Châu Âu đối diện với quá khứ chủ nô

10:30 11/12/2023

Dự thảo nghị quyết vừa được trình lên Ủy ban Phát triển của Nghị viện châu Âu hôm 7/12, trong đó đề cập vấn đề bồi thường cho các thuộc địa cũ, là nỗ lực chính thức đầu tiên nhằm đưa vấn đề bồi thường cho chế độ nô lệ vào chương trình nghị sự của EU.

Theo dự thảo nghị quyết, Liên minh châu Âu cần khẩn trương nhìn nhận và giải quyết những hậu quả gây tác động lâu dài của chủ nghĩa thực dân châu Âu và hỗ trợ chương trình bồi thường để khắc phục những bất công đang tiếp diễn. Cho đến nay, EU đã “không có nỗ lực phối hợp để công nhận, giải quyết và khắc phục những tác động lâu dài của chủ nghĩa thực dân châu Âu đối với sự bất bình đẳng xã hội và quốc tế”, dự thảo nghị quyết kêu gọi thành lập một diễn đàn thường trực của EU về công lý bồi thường.

Nghị viện châu Âu trình dự thảo nghị quyết bồi thường.

Việc trình dự thảo nghị quyết là nỗ lực chính thức đầu tiên của châu Âu nhằm thúc đẩy việc bồi thường cho chế độ nô lệ trong chương trình nghị sự của EU. Những cuộc thảo luận sơ bộ này giữa các nghị sĩ châu Âu là phản ứng trước yêu cầu ngày càng tăng đối với việc sửa chữa sai lầm cho chế độ nô lệ. Dự thảo nghị quyết lưu ý rằng “nhiều thuộc địa cũ của châu Âu - bao gồm cả ở Caribe, châu Phi và châu Mỹ Latinh - vẫn đang phải chịu đựng những thiệt hại về mặt xã hội, kinh tế và môi trường do di sản của chủ nghĩa thực dân, chế độ nô lệ, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và nạn diệt chủng”. Những di sản độc ác đó tiếp tục “tác động sâu sắc đến sự bất bình đẳng xã hội toàn cầu - bao gồm bất bình đẳng chủng tộc trong và giữa các quốc gia”.

Không nêu chi tiết về hình thức công lý đền bù nên thực hiện như thế nào, nhưng dự thảo nghị quyết kêu gọi Ủy ban châu Âu ủy quyền và công bố một báo cáo về cách EU có thể “nhận biết và giải quyết tốt hơn lịch sử cũng như di sản của chủ nghĩa thực dân châu Âu”. Michael McEachrane, báo cáo viên Liên hợp quốc của Diễn đàn thường trực về người gốc Phi cho biết: “Không có giai đoạn lịch sử nào mà thế giới và trật tự xã hội và quốc tế của nó đã được định hình hơn 500 năm chủ nghĩa thực dân và đế quốc châu Âu. Đến những năm 1930, gần 90% diện tích thế giới đã bị các nước châu Âu đô hộ. Hãy xem xét vấn đề ở khía cạnh mối quan hệ chủ yếu mang tính khai thác của các nước phát triển đối với các nước đang phát triển”.

Ông nói thêm rằng, EU có trách nhiệm thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc khởi động các quá trình khắc phục, bao gồm cả công lý khí hậu, vì “các nước đang phát triển chiếm 80% dân số toàn cầu đã đóng góp ít nhất nhưng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các cuộc khủng hoảng khí hậu và môi trường hiện nay”.

Pierrette Herzberger-Fofana, nghị sĩ châu Âu người Đức đại diện cho Liên minh Tự do xanh-Châu Âu, sẽ trình bày dự thảo nghị quyết trước Ủy ban Phát triển của Nghị viện châu Âu và hy vọng sẽ đưa dự thảo này thành một nghị quyết khẩn cấp tại quốc hội châu Âu trong những tuần tới.

Bà cho biết việc hiểu rõ hơn về nguồn gốc của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Âu sẽ thúc đẩy “sự hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề di cư” và nói thêm rằng sách giáo khoa trên khắp châu Âu cần được sửa đổi để giúp học sinh hiểu rõ hơn về buôn bán nô lệ và chủ nghĩa thực dân.

Đầu năm nay, EU đã ban hành một tuyên bố chung với các nhà lãnh đạo Cộng đồng Các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC), thừa nhận rằng quá khứ buôn bán nô lệ của châu Âu đã gây ra “đau khổ khôn tả” cho hàng triệu người và đề nghị cần phải bồi thường cho những gì đã xảy ra. Đó có thể được xem là một “tội ác chống lại loài người”. Tuyên bố thừa nhận rằng “chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ là những bi kịch kinh hoàng trong lịch sử nhân loại không chỉ vì sự man rợ đáng ghê tởm mà còn về mức độ nghiêm trọng của chúng”.

Một phong trào toàn cầu nhằm tìm kiếm sự bồi thường cho chế độ nô lệ đã được thúc đẩy trong hội nghị thượng đỉnh ở Ghana vào tháng 11/2023, trong đó Liên minh châu Phi hợp tác với các nước Caribe để thành lập một “mặt trận thống nhất” nhằm thuyết phục các quốc gia châu Âu chi trả cho các “tội ác lịch sử”.

Sự hợp tác giữa Liên minh châu Phi gồm 55 thành viên và Cộng đồng Caribe (CARICOM) gồm 20 quốc gia nhằm mục đích tăng cường áp lực lên các quốc gia từng là chủ nô để yêu cầu họ bồi thường. Hội nghị cũng tuyên bố thành lập một quỹ toàn cầu có trụ sở tại châu Phi nhằm đẩy nhanh chiến dịch. Trước đó, các đại biểu của Liên minh châu Phi đã tới Barbados vào tháng 7 để bắt đầu thảo luận về cách hợp tác chung với các quốc gia Caribe. Carla Barnett, Tổng thư ký của CARICOM, phát biểu tại hội nghị: “Chúng ta đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng trong phong trào toàn cầu đòi công lý đền bù”. Bà nói rằng điều quan trọng là phải “nói bằng một tiếng nói để thúc đẩy lời kêu gọi bồi thường”.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier gần đây đã bày tỏ “sự xấu hổ” trước những hành động tàn bạo của thuộc địa mà đất nước ông đã gây ra cho Tanzania và vào năm 2021, Đức đã chính thức thừa nhận phạm tội diệt chủng trong thời gian chiếm đóng Namibia và công bố hỗ trợ tài chính trị giá gần 1 tỉ USD. Năm ngoái, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã thay mặt nhà nước Hà Lan đưa ra lời xin lỗi chính thức về vai trò lịch sử của Hà Lan trong hoạt động buôn bán nô lệ mà ông coi là tội ác chống lại loài người.

Các đại diện châu Phi cho biết họ cảm thấy phấn khích trước bằng chứng về sự sẵn sàng ngày càng tăng để chấp nhận nhu cầu bồi thường - trích dẫn lời hứa của Đại học Glasgow sẽ trả 20 triệu bảng để chuộc lại các mối liên kết lịch sử của trường với hoạt động buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương, cam kết 100 triệu bảng của Giáo hội Anh để “giải quyết sai lầm quá khứ” sau khi được phát hiện có mối liên hệ lịch sử với việc vận chuyển nô lệ. Phong trào Những người thừa kế chế độ nô lệ mới, được thành lập bởi hậu duệ của một số chủ sở hữu nô lệ giàu có nhất nước Anh, cũng đã được phát động để ủng hộ lời kêu gọi công lý đền bù.

An  Châu (tổng hợp)

Chiều 10/4, tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên Ban Tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G), Trưởng Tiểu ban An ninh - Y tế, ANTT P4G/Bộ Công an (Tiểu ban) đã chủ trì Phiên họp Tiểu ban.

Theo Reuters, vụ tai nạn diễn ra vào chiều 10/4 (giờ địa phương) khiến toàn bộ 6 người trên chiếc trực thăng thiệt mạng. Các nhân chứng cho biết, trước khi rơi xuống sông Hudson, trực thăng có dấu hiệu mất kiểm soát và tách rời giữa không trung.

Với tinh thần khẩn trương "vừa chạy, vừa xếp hàng", chỉ trong thời gian ngắn, việc tiếp nhận các chức năng, nhiệm vụ từ các sở, ngành đã được Công an TP Hà Nội triển khai khẩn trương, quyết liệt; bảo đảm kịp thời, không gián đoạn, không làm ảnh hưởng tới việc giải quyết thủ tục hành chính của người dân. Qua đó, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô thật sự tinh gọn, mạnh; hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ngày 10/4, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành kế hoạch triển khai dự án cầu Mã Đà và các tuyến giao thông kết nối giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước; mục tiêu đặt ra là khởi công xây dựng cầu Mã Đà trong tháng 6 bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh; hoàn thành, đưa vào sử dụng ngay trong tháng 12 năm nay.

“Họ (LĐBĐ Hàn Quốc) đưa tôi một tờ A4 gọn lỏn. Tôi bảo họ hãy soạn hợp đồng tử tế đi vì HLV nước ngoài được ký hợp đồng đàng hoàng còn mình thì không. Họ đáp lại: Có cần phải phức tạp thế không”, sự thiếu tôn trọng đến từ LĐBĐ Hàn Quốc như một cú tát vào lòng sĩ diện của ông Park Hang Seo - tân Phó Chủ tịch của chính tổ chức này hiện tại. 

Cùng với việc đẩy mạnh tổ chức các cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm, trong những năm gần đây, văn học, nghệ thuật về lực lượng CAND phát triển ngày càng sâu rộng, thu hút đông đảo các văn nghệ sĩ trong và ngoài lực lượng CAND tham gia sáng tác.

Nam bệnh nhân 51 tuổi ở Hà Nội tử vong do mắc sởi có nhiều bệnh nền, khi nhập viện đã biến chứng viêm phổi rất nặng, shock nhiễm khuẩn, phải lọc máu và chạy ECMO.

Tối 10/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Mai Văn Dưỡng (SN 1986, trú thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, chủ TikToker  Dưỡng Dướng Dường - @duongduongduong_xongnha) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng – CONINCO tiền thân là Viện cơ giới hóa và Công nghệ xây dựng, được thành lập ngày 16/4/1979. Trong suốt 46 năm xây dựng và phát triển, CONINCO đã trở thành một trong những thương hiệu tư vấn hàng đầu, hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề trong phạm vi trong nước và quốc tế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文