Trước thềm bầu cử Tổng thống Pháp: Danh sách các ứng viên

21:35 20/10/2021

Còn 6 tháng nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, đảng trung hữu Les Républicains đang cố hết sức tìm kiếm một ứng cử viên phù hợp để tranh đua cùng các đối thủ.

6 tháng trong cuộc đua giữa đương kim Tổng thống Emmanuel Macron cùng các ứng cử viên tiềm năng đến từ các đảng phái trung hữu và cực hữu. Đó là bà Marine Le Pen của đảng cực hữu Rassemblement National (Tập hợp quốc gia), nhà báo nổi tiếng cực hữu Éric Zemmour và ông Xavier Bertrand của đảng trung hữu Les Républicains.

Trong cuộc đua này, Tổng thống Macron được xem là có tư tưởng trung dung và hiện vẫn đang là một thế lực chính trị rất mạnh so với các đối thủ, dù thời gian qua ông đã trải qua một số vấn đề khiến uy tín sụt giảm trong lòng cử tri. Còn bà Marine Le Pen vốn quá quen thuộc với nền chính trị Pháp suốt nhiều năm qua và kỳ bầu cử nào người ta cũng thấy gương mặt bà xuất hiện dày đặc trên các diễn đàn của truyền thông Pháp lẫn quốc tế.

Ứng cử viên Xavier Bertrand của đảng Les Républicains.

Đương kim Tổng thống Macron là một trường hợp đặc biệt của chính trị Pháp. Ông từng là một hiện tượng, một nhân tố mới hoàn toàn trên chính trường Pháp. Ông từ thành viên đảng Xã hội tách ra hoạt động chính trị độc lập với đường lối chính trị không theo phe nào, cả tả và hữu, tự xem mình là người “đứng giữa”.

Chính vì thế, ông tạo được sự thu hút mạnh mẽ đối với cử tri Pháp. Sau khi thành lập đảng En Marche! vào năm 2016, ông Macron tiếp tục thăng tiến mạnh hơn và giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử tháng 5-2017, trở thành tổng thống trẻ nhất của nước Pháp. Chiến thắng của ông Macron năm đó đã phá bỏ truyền thống luân phiên lãnh đạo của 2 đảng Les Républicains và Xã hội (PS).

5 năm sau, người ta những tưởng PS đã tìm được người kế tục xứng đáng cho các bậc tiền bối với phát hiện mới là Thị trưởng Paris Anne Hidalgo. Tuy nhiên, tình hình hiện nay của bà Hidalgo hoàn toàn không khiến bất kỳ ai ủng hộ đảng PS yên tâm. Bà liên tục bị cả ông Macron và bà Marine Le Pen dẫn điểm khá sâu. Đó là chưa kể thế lực đang lớn mạnh của ông “Trump của nước Pháp” (Éric Zemmour - vốn là một nhà báo).

Trong khi đó, với việc ông Xavier Bertrand quyết định ra ứng cử, đảng Les Républicains tạm yên tâm khi phải chịu sức ép chính trị lớn từ cả hai phía ông Macron và bà Marine Le Pen. Ứng cử viên hiện tại của đảng này là bà Valérie Pécresse và ông Michel Barnier, nhà đàm phán Brexit của EU, đều không đủ sức gây ấn tượng trong cử tri Pháp để có thể tạo nên một kết quả nào đó trước ông Macron và bà Marine Le Pen.

Đảng Les Républicains trong thời gian gần đây có vẻ như đang đánh mất đi sức mạnh và bản sắc vốn có của mình, với tư cách là “hậu duệ” của tướng Charles De Gaulle, người sáng lập ra nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp. Đảng này gần đây thường bị công kích là đã làm phai nhạt ý tưởng của tướng De Gaulle và ngày càng trở thành đảng “socola”, hay “bông tuyết của nước Pháp”, ám chỉ một sự thiếu chất cứng rắn vốn có của đảng này.

Hiện tại, đảng Les Républicains lại đang phải vật lộn để hàn gắn chia rẽ nội bộ nhằm hướng đến các cuộc bầu cử trong năm tới (vòng 1 bầu cử tổng thống là tháng 4-2022, vòng 2 vào tháng 5-2022). Vì thế mà cuộc bỏ phiếu sơ bộ để chọn ứng cử viên chính thức tham gia cuộc đua vào Điện Élysée đã phải dời lại đến tháng 12-2021. Từ đó, ứng cử viên của đảng này chỉ có thời gian 4 tháng để chuẩn bị cho cuộc đấu với các đối thủ mạnh lại có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.

Người được xem là “nhân tố mới” thật sự trong cuộc tranh đua lần này có lẽ là nhà báo cực hữu Éric Zemmour. Ông này được dư luận Pháp đặt cho biệt danh là “Trump của nước Pháp”, hiện đang là “ông trùm” trên sóng phát thanh - truyền hình. Ông là một chuyên gia truyền hình gây nhiều dư luận trái chiều ở Pháp, luôn truyền bá quan điểm cá nhân mình về các vấn đề nổi bật của xã hội như: người nhập cư, bản sắc dân tộc, Hồi giáo và cấm những cái tên “không phải tiếng Pháp”.

Chính quan điểm mạnh mẽ và “phá bĩnh” kiểu “Trump” đã giúp ông Zemmour trở thành thế lực có thể cạnh tranh sòng phẳng với bà Marine Le Pen ở pjhía cực hữu. Các cuộc thăm dò cho thấy nếu ra tranh cử ngay lúc này, ông Zemmour có khả năng thay thế bà Marine Le Pen để đối đầu với ông Macron trong vòng đấu thứ hai.

Chính trường Pháp hiện có đến 40 ứng cử viên tiềm năng nhưng từ đây cho đến tháng 4-2022 khả năng sẽ còn lại không mấy người đủ sức tham gia vào cuộc đua. Những cuộc tranh luận sơ bộ trước khi cuộc đua chính thức bắt đầu trong vài tuần gân đây đều tập trung vào các vấn đề mà giới chính trị cực hữu quan tâm. Tranh luận chủ yếu khơi mào bởi các tuyên bố cực đoan mang tính khiêu khích kiểu ông Trump của nhà báo Zemmour, chẳng hạn như việc xem Hồi giáo và người nhập cư đang “hủy hoại nước Pháp”.

Hay như việc ông lên tiếng bênh vực chế độ Vichy của Pháp từng hợp tác với Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới II, rồi việc ông công khai công kích những người vận động nữ quyền, người da đen, người đồng giới, người Arab,... cũng đã khơi dậy những lo ngại về tương lai bất ổn cho nước Pháp.

Mức độ tuyên truyền đến bão hòa các phát biểu của ông Zemmour được xem là chưa từng có tiền lệ và đang gây ra một số phản ứng trái chiều. Romain Herreros, một phóng viên chính trị của Báo Huffington Post (Mỹ), cho rằng mục tiêu của ông Zemmour là muốn hủy diệt đảng Les Républicains và đảng Rassemblement National của bà Marine Le Pen bằng cách tự giới thiệu mình là “nhân vật thần thoại” tạo cầu nối chính trị giữa cực hữu và trung dung và ngăn chặn sự “suy tàn quốc gia” mà ông liên tục đưa ra để chỉ trích đảng Les Républicains.

Nhưng, trong cuộc đua cũng còn đó những ứng cử viên khác có khả năng chia lá phiếu của ông Macron, bà Marine Le Pen hay ông Zemmour, như Yannick Jadot của đảng Europe Écologie Les Verts (Châu Âu Sinh thái/Xanh) và ứng cử viênt cực tả Jean-Luc Mélenchon của đảng La France Insoumise.

An Châu (Tổng hợp)

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) đã cận kề. Góp phần vào thành công của lễ kỷ niệm là 11 khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND (9 khối đi và 2 khối đứng). Để thực hiện nhiệm vụ này, lãnh đạo Bộ Công an giao Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) tổ chức tuyển chọn hơn 1.300 CBCS tham gia luyện tập, trong đó đoàn viên, thanh niên các học viện, trường CAND là nòng cốt, phối hợp Công an một số đơn vị, địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文