bình về cách điều hành cuộc chiến Iraq của ông Rumsfeld là hai vị tướng quân đội về hưu. Một là Thiếu tướng John Riggs, hai là Thiếu tướng Charles H Swannack Jr. Trong một buổi phỏng vấn trên Đài Phát thanh, Thiếu tướng Riggs – một cựu Tư lệnh sư đoàn – nói rằng đã đến lúc ông Rumsfeld nên từ chức. Bởi vì chính ông Rumsfeld nuôi dưỡng một bầu không khí “kiêu căng, phách lối” trong giới lãnh đạo dân sự hàng đầu của Lầu Năm Góc. Thiếu tướng Riggs phát biểu với Đài National Public Radio (NPR): “Bọn họ cần đến lời khuyên của giới quân sự chỉ khi mãn nguyện với chương trình nghị sự của chính họ. Tôi nghĩ đó là một sai lầm, và đó là lý do vì sao tôi kêu gọi ông ta nên từ nhiệm”.

Thiếu tướng Charles H Swannack Jr., cựu Tư lệnh Sư đoàn Dù số 82 tại Iraq, đặt câu hỏi rằng ông Rumsfeld có thật sự đúng là người cần để lãnh đạo cuộc chiến chống khủng bố hay không? Phát biểu với Hãng tin CNN, ông Swannack Jr. nói: “Tôi thật sự tin rằng chúng ta cần một Bộ trưởng Quốc phòng mới, vì Bộ trưởng Rumsfeld ôm đồm quá nhiều thứ mà chẳng đâu vào đâu cả. Donald Rumsfeld là "kiến trúc sư trưởng" trong cuộc chiến chống Iraq, nhưng hệ lụy của nó đến nay chỉ là mớ hỗn độn, trong khi ông ta vẫn bình thản như chính ông chủ của ông ta”.

Khi tướng lĩnh “nổi loạn”

Lời kêu gọi từ chức mới đây của 2 tướng Swannack và Riggs càng tăng thêm sức ép đối với Bộ trưởng Rumsfeld, bởi trước đó đã có 4 lời kêu gọi ông từ chức của 4 tướng về hưu khác, những người từng trực tiếp tham chiến tại Iraq và có liên quan đến những kế hoạch lật đổ chế độ Saddam Hussein. Đại tướng thủy quân lục chiến về hưu Anthony Zinni cũng khảng khái tuyên bố với CNN rằng D.Rumsfeld phải trực tiếp chịu trách nhiệm về hàng loạt sai lầm tác chiến mà theo ông Zinni là ngớ ngẩn.

Trước đó chỉ 1 ngày, 4 tướng (gồm Thiếu tướng John Batiste, Đại tướng Thủy quân lục chiến Anthony Zinni, Trung tướng thủy quân Gregory Newbold và Thiếu tướng Paul Eaton) thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, kêu gọi ông Rumsfeld nên từ chức. Nguyên nhân chính là trong một cuộc điều tra dư luận,  dân chúng Mỹ tỏ ra bất bình về cuộc chiến tại Iraq kéo dài quá lâu (3 năm), gây ra cái chết cho hơn 2.360 binh sĩ. Tỉ lệ ủng hộ kéo dài cuộc chiến rất thấp, thế nhưng ông Bush và cánh tay thân cận nhất của ông là Donald Rumsfeld lại cố tình mị dân đặt thêm niềm tin vào nỗ lực chiến tranh.

Trung tướng Gregory Newbold gọi Iraq là một cuộc chiến không cần thiết (Time, 17/4/2006), trong khi Thiếu tướng Paul Eaton viết trên tờ The New York Times rằng Donald Rumsfeld là một chỉ huy không có tài về cả chiến lược lẫn chiến thuật! The Washington Post đăng tải lời chỉ trích của Thiếu tướng John Riggs như sau: “Các đồng nghiệp trong quân ngũ của tôi tin rằng Rumsfeld và các tùy viên thân tín nên được cho về vườn đuổi gà ngay”. Điều này cho thấy sự bất tín nhiệm lẫn không phục ông Rumsfeld trong hàng ngũ tướng lĩnh Mỹ ngày càng gia tăng.

Thiếu tướng Riggs từng bị phê bình vì bản tính bộc trực. Chính ông từng lớn tiếng với Nhà Trắng về những vấn đề gây bức xúc cho quân đội Mỹ. 39 năm quân ngũ, ông trở thành tướng 3 sao và nhận huân chương bay cao quý trong thời gian làm phi công trực thăng tại Việt Nam. Thế nhưng khi nghỉ hưu, ông bị mất đi một sao, sau khi quân đội cáo buộc ông sử dụng sai mục đích các dự án thầu trong quân đội. Thiếu tướng Charles H Swannack Jr. là Tư lệnh Sư đoàn Dù số 82 tại Iraq trong 2 năm 2003-2004.

Nhà trắng có ủng hộ Rumsfeld?

Nhưng cũng không thiếu người ủng hộ vị Bộ trưởng Quốc phòng khoái xúi người khác xung trận này. Chính ông Rumsfeld cũng đã 2 lần xin từ nhiệm qua vụ tai tiếng nhà tù Abu Ghraib, nhưng lời đề nghị ấy bị Tổng thống Bush bác bỏ. Trung tướng Thủy quân về hưu Mike DeLong, Phó Tư lệnh Bộ chỉ huy trung ương trước khi Mỹ tấn công Iraq tháng 3/2003, tin rằng ông Rumsfeld là một chỉ huy tốt.

Gần đây, Nhà Trắng buộc phải nói rõ lại rằng Chính phủ Mỹ hết lòng ủng hộ ông ta trong mọi trường hợp

Lệ Đào (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文