Thái Lan: Sự trở lại của gia đình nhà Shinawatra

08:50 21/08/2024

Cô con gái út nhà Shinawatra đã trở thành thủ tướng trẻ nhất lịch sử Thái Lan sau khi được Quốc hội Thái Lan bầu chọn làm người kế nhiệm ông Srettha Thavisin vào ngày 16/8/2024, kết thúc một chuỗi biến động chóng vánh trên chính trường Thái Lan.

Hai xôi nhồi một chõ

Tân Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra được Quốc hội bầu  chọn vì đảng Pheu Thai của bà đã giành được quyền thành lập chính phủ sau khi đảng cầm quyền Move Forward bị giải tán và ông Srettha Thavisin, người tiền nhiệm của bà, bị mất chức do sai lầm nghiêm trọng trong việc bổ nhiệm thành viên nội các. Người ta gọi đây là vụ việc “hai xôi nhồi một chõ”.

Tân Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra.

Đầu tiên là việc Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra lệnh giải tán đảng Move Forward, đảng lớn nhất nước, và cấm các nhà lãnh đạo của đảng này tham gia chính trường trong 10 năm vì “lời hứa cải cách luật nghiêm khắc về tội khi quân” của đảng này trong cuộc bầu cử. Move Forward là đảng ủng hộ cải cách trẻ trung, đã giành được nhiều phiếu bầu nhất trong cuộc bầu cử năm 2023 sau khi cam kết thực hiện những thay đổi lớn đối với hệ thống chính trị của đất nước, bao gồm lời hứa sửa đổi luật trừng phạt những người chỉ trích chế độ quân chủ bằng mức án tù lên tới 15 năm cho một tội danh duy nhất. Tuy nhiên, đảng và lãnh đạo của đảng đã bị những người phản đối theo chủ nghĩa quân chủ quân phiệt ngăn cản không cho nắm quyền và kể từ đó đã phải đối mặt với các vụ kiện tụng. Tháng 1/2024, cũng tòa án này đã ra phán quyết rằng “lời cam kết cải cách luật chống lăng mạ hoàng gia là bất hợp pháp và phải chấm dứt những nỗ lực như vậy”.

Ông Srettha Thavisin.

Tiền thân của đảng Move Forward là đảng Future Forward cũng đã bị giải tán theo phán quyết của tòa án vào năm 2020 vì vi phạm các quy tắc tài trợ bầu cử, trong một vụ án mà những người ủng hộ cho rằng có động cơ chính trị. Phán quyết này đã kích hoạt các cuộc biểu tình do thanh niên lãnh đạo, kêu gọi thay đổi để đất nước dân chủ hơn và phá vỡ điều cấm kỵ lâu đời bằng cách kêu gọi cải cách hoàng gia. Ít nhất 272 người đã bị buộc tội vi phạm “luật khi quân” kể từ đó. Tháng 5/2024, nhà hoạt động chính trị Netiporn Sanae-sangkhom, 28 tuổi, bị buộc tội theo luật này và đã chết trong thời gian bị giam giữ trước khi xét xử sau khi tuyệt thực 65 ngày để kêu gọi chấm dứt việc giam giữ những người bất đồng chính kiến.

Trước đó, vào tháng 12/2023, một nghị sĩ 29 tuổi tên là Rukchanok Srinork cũng đã bị kết án 6 năm tù vì chỉ trích việc giao hợp đồng sản xuất vaccine COVID-19 cho một công ty thuộc sở hữu của Quốc vương Maha Vajiralongkorn. Theo Điều 112, Bộ luật Hình sự Thái Lan, chỉ trích chế độ quân chủ có thể bị phạt tù từ 3 đến 15 năm. Đây là một trong những luật khi quân nghiêm khắc nhất trên thế giới.

Ngày 9/8, 2 ngày sau khi bị giải tán, đảng Move Forward đã được “tái sinh” thành một đảng mới có tên gọi là đảng Nhân dân (People’s Party), với lãnh đạo mới là Natthaphong   Ruengpanyawut, 37 tuổi. Toàn bộ 143 nghị sĩ thuộc đảng Move Forward đều tham gia đảng mới. Tuy nhiên, đảng Nhân dân vẫn chưa chính thức giành quyền thành lập chính phủ và quyền đó đã được trao cho đảng Pheu Thai do bà Paetongtarn, con gái ông Thaksin Shinawatra, làm lãnh đạo.

Sự kiện thứ hai chính là việc ông Thavisin bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan bãi nhiệm vì đưa một người có tiền án vào nội các. Ông Thavisin phủ nhận hành vi sai trái khi bổ nhiệm luật sư nội các Pichit Chuenban, người đã bị giam giữ một thời gian ngắn vì tội coi thường tòa án vào năm 2008 trong cáo buộc cố gắng hối lộ nhân viên tòa án. Tuy nhiên, văn bản của tòa án ghi rằng ông Thavisin đã “biết rõ nhưng vẫn bổ nhiệm người không đủ tư cách đạo đức”. Với việc ông Thavisin mất chức, cơ hội đã mở ra cho nhà Sninawatra, khi đảng Pheu Thai được đề nghị thành lập chính phủ.

Cô con gái út nhà Shinawatra

Năm nay mới 37 tuổi, Paetongtarn trở thành thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Thái Lan. Bà là con út trong 3 người con của ông Thaksin Shinawatra và bà Potjaman Damapong, là thành viên thứ tư của gia đình trở thành Thủ tướng Thái Lan. Paetongtarn lớn lên ở Bangkok, theo học các trường tư thục ở trung tâm thành phố. Bà tiếp xúc với chính trị từ khi còn nhỏ và thường đi theo cha mình khi ông làm Bộ trưởng Ngoại giao.

Ông Thaksin Shinawatra.

Đảng Pheu Thai của gia đình Shinawatra đứng thứ hai trong cuộc bầu cử năm 2023 sau đảng Move Forward. Để giành được quyền lực, Pheu Thai đã thực hiện một thỏa thuận gây tranh cãi với những kẻ thù cũ của họ trong cơ quan quân sự bảo hoàng. Thỏa thuận này cho phép ông Thaksin trở về nhà sau 15 năm lưu vong và đẩy đảng Move Forward vào thế đối lập. Nhưng, nhiều cử tri coi đó là sự phản bội sâu sắc. Pheu Thai đã bắt tay với các đảng có liên hệ với những người mà mình chồng đối, bao gồm cả những nhân vật đã hạ bệ bà Yingluck Shinawatra, em gái của ông Thaksin, vào năm 2014.

Em rể của ông Thaksin - Somchai Wongsawat từng làm thủ tướng một thời gian ngắn trong năm 2008, và em gái ông là bà Yingluck Shinawatra làm thủ tướng từ năm 2011 đến năm 2014. Cả hai đều bị buộc thôi chức theo phán quyết của tòa án. Tại một cuộc tập hợp cử tri hồi tháng 4/2023 ở Nonthaburi, phía Bắc Bangkok, Paetongtarn, còn gọi là Ung Ing, tuyên bố với đám đông: “Chúng tôi sẽ giúp mang lại nền dân chủ, mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân và mang lại sự giàu có cho đất nước”.

Attachak Sattayanurak thuộc Khoa Lịch sử của Đại học Chiang Mai cho biết: “Ngày xưa, chúng tôi có một câu nói phổ biến - mọi người sẽ nói rằng họ bán ruộng để lấy thuốc. Các chính sách của ông Thaksin cho phép người dân ở các vùng nông thôn có cơ hội thăng tiến và họ tham gia nhiều hơn vào chính trị. Ông ấy đã biến người Thái thành công dân Thái”. Nhưng, đối với những người bảo thủ theo chủ nghĩa bảo hoàng, Thaksin là một doanh nhân tham nhũng, kẻ đã khai thác đất nước phục vụ lợi ích của mình và sự nổi tiếng của ông là mối đe dọa đối với chế độ quân chủ của đất nước.

Vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năm 2006, Paetongtarn đang theo học tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, một trường đại học ưu tú, bảo thủ. Một trong những người bạn đại học cũ của bà cho biết, trong nhóm khoảng 200 sinh viên khoa học chính trị cùng năm với Paetongtarn, chỉ có 10 người đồng cảm với ông Thaksin. Trong lớp, các giáo sư đã không giấu giếm sự ghét bỏ của họ đối với cha cô. Trong khuôn viên trường, sinh viên treo những áp phích hình gương mặt ông Thaksin bị gạch chéo; bạn bè của Paetongtarn đã phải lái cô đi theo hướng khác để không phải đi ngang qua những tấm hình đó.

Vào ngày 19/9 năm đó, mẹ của Paetongtarn gọi điện thông báo rằng xe tăng đang ở trên đường phố. Cô không thể về nhà mà nên lái xe thẳng đến một ngôi nhà an toàn; cha cô, người đang ở nước ngoài tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc, đã bị lật đổ. Paetongtarn đã rất sợ hãi. 8 năm sau, người cô Yingluck của bà bị cách chức theo phán quyết của tòa án và quân đội lại lên nắm quyền.

Napon Jatusripitak, một thành viên khách mời tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cho biết những ký ức như vậy đã “nung nấu quyết tâm giành lấy quyền lực của bà ấy, cho dù đó là vì Pheu Thai, những người ủng hộ đảng này, cho chính bà ấy hay cho cha bà ấy”.

Sau khi tốt nghiệp, Paetongtarn học quản lý khách sạn tại Đại học Surrey ở Guildford, Anh và sau đó trở về Thái Lan làm việc trong đế chế kinh doanh của gia đình. Năm 2021, bà được bổ nhiệm làm cố vấn trưởng cho Pheu Thai và năm nay được chọn là một trong 3 ứng cử viên thủ tướng của đảng này.

Paetongtarn và đảng của bà đã thể hiện tốt trong các cuộc thăm dò cử tri và trong một cuộc họp báo được tổ chức vài ngày sau khi sinh con hồi đầu tháng 5/2024. Bà đã được thăng chức nhờ cái tên Shinawatra, cái tên đã tỏ ra bất khả chiến bại trong cuộc bỏ phiếu và đã đưa ra các chính sách như tăng mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, bà phải đối mặt với câu hỏi liệu bà có đủ kinh nghiệm chính trị để điều hành đất nước hay không.

Bà Paetongtarn phải đối mặt với những thách thức khác. Hệ thống chính trị Thái Lan được thiết lập sau cuộc đảo chính năm 2014 thiên về các ứng cử viên có quan hệ với quân đội. 250 thượng nghị sĩ của Thái Lan do quân đội bổ nhiệm đều có tiếng nói trong việc lựa chọn thủ tướng.

Hướng đến tương lai

Ngày 18/8/2024, Thư ký Hạ viện Apat Sukkhanand đã đọc văn bản phê chuẩn của Quốc vương Thái Lan tại buổi lễ được tổ chức tại trụ sở một đài truyền hình ở Bangkok, khi tân Thủ tướng Thái Lan mặc quân phục quỳ trước ảnh chân dung nhà vua để tỏ lòng kính trọng. Cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra cũng có mặt trong buổi lễ. "Với tư cách là người đứng đầu nhánh hành pháp, tôi sẽ hết lòng thực thi nhiệm vụ, lắng nghe mọi ý kiến để có thể cùng nhau giúp quốc gia phát triển ổn định” - bà Paetongtarn phát biểu tại buổi lễ. Bà Paetongtarn trở thành thành viên thứ tư trong gia đình Shinawatra làm Thủ tướng Thái Lan, sau cha bà, ông Thaksin, người cô Yingluck và người dượng.

Bà Paetongtarn kế nhiệm chức thủ tướng vào thời điểm khó khăn đối với nền kinh tế Thái Lan mà người tiền nhiệm của bà đã phải vật lộn để khởi động. Chính phủ ước tính tăng trưởng chỉ 2,7% cho năm 2024, tụt hậu so với các nước trong khu vực, trong khi Thái Lan là thị trường hoạt động kém nhất châu Á trong năm nay với chỉ số chứng khoán chính giảm khoảng 17% tính đến thời điểm hiện tại.

Bà Paetongtarn chưa bao giờ phục vụ trong chính phủ, sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là duy trì một liên minh không có khả năng xảy ra như vậy và cố gắng xây dựng lại hình ảnh của đảng. Bà sẽ cần phải điều hướng một cuộc đấu tranh giành quyền lực đã kéo dài hàng thập kỷ - một cuộc đấu tranh đã chứng kiến vô số chính trị gia bị cấm, các đảng bị giải tán và 2 cuộc đảo chính quân sự kể từ năm 2006.

Bà Paetongtarn cũng phải tìm mọi cách đáp ứng các yêu cầu của thế hệ trẻ. Vào năm 2020, những người trẻ đã xuống đường yêu cầu cải cách chế độ quân chủ của đất nước và luật về tội khi quân nghiêm khắc của quốc gia này - một chủ đề mà cô ấy đã cẩn thận xem xét. Đảng đối lập Move Forward là đảng duy nhất đã giải quyết vấn đề này. Rồi, nhiều người đã đổ xô đến ủng hộ đảng Move Forward. Đảng này đã thu hút một lượng lớn cử tri trẻ tuổi tham gia các cuộc mít-tinh, bao gồm một sự kiện gần đây ở Chiang Mai.

Panuwat Panduprasert, trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Chiang Mai, cho biết Pheu Thai đã nỗ lực thu hút các cử tri trẻ tuổi bằng cách nói về quyền bình đẳng của người đồng tính và hứa hẹn chấm dứt nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Khi được hỏi liệu bà có ủng hộ cải cách luật khi quân nghiêm khắc khét tiếng của Thái Lan hay không, bà Paetongtarn cho biết điều này nên được thảo luận tại quốc hội.

Trương Hùng (Tổng hợp)

Mỗi quốc gia đều có những chế tài xử phạt khác nhau đối với người vi phạm giao thông, đặc biệt là đối với hành vi không tuân thủ tín hiệu đèn chỉ dẫn. Tại Đông Nam Á, nhằm nâng cao tính răn đe, các mức phạt với hành vi vi phạm lặp lại có thể được tính lũy tiến hoặc thậm chí ngồi tù.

Cảnh sát trưởng Las Vegas Kevin McMahill ngày 2/1 thông tin, lực lượng chức năng đã phát hiện một tổ hợp gồm pháo hoa, bình xăng và nhiên liệu cắm trại trong thùng xe Tesla Cybertruck phát nổ trước cửa khách sạn Trump International, đồng thời ra một tuyên bố về chiếc xe này. 

Chiều  2/1, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng đại diện chỉ huy một số phòng chức năng Công an TP đã đến Bệnh viện E thăm hỏi, động viên Thiếu tá Nguyễn Anh Tuấn, cán bộ Tổ công tác Y19B-141H, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội bị thương trong khi làm nhiệm vụ.

Ngày 2/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lê Sỹ Mạnh để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi gây rối trật tự công cộng.

Lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam đã thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với phạm nhân, trại viên, học sinh, nhất là đã triển khai phương án kịp thời, đảm bảo an toàn cho các phạm nhân trong cơn bão số 3, trong đó có 1 cán bộ hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ nhằm bảo vệ tính mạng cho phạm nhân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文