Thái Lan: Đảng Pheu Thai lập chính phủ mới

16:13 28/08/2023

Chính trường Thái Lan vừa diễn ra 2 sự kiện cùng lúc: Đảng Pheu Thai - đảng được ông Thaksin bảo trợ - đã thành lập chính phủ mới, ngay sau khi ông Thaksin về nước và bị tòa tuyên án 8 năm tù vào ngày 22/8.

Liên minh với chính đối thủ

Trong một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Thái Lan ngày 22/8, ông Srettha Thavisin, người được đảng Pheu Thai đề cử, đã nhận được sự ủng hộ đủ để trở thành thủ tướng. Sau đó, ông được Quốc vương Maha Vajiralongkorn phê chuẩn vào chiều 23/8 và sẽ thành lập một chính phủ với các đảng ủng hộ quân đội ủng hộ chế độ quân chủ có liên kết với các cựu tướng lĩnh lãnh đạo cuộc đảo chính năm 2014.

9.jpg -0
Ông Srettha Thavisin.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội Thái Lan vào tháng 5/2023 vừa qua, đảng chủ trương cải cách Move Forward đã gây chấn động khi giành chiến thắng sát nút trước đảng Pheu Thai vốn được kỳ vọng sẽ giành chiến thắng. Tuy nhiên, đảng này lại đưa ra tuyên bố quyết liệt rằng sẽ loại bỏ quân đội khỏi đời sống chính trị Thái Lan và ngay lập tức nhận được cú phản đòn gay gắt. Ông Pita Limjaroenrat, người được đảng này giới thiệu ra làm Thủ tướng Thái, đã không vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Thượng viện. Rốt cuộc, ông Move Forward đã không thể thành lập chính phủ dù giành chiến thắng trong bầu cử.

Pheu Thai - đảng đứng thứ hai trong cuộc bầu cử đó - đã tận dụng cơ hội giành quyền thành lập chính phủ. Lãnh đạo đảng này, ông Cholnan Srikaew cho báo chí biết đảng Pheu Thai đã tiến hành loạt đàm phán trong nhiều ngày để hình thành liên minh với những đảng phái “kẻ thù cũ” của mình, bao gồm đảng Palang Pracharath, được thành lập nhằm giúp quân đội nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014, và đảng United Thai Nation, một đảng mới có liên hệ với Thủ tướng sắp mãn nhiệm Prayuth Chan-ocha. Ông Prayuth Chan-ocha cũng chính là thủ lĩnh phe đảo chính quân sự năm xưa lật đổ chính phủ của đảng Pheu Thai.

Việc lãnh đạo đảng Pheu Thai chấp nhận liên minh với các đảng phái từng được xem là “kẻ thù” đã khiến cho đảng Move Forward và một số người trong đảng Pheu Thai phẫn nộ. Tuy nhiên, trong khi Move Forward với chủ trương cứng rắn đã không thuyết phục được quốc hội, quân đội và Hoàng gia nên không thể nắm được quyền lực trong tay dù được người dân tín nhiệm, thì việc Pheu Thai liên minh với các đảng phái có liên quan đến quân đội là có lý do. Đó là sự thể hiện tinh thần cầu thị mới, sự uyển chuyển trong đối sách nhằm nắm lấy quyền lực trong tay. Liên minh để thành lập chính phủ chưa chắc đã là đồng minh.

Với việc đảng Pheu Thai trở lại nắm quyền trong tư thế mới, giới phân tích đặt vấn đề về sự thay đổi nhất định trong các chính sách cầm quyền sắp tới nhằm tránh tái diễn những va chạm với quân đội cũng như giới thượng lưu giàu có ở Bangkok. Việc chọn ông Srettha, một doanh nhân bất động sản giàu có đề cử làm thủ tướng cho thấy Pheu Thai muốn đưa ra thông điệp mới về sự thúc đẩy phát triển kinh tế thịnh vượng, giải quyết những vấn đề xã hội Thái Lan theo cách mới. Tuy nhiên, ưu thế về kinh doanh cũng đồng thời là “gót chân Ashin” của ông Srettha, và nó có thể khiến ông lâm vào tình cảnh tương tự như những người tiền nhiệm nhà Shinawatra.

Vì sao ông Thaksin chấp nhận ngồi tù?

Ngày 23/8, báo chí Thái Lan thông tin cựu Thủ tướng Thái Thaksin Shinawatra đã được chuyển vào bệnh viện để theo dõi sức khỏe ngay trong đêm đầu tiên ngủ trong tù. Báo chí dẫn thông tin từ Cục Cải huấn Thái Lan cho biết ông Thaksin bị mất ngủ, tức ngực, huyết áp cao và nồng độ oxy ở đầu ngón tay rất thấp.

Ông Thaksin năm nay 74 tuổi, từ một thầy giáo dạy toán ở trường trung học trở thành tỉ phú giàu có nhất Thái Lan trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Ông làm Thủ tướng Thái Lan giai đoạn 2001-2006. Ông đã đề xướng nhiều chính sách khác nhau về kinh tế, sức khỏe xã hội, giáo dục, năng lượng, y tế, các mối quan hệ ngoại giao quốc tế. Các chính sách của ông mang lại hiệu quả đặc biệt trong việc giảm nghèo vùng nông thôn và thiết lập được một nền y tế mà mọi người đều có thể chi trả. Ông trở thành “kẻ thù” của giới giàu có ở Bangkok và các vùng thành thị. Ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và bị cáo buộc tham nhũng, lạm dụng quyền lực gây thất thoát ngân khố nhà nước. Trong lúc ông Thaksin tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York Mỹ, Tòa án Tối cao Thái Lan ra lệnh bắt và truy nã ông. Sau đó, tòa đã mở phiên xét xử ông vắng mặt và tuyên án ông vì tội tham nhũng. Trong tình thế đó, ông Thaksin buộc phải sống lưu vong, không thể về nước.

Trong hơn 15 năm sống lưu vong, ông Thaksin luôn hướng về đất nước, đã vài lần dự định về nước, nhất là trong giai đoạn em gái ông, bà Yingluck Shinawatra làm thủ tướng (2011-2014), khi đó đảng Pheu Thai thắng cử lên nắm quyền. Năm 2014, quân đội lại làm đảo chính, mở ra thời kỳ lãnh đạo liên tục 9 năm của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và các đảng phái thân quân đội. Đến lượt em gái ông cũng bị truy tố vì chương trình trợ giá gạo cho người nghèo và phải sống lưu vong như ông.

Năm 2023 đánh dấu sự trở lại của gia đình Shinawatra, với sự xuất hiện của con gái ông, bà Paetongtarn Shinawatra, một ngôi sao trẻ đang lên của đảng Pheu Thai. Cùng lúc đó là sự vùng lên mạnh mẽ của đảng chủ trương cải cách Move Forward làm cho chính trường Thái Lan sôi động trở lại.

Thời điểm ông Thaksin trở về nước trùng hợp với việc đảng Pheu Thai lên nắm quyền, đã có nhiều lời đồn đoán về những động thái thỏa hiệp sâu bên trong các thỏa thuận chính trị của đảng này với quân đội và tòa án nhằm giảm nhẹ án phạt dành cho ông. Tuy nhiên, bà Paetongtarn đã bác bỏ những lời đồn, cho rằng ông Thaksin trở về nước sau bao lần mong ước chỉ nhằm có cơ hội ở cùng các con cháu khi tuổi ông đã cao.

An Châu (Tổng hợp)

Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa có chỉ đạo các ban quản lý dự án phối hợp với các nhà đầu tư và các đơn vị liên quan trong việc tiếp quản các trạm tạm trước đây và bổ sung các trạm tạm mới để phục vụ người dân và phương tiện trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến và ông Simon Spoerri, Phó Tư lệnh Cảnh sát Liên bang Thụy Sĩ đánh giá, kết quả hợp tác giữa lực lượng Cảnh sát hai nước thời gian qua đã giúp đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân của mỗi quốc gia, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của hai nước.

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 22/1, tại Hà Nội, Đoàn Tổng Giáo phận Hà Nội do Tổng Giám mục Vũ Văn Thiên làm Trưởng đoàn; Đoàn Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, Uỷ viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự làm Trưởng đoàn và Đoàn Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) do Mục sư Nguyễn Hữu Mạc, Phó Hội trưởng thứ nhất làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng hoa, chúc mừng năm mới lực lượng CAND.

Ngày 22/1, một lãnh đạo Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phối hợp cùng một số đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh và Cục An ninh mạng phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an triệt phá nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân.

Chiều 22/1, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Trần Đình Nghĩa (Trưởng phòng CSGT Công an TP Hà Nội), Đội Cảnh sát đường thủy số 1 đã phối hợp với Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên đường thủy nội địa (Cục CSGT) và Công an huyện Mê Linh (Hà Nội) tạm giữ 6 đối tượng, 2 phương tiện thuỷ khai thác cát trái phép quy mô lớn trên sông Hồng.

Cách đây hơn 3 tháng, khi cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng, nhiều tỉnh, thành phố thiệt hại nặng nề cả người lẫn tài sản. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái”, Báo CAND đã phát động chương trình ủng hộ bà con vùng bão lũ. Trong số các nhà hảo tâm có vợ chồng ông bà Phạm Văn Thủy - La Tú Phiên, Tổng Giám đốc Công ty Sunrise (Mỹ) đã dành số tiền1 tỷ đồng gửi gắm Quỹ Xã hội - Từ thiện (XHTT) Báo CAND để ủng hộ bà con.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.